Ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật

Ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật

Pháp luật là một quy tắc ứng xử đặc biệt do nhà nước xây dựng hoặc thông qua. Được bảo đảm bởi lực lượng cưỡng chế của nhà nước và có tính ràng buộc phổ biến đối với mọi thành viên trong xã hội.

1, Bản chất của Pháp luật

Bản chất của pháp luật là hiện thân ý chí của giai cấp thống trị. Bản chất của pháp luật là hiện thân ý chí và lợi ích của nhân dân.

Pháp luật là một quy tắc xã hội đặc biệt:

(1), Vi phạm pháp luật sẽ bị bắt buộc cải chính theo pháp luật

(2), Pháp luật là chuẩn mực thấp nhất trong số các quy tắc khác nhau

(3), Hành vi trái pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý tương ứng

2, Đặc trưng của Pháp luật

Pháp luật là quy tắc xã hội mang tính cưỡng chế quốc gia. Đây là biểu hiện của tính đặc thù pháp luật. Cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa pháp luật với các quy tắc ứng xử công vụ khác. Đồng thời cũng là đặc điểm quan trọng nhất.

(1), Pháp luật là những quy tắc xã hội do nhà nước xây dựng và thông qua.

(2), Pháp luật được bảo đảm thi hành bởi lực lượng cưỡng chế của nhà nước. (Đặc trưng quang trọng nhất)

(3), Pháp luật có giá trị ràng buộc chung đối với mọi thành viên trong xã hội.

(Lưu ý: Khi pháp luật chế tài hoặc trừng phạt một người nào đó. Nếu nhấn mạnh thân phận và địa vị của người đó. Chủ yếu là để chỉ đặc trưng ràng buộc chung của pháp luật đối với mọi thành viên trong xã hội. Nếu không nói rõ thân phận và địa vị của người đó. Chủ yếu là chỉ đặc trưng Pháp luật được bảo đảm thi hành bởi lực lượng cưỡng chế của nhà nước.)

Tính ràng buộc chung của pháp luật đối với mọi thành viên trong xã hội được thể hiện chủ yếu ở đâu?

Bất kỳ ai, dù cương vị cao thấp, công lao lớn nhỏ cũng đều phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Điều chỉnh hành vi của mình theo quy định của pháp luật. Không cho phép tồn tại những nhân vật đặc biệt.

Bất kỳ ai, dù cương vị cao thấp, công lao lớn nhỏ, một khi vi phạm pháp luật. Đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo chế tài của pháp luật.

3, Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

(1), Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật

Trong đời sống xã hội, luật pháp và đạo đức đều là những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Cả hai phối hợp lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Cùng nhau cưỡng chế hành vi của con người. Để duy trì một trật tự xã hội tốt đẹp.

(2), Điểm khách nhau giữa đạo đức và pháp luật

Thứ nhất, hình thức thể hiện là khác nhau. Đạo đức tồn tại bất thành văn trong tri thức và dư luận xã hội của mọi người. Còn pháp luật được thể hiện như một văn bản quy phạm.

Thứ hai, cách thực hiện là khác nhau. Đạo đức chủ yếu dựa vào sự kiềm chế của dư luận xã hội và sức mạnh của giáo dục. Dựa vào nhận thức của con người để đảm bảo sự tuân thủ quy định.

>> Những ý tưởng để tránh vi phạm pháp luật khi đi du lịch nước ngoài

Pháp luật cũng dựa vào ý thức tuân thủ và bảo vệ của công dân. Nhưng chủ yếu phụ thuộc vào lực lượng cưỡng chế của nhà nước để đảm bảo thực hiện.

Thứ ba, đối tượng và phạm vi điều chỉnh khác nhau. Phạm vi kiềm chế đạo đức liên quan đến mọi hành vi và suy nghĩ của con người trong đời sống xã hội. Pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi của con người. Chứ không điều chỉnh hoạt động tư tưởng.

4, Tác dụng của pháp luật

(1), Pháp luật quy định con người có những quyền lợi gì? Và phải thực hiện nghĩa vụ nào? Đồng thời có những chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm quyền lợi của người khác. Và không thực hiện nghĩa vụ của mình.

(2), Pháp luật có chức năng điều phối mối quan hệ giữa người với người. Đồng thời giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn giữa người với người.

(3), Pháp luật có chức năng xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua các biện pháp trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Bảo đảm đời sống xã hội và trật tự xã hội.

Pháp luật là chiếc ô bảo vệ và là người bảo vệ chúng ta:

Pháp luật bảo vệ trật tự công cộng.

Pháp luật bảo vệ an toàn công cộng.

Pháp luật duy trì trật tự kinh tế xã hội một cách bình thường nhất.

5, Ví dụ về pháp luật

(1), Tuân thủ luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

(2), Bạn cần phải sửa sang nhà cửa. Bạn ký hợp đồng với bên xây dựng, hình thành mối quan hệ hợp đồng xây dựng.

(3), Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải tuân thủ và thực hiện các quy định của địa phương, nơi sinh sống.

(4), Dịch bệnh cách ly, chúng ta phải tuân thủ các quy định của nhà nước, địa phương về cách ly và phòng dịch. Hạn chế đi ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc. Phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng…

(5), Các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

(6), Mọi người dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Không trộm cắp, vi phạm pháp luật. Không kinh doanh buôn bán trái phép. Không làm trái các quy định của pháp luật.

Bản chất của pháp luật

Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện thế nào? Bản chất của pháp luật là gì? Hiểu bản chất của pháp luật sẽ giúp công dân chấp hành pháp luật tốt hơn. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật nhé.

1. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

1.1 Bản chất giai cấp của pháp luật

Pháp luật mang tính giai cấp.

Bản chất của pháp luật nhà nước Việt Nam mang tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh về ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Chủ thể ban hành pháp luật là nhà nước, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo thủ tục, trình tự mà nhà nước quy định.

Tính giai cấp của pháp luật còn biểu hiện ở mục đích điều chỉnh. Mục đích điều chỉnh của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh về các mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. Do đó pháp luật được xem là yếu tố giúp điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự thích hợp nhất với ý chí của giai cấp thống trị.

Xem thêm:  Lít tiếng Trung là gì

1.2 Bản chất xã hội của pháp luật

Mọi quy phạm của pháp luật dù được cơ quan nhà nước nào ban hành đều nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tính xã hội của quy phạm được thể hiện ngay ở khái niệm của nó: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần… Đã là quy tắc ứng xử chung thì đương nhiên sẽ mang tính xã hội.

Bên cạnh đó, bản chất xã hội của pháp luật còn thể hiện ở những điểm sau:

  • Pháp luât bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
  • Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung
  • Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

2. Ví dụ về bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

2.1 Ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật

Nhà nước giao quyền ban hành, tạo ra Bộ luật, luật cho Quốc hội. Quốc hội là giai cấp cầm quyền, đứng đầu nhánh lập pháp.

Xem thêm:  Xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục

Ví dụ: Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015

2.2 Ví dụ về bản chất xã hội của pháp luật

Pháp luật được quy định để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con cái có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

Những quy định của pháp luật đều bắt nguồn từ các mối quan hệ, hành vi xã hội

Ví dụ: Bộ luật Hình sự cũ không quy định các chủ thể là pháp nhân thương mại nhưng do điều kiện xã hội phát sinh thêm chủ thể này nên Bộ luật Hình sự sau này đã kịp sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội

Trên đây Hoatieu.vn đãn phân tích và lấy ví dụ cho bạn đọc về bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan: