Ví dụ về mặt tích cực tiêu cực của cạnh tranh

Ví dụ về mặt tích cực tiêu cực của cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh:

Trong nền sản xuất hàng hóa, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ không thể không cạnh tranh với nhau.

Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện nguyên, nhiên vật liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hóa, chi phí sản xuất khác nhau, làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có người thu lợi nhuận nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá sản,… Để giành lấy những điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.

Mục đích của cạnh tranh:

  • Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác. Điều đó được thể hiện cụ trên các phương diện:
  • Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
  • Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
  • Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng
  • Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi...

Ví dụ về mặt tích cực tiêu cực của cạnh tranh

1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a. Khái niệm cạnh tranh

  • Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất , kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

  • Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh.
  • Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh

a. Mục đích của cạnh tranh

  • Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác.

b. Biểu hiện

  • Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
  • Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
  • Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng
  • Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi…

c. Các loại cạnh tranh

  • Cạnh tranh giữa người bán với nhau
  • Cạnh tranh giữa người mua với nhau
  • Cạnh tranh trong nội bộ ngành
  • Cạnh tranh giữa các ngành
  • Cạnh tranh trong nước với nước ngoài

3. Tính hai mặt của cạnh tranh và ví dụ

a. Mặt tích cực của cạnh tranh

  • Kích thích lực lượng sản xuất, KH – KT…
  • Khai thác tối đa mọi nguồn lực
  • Thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế, nâng cao năng lực…

Ví dụ:

ông A là công ty sản xuất điện thoại mới được ra đời. Do đó thương hiệu chưa được khách hàng trên thị trường biết đến rộng rãi. Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang thành công trong lĩnh vực này.

Bởi vì sản phẩm điện thoại của công ty A chưa được nhiều người biết đến. Do đó, để làm cho điện thoại của mình được phổ biến rộng rãi công ty A đã đề ra kế hoạch giới thiệu sản phẩm cho phép khách hàng sử dụng phiên bản trải nghiệm.

hông qua hoạt động này, các tính năng của điện thoại được nhiều người trải nghiệm, biết đến và so sánh hơn. Họ có thể góp ý để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là nhấn mạnh vào các chức năng, tiện ích mà khách hàng quan tâm. Nhờ đó, sản phẩm được biết đến, các nhu cầu về phân khúc điện thoại được nhiều hơn.

b. Mặt hạn chế của cạnh tranh

  • Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm  quy luật tự nhiên.
  • Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng
  • Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường

Ví dụ:

Công ty A là công ty sản xuất điện thoại mới được ra đời. Do đó sản phẩm điện thoại của công ty A chưa được nhiều người biết đến.

Đặc điểm của sản phẩm mà công ty muốn khách hàng nhận thức được: tính năng của điện thoại hơn hẳn tính năng của hàng điện thoại khác nhưng giá thành lại rẻ hơn. Bởi vậy công ty A đã tổ chức 1 buổi ra mắt sự kiện điện thoại và trong quá trình giới thiệu sản phẩm điện thoại.

Công ty A đã mang điện thoại của công ty khác ra so sánh trực tiếp. Các đặc điểm so sánh nhằm nâng lên các giá trị về chất lượng, tính năng đối với thiết bị của mình. Các đặc điểm nổi bật hơn được phân tích kỹ, trong khi các đặc điểm khác không được nhắc đến. Các nội dung truyền tải cho thấy nhận thức về chất lượng, giá cả cạnh tranh của hàng hóa.

Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều hãng, nhiều loại điện thoại. Công ty A làm như vậy là đang xâm phạm trực tiếp đến các quyền lợi, hiệu quả quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có điện thoại bị so sánh kia.