Ví dụ thị trường liên quan trong trường hợp đặc biệt

Thị trường liên quan dưới con mắt của của các nhà kinh tế là nơi người mua và người bán thực hiện giao dịch trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nhưng trong lĩnh vực cạnh tranh thì thuật ngữ “thị trường liên quan” được sử dụng và có ý nghĩa khác đặc biệt là ý nghĩa trong việc điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh mà Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh.

Vậy, thế nào là thị trường liên quan? Các xác định thị trường liên quan như thế nào?

Ví dụ thị trường liên quan trong trường hợp đặc biệt

1. Thị trường liên quan là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 thì thị trường liên quan được định nghĩa như sau:

“Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận”

Như vậy, có thể hiểu thị trường liên quan chính là tập họp tất cả các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế cho nhau trong khu vực địa lí riêng biệt nhất định.

2. Xác định thị trường liên quan

Theo Điều 9 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:

Điều 9. Xác định thị trường liên quan

1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”

Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

a. Xác định thị trường sản phẩm liên quan

Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể.

– Theo đó, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

– Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như sau:

+ Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;

+ Thành phần của hàng hóa, dịch vụ;

+ Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa;

+ Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;

+ Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;

+ Khả năng hấp thu của người sử dụng;

+ Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

– Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.

– Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố quy định tại khoản 5 hoặc thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 6 Điều này.

– Trường hợp việc xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này chưa đủ để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét thêm một hoặc một số yếu tố như sau:

+ Tỷ lệ thay đổi về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một loại hàng hóa, dịch vụ khác;

+ Chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng chuyển sang mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ khác;

+ Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;

+ Tập quán tiêu dùng;

+ Các quy định pháp luật tác động đến khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ;

+ Khả năng phân biệt về mức giá mua, bán đối với các nhóm khách hàng khác nhau;

+ Khả năng thay thế về cung của một loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

– Khi cần thiết, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp như sau:

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu có ít nhất 35% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.

Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng trong khu vực địa lý đó.với các khu vực địa lý lân cận.

b. Xác định thị trường địa lý liên quan

Thứ nhất, về ranh giới của khu vực địa lý liên quan. Được xác định bởi căn cứ sau:

– Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;

– Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý trên để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;

– Chi phí và thời gian vận chuyển trong khu vực địa lý có các hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận;

– Rào cản gia nhập thị trường.

Thứ hai, xác định khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:

– Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%;

– Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường.

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP về xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt như sau:

– Thị trường sản phẩm liên quan trọng trường hợp đặc biệt có thể được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán tiêu dùng hoặc phương thức giao dịch đặc thù, bao gồm các phương thức có sử dụng công nghệ thông tin.

– Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể xem xét thêm thị trường của các hàng hóa, dịch vụ bổ trợ cho sản phẩm liên quan.

– Sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan là các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhằm nâng cao tính năng, hiệu quả hoặc cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm liên quan. Theo đó, khi giá của sản phẩm bổ trợ tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng

3. Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan

– Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

– Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.

Việc phân chia thị trường liên quan thành thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan không có nghĩa có hai thị trường riêng biệt. Ngược lại, đây là hai khía cạnh của một thị trường liên quan. Việc xác định thị trường liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh.

  • Thứ nhất, Xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh.
    Theo các quy định ….. thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện đó hay không; xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp/Nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh té cần phải thông báo cho Cục quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành.
  • Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trọng để xác định hai doanh nghiệp phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các doanh nghiệp chỉ có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan.
    Thứ ba, Xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra.

Như vậy, qua bài việt này có thể phần nào giúp người đọc hiểu được về thị trường cạnh trang. Tuy nhiên, về pháp luật cạnh tranh còn rất nhiều vấn đề khác để đề cập đến và sẽ được cập nhật trong các bài viết sau. Hiểu được pháp luật cạnh tranh là 01 lợi thế cho Doanh nghiệp và những người kinh doanh khác. Liên hệ để được tư vấn cụ thể theo thông tin sau.

Ví dụ thị trường liên quan trong trường hợp đặc biệt

Liên hệ – LegalTech