Ví dụ về hiện đại hóa trong nông nghiệp

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Tác dụng và ý nghĩa của công nghiệp hóa hiện đại hóa? Nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa?

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và ngày càng nhanh chóng như hiện nay, quốc gia nào muốn phát triển phải đi nhanh vào nền kinh tế tri thức. Bởi vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là bước đi tất yếu mà Việt Nam sẽ phải trải qua. Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng đều đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay.

1. Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.

Còn hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội.

Vì vậy, công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.

Có thể thấy rằng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng mới không còn bị giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần mà chỉ nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trước đây vẫn nghĩ.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa tiếng Anh là “ Industrialization and modernization”

2. Tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa:

– Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

– Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức.

– Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

– Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

Xem thêm: Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là gì? Cơ sở lý luận và liên hệ thực tiễn?

3. Ý nghĩa của công nghiệp hóa hiện đại hóa:

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái quát, công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

+ Giúp đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, làm tăng năng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên. Từ đó sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và một phần quyết định tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối việc củng cố và tăng cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước. Nhờ đó con người sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

+ Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh chóng và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến. Tạo điều kiện bổ sung lực lượng vật chất và kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong đất nước ngày càng phát triển hơn. Công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

4. Nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa:

Thứ nhất: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công. Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn liền với quá trình hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Xem thêm: Phi công nghiệp hóa là gì? Phi công nghiệp hóa sớm và tác hại của nó

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao

Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Có hai loại cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm, quan trọng và cốt lõi nhất.

Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn. Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ ở nước ta.

Thứ ba: Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Từ đó nên chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. và lựa chọn ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất. Học tập, nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm và nghiệp vụ, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp.

Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới. Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất – kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và kinh tế – xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.

Thứ Hai, 09/12/2013, 08:37 [GMT+7]

(QBĐT) - Phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của mỗi địa phương. Đặc biệt với Quảng Bình, một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng thì những đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của tỉnh càng to lớn. Vì thế, nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Tạo đà từ phong trào xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới (NTM) trong tiến trình CNH, HĐH là một chương trình lớn của tỉnh. Kể từ khi triển khai thực hiện chương trình này, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo tiền đề để các địa phương tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH.

Trong điều kiện nguồn vốn Trung ương bố trí có hạn, tỉnh đã lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia khác và nguồn ngân sách địa phương để hoàn chỉnh quy hoạch NTM, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo diện mạo mới cho nhiều miền quê vươn lên làm giàu. Kết quả của chương trình đã làm thay đổi nhận thức trong nhân dân, xã hội hóa được các kênh đầu tư cho nông thôn, vai trò chủ thể của người dân được khơi dậy. Điều dễ nhận thấy là phong trào hiến đất xây dựng hệ thống điện, đường, trường học... xuất hiện ngày càng nhiều ở các vùng quê.

Để xây dựng NTM trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng lớn, tỉnh đã lựa chọn 41 xã để tập trung đầu tư thành các xã NTM trong năm 2015, trong đó có 6 xã điểm. Đây là các địa phương đi đầu trong phong trào hiến đất, hiến tài sản phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng và vận động người dân tham gia xây dựng, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, thi đua phát triển kinh tế gia đình.

Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã huy động được trên 1.300 tỷ đồng cho công tác quy hoạch, hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đã xây dựng được 573 công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm y tế..., thành lập  426 mô hình sản xuất kinh tế có hiệu quả khá cao.

Đến nay, 100% số xã đã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng NTM, 136/141 xã đã cắm mốc chỉ giới, đạt 96,45 kế hoạch, trong đó các huyện: Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch và thành phố Đồng Hới đã hoàn thành việc cắm mốc, 71/141 xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, chiếm 48,9%. Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí về xây dựng NTM, đến nay, bộ mặt nông thôn ở nhiều làng quê đã có sự khởi sắc.

Hệ thống đường giao thông nông thôn từng bước được kiên cố hóa, các công trình phúc lợi như thủy lợi, trường học, chợ, trạm y tế... được đầu tư xây dựng. Số tiêu chí đạt trong xây dựng NTM ở các xã đều tăng bình quân 6,53 tiêu chí/xã, riêng 6 xã điểm tăng 9,67 tiêu chí /xã và đã có một xã cơ bản thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM, đó là xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn trên lộ trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhất là các tiêu chí về đường giao thông, công trình văn hóa, thủy lợi, hộ nghèo... đặc biệt là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.

Ví dụ về hiện đại hóa trong nông nghiệp
Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng trong thực hiện CNH, HĐH nông thôn.

Ngoài ra, do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 10 và hoàn lưu bão số 11 đã làm không ít công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng của các địa phương bị hư hỏng nặng, nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây cao su bị tàn phá nên tiến độ xây dựng NTM chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Thực tế đó đòi hỏi toàn tỉnh phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc tập trung nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia xây dựng NTM, nhằm thúc đẩy các địa phương tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH.

Phát triển nông nghiệp toàn diện- “chìa khóa của thành công”

Thời gian qua, phong trào thi đua ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp đã được các ngành, các địa phương và người dân hết sức chú trọng. Nhờ đó, năng suất cây trồng, vật nuôi ngày một tăng lên. Nhiều mô hình kinh tế mới ra đời, nhất là các mô hình kinh tế trang trại, gia trại với việc đưa vào trồng trọt, chăn nuôi các cây, con giống có chất lượng và giá trị kinh tế cao góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác như đậu đỗ, dưa hấu, ớt, lạc...

Một số mô hình sau chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng ớt ở Bố Trạch (200 triệu đồng/ha), trồng dưa hấu ở Hàm Ninh, Quảng Ninh (30-40 triệu đồng/ha/vụ). Diện tích vùng nguyên liệu, nhất là cây cao su, sắn được mở rộng, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong tỉnh. Đặc biệt, mô hình cánh đồng mẫu lớn ở xã Phong Thủy (Lệ Thủy) bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao với năng suất cây trồng đạt trên 75 tạ/ha. Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp được nông dân ở các địa phương hết sức chú trọng.

Hầu hết các khâu làm đất, gặt, đập... đều được bà con sử dụng các loại máy. Trong chăn nuôi, bà con đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên số đàn gia súc, gia cầm phát triển khá tốt, tỷ lệ bò lai, lợn ngoại tăng dần hàng năm. Hiện tại, toàn tỉnh có 85,5%/tổng số đàn lợn là lợn có máu ngoại, 32%/tổng số đàn bò là bò lai sind, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 58.658 tấn, tăng 4% so với năm 2012, nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 43,8% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đối với lĩnh vực thủy sản, bà con đã đầu tư mới nhiều loại tàu có công suất lớn phục vụ cho việc đánh bắt vùng biển xa, bám biển dài ngày.

Tổng số tàu khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện có là 5.230 chiếc, trong đó có 989 chiếc có công suất 90CV trở lên. Sản lượng khai thác hải sản là 50.706 tấn, đạt 115,2% kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 10.005 tấn (100% kế hoạch).

Để phát triển nông nghiệp toàn diện, các địa phương đã chú trọng đến việc đầu tư nâng cấp và quản lý các công trình thủy lợi, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 159 hồ chứa vừa và nhỏ, 215 đập dâng, 310 trạm bơm với tổng dung tích các hồ chứa 562 triệu m3, bảo đảm tốt công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhiều công trình hạng mục được đầu tư như như hồ chứa nước sông Thai, thác Chuối, kè Quảng Phúc, kè chống sạt lở Kiến Giang, kè Hải Trạch... tạo điều kiện cho các địa phương phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp số lượng sang chất lượng, giá trị nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các thị trường trong, ngoài tỉnh.

Và những định hướng mới

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng NTM mới là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của tỉnh ta trên lộ trình mới.

Theo đó, toàn tỉnh sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị trên một đơn vị diện tích, tiếp tục thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng cường sự gắn kết giữa các hộ sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giá trị hàng hoá.

Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đưa tỷ lệ bò lai sind đạt 34,02%, lợn có máu ngoại đạt 88,05%, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 44,3% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các địa phương sẽ tiến hành nuôi thử nghiệm một số giống vật nuôi mới gắn với mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại như: lợn rừng, kỳ đà, bồ câu Pháp... nhằm đa dạng hoá cơ cấu giống vật nuôi, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

Ngoài việc chú trọng thực hiện có hiệu quả Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phát triển kinh tế thủy sản, toàn tỉnh sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH.

Nhật Văn - Phương Hiền