Ví dụ mục đích giáo dục so sánh năm 2024

Phát triển kiến thức, lý luận, nguyên tắc và quy luật về giáo dục nói chung và về mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội

Hiểu biết và hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề có liên quan đến hợp tác giáo dục.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giáo dục so sánh - Bài 2: Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của Giáo dục so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

Mục đích giáo dục là phạm trù cơ của Giáo dục học. Với tầm quan trọng của nó, vấn đề xác định mục đích giáo dục đã được đặt ra từ rất xa xưa trong lịch sử nhân loại.

Theo nghĩa thông thường mục đích giáo dục là cái đích cần đạt được của quá trình giáo dục. Việc thiết kế mục đích giáo dục được đặt ra khi Nhà nước tổ chức một hệ thống giáo dục và khi nhà trường tiến hành các hoạt động giáo dục.

Mục đích giáo dục là mô hình lí tưởng về sản phẩm giáo dục, là phạm trù có tính chất định hướng lâu dài của nền giáo dục quốc gia. Mục đích giáo dục được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu hiện tại và cả những yêu cầu dự kiến trong tương lai của xã hội đối với việc đào tạo thế hệ trẻ - nguồn nhân lực của xã hội. Để đạt được mục đích giáo dục phải huy động mọi nguồn lực của xã hội, phải có sự phấn đấu lâu dài của gia đình, nhà trường, xã hội.

Về bản chất, mục đích giáo dục là mô hình dự kiến của sản phẩm giáo dục. Mô hình này là điểm xuất phát của quá trình giáo dục, là thành tố quan trọng, định hướng cho quá trình giáo dục, đồng thời là cơ sở để xác định chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

Là luận điểm xuất phát của quá trình giáo dục, bởi vì xác định mục đích giáo dục về thực chất là xác định tính chất và phương hướng lâu dài của một nền giáo dục, là xác định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục đích giáo dục trở thành tư tưởng chỉ đạo hệ thống giáo dục quốc dân và cũng từ đó đặt ra vấn đề đầu tư, khai thác các nguồn lực để thực hiện quá trình giáo dục.

Là thành tố quan trọng định hướng cho quá trình giáo dục, mục đích giáo dục quy định việc lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, xác định các điều kiện để thực hiện quá trình giáo dục. Căn cứ vào mục đích giáo dục, nhà trường tiến hành các hoạt động giáo dục.

Là cơ sở để xác định chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục bởi vì mục đích giáo dục chính là mô hình dự kiến chất lượng sản phẩm giáo dục. Về bản chất thì chất lượng giáo dục là mức độ đạt được của sản phẩm giáo dục so với mục đích giáo dục đã đề ra. Căn cứ vào mục đích giáo dục, nhà trường đánh giá sản phẩm giáo dục của mình đã đạt được ở mức độ nào, để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

  1. Đặc điểm của mục đích giáo dục

Trong điều kiện xã hội hiện đại kinh tế, khoa học, công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng, xu thế toàn cầu hóa đã trở thành hiện thực, giáo dục ở thế kỷ XXI đặt ra nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết, chúng có liên quan trực tiếp đến việc xác định mục đích giáo dục của mỗi quốc gia.

P/s: Những từ trong ngoặc (...) là phân tích để các bạn thuyết trình tham khảo. Những phần trong ngoặc đơn này không xuất hiện trên powerpoint.

4.1: Mục tiêu giáo dục

  • Khái niệm: (Để hiểu rõ mục tiêu của giáo dục, trước hết ta nên hiểu mục tiêu là gì?)
  • Mục tiêu được hiểu là sự cụ thể hóa của mục đích, hình dung mục đích theo các giai đoạn, cấp độ, phạm vi, mức độ nhất định với kết quả cụ thể.

( phân tích : Mục tiêu về số lượng là dự kiến số lượng sản phẩm sẽ đạt được. Ví dụ như số lượng học sinh vào học, lên lớp, ra trường; số lượng giáo viên đạt chuẩn, vượt chuẩn; số lượng trường học (mầm non, phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học)... ; MT về chất lượng là dự kiến sẽ đạt được các yêu cầu của chất lượng sản phẩm. Ví dụ như chất lượng tuyển sinh, chất lượng về học lực và hạnh kiểm, chất lượng tốt nghiệp; Trường chất lượng cao, đào tạo nhân tài và người lao động chất lượng cao...)

  • Vậy mục tiêu giáo dục là như thế nào?  Mục tiêu giáo dục là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội dung của quá trình giáo dục phải đạt được sau một hoạt động giáo dục. ( phân tích :chỉ tiêu đầu ra của trường THPT A là 500 học sinh, thì nhà trường, thầy cô trực tiếp giảng dạy sẽ lấy đây là mục tiêu, là kết quả

cuối cùng sau quá trình giảng dạy của mình. Ngoài mục tiêu về số lượng, thầy cô cũng sẽ chú trọng hơn trong mục tiêu giúp học sinh phát triển và hình thành nhân cách tốt.)

 Mối quan hệ của mục tiêu và mục đích giáo dục

  • Mục đích, mục tiêu giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là mối quan hệ gắn bó, hữu cơ giữa cái tòan thể và cái bộ phận, giữa cái chung và cái riêng.
  • Mục tiêu giáo dục là thành phần, bộ phận cấu thành của mục đích giáo dục. Việc xác định và thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục là góp phần thực hiện mục đích giáo dục tổng thể. ( Phân tích: Mục tiêu giáo dục là thành phần, bộ phận cấu thành mục đích giáo

dục. Quan hệ giữa mục đích, mục tiêu giáo dục là quan hệ giữa mong đợi lí tưởng và khả năng hiện thực giữa các yêu cầu tổng thể và yêu cầu bộ phận của quá trinhg giáo dục. )

  • Việc xác định đúng đắn mục đích, mục tiêu giáo dục có tác dụng kích thích tích tích cực hoạt động của con người, tạo động lực cho họat động giáo dục. ( Phân tích : Việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục thường hay quan tâm đến nhu cầu của cuộc sống, của cá nhân do đó nó có sức hấp dẫn, tạo ra nhu cầu, động cơ cho hoạt động của người học và cả người dạy. Vì vậy cần hướng dẫn, tư vấn cho người học xác định và lựa chọn mục tiêu giáo dục.)

4 Mục đích của giáo dục Việt Nam:

4.2: Những căn cứ để xây dựng mục đích giáo dục:

( Câu mở đầu cho phần này khi thuyết trình: Từ những phân tích trên về mục

đích và mục tiêu giáo dục, ta thấy mục đích giáo dục phản ánh những đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia.)

@ Mục đích giáo dục Việt Nam được xây dựng dựa trên những căn cứ:

  • Chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ quốc gia, những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực ( phân tích: nhà nước đề ra những chính sách giáo dục trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm tạo ra những người tài, nguồn nhân lực trình độ cao, phục vụ cho đất nước phát triển kinh tế)

Những điều kiện, tiềm năng kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ cụ thể của đất nước hiện nay ( phân tích: Phải tùy vào tình hình thực tế và phải đánh giá, xác định đúng những yếu tố hiện có trong nước, những công trình khoa học cụ thể để xác định mục đích và mục tiêu rõ ràng: chúng ta sẽ duy trì và phát triển như thế nào.....)