Ví dụ về thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa

Điều khoản chuyển giao rủi ro hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khoản quan trọng và cần thiết bởi vì nó xác định trách nhiệm sẽ thuộc về bên bán hay bên mua khi hàng hóa mất mát hoặc hư hỏng sau khi giao kết hợp đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Điều khoản chuyển giao rủi ro

>> Xem thêm: Chuyển Giao Nghĩa Vụ Trong Hợp Đồng Thương Mại

Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 (LTM 2005). Căn cứ quy định tại Khoản 8, Điều 3 LTM 2005; mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

LTM  2005 không đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên có thể xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa dựa vào khái niệm của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) như sau:

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Có thể thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa là dạng hợp đồng mua bán tài sản nhằm mục đích sinh lợi.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

LTM 2005 không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa có những nội dung bắt buộc nào, vì vậy nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa cần có các nội dung cơ bản của hợp đồng theo quy định tại Điều 398 BLDS 2015 như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, điều khoản chuyển giao rủi ro cũng là điều khoản quan trọng cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là gì?

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là sự kiện khách quan xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng gây hậu quả mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa. Sự kiện khách quan là những sự kiện tồn tại ngoài ý chí của con người, ví dụ như: thiên tai, tai nạn bất ngờ,…

>>>Xem thêm:
Tư vấn soạn thảo điều khoản giao nhận trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ theo các quy định của LTM 2005 đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, hai bên trong hợp đồng có quyền tự thỏa thuận về việc chuyển giao rủi ro khi tiến hành giao kết hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận, việc chuyển rủi ro sẽ được thực hiện theo quy định LTM 2005 như sau:

Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Chuyển rủi ro trong trường hợp KHÔNG có địa điểm giao hàng xác định: nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

xem thêm: Các Vấn Đề Cần Lưu Ý Trong Chuyển Giao Rủi Ro Hàng Hóa Đối Với Hợp Đồng Logistics

Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: rủi ro được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
  • Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: rủi ro được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Ở đây đối tượng của hợp đồng trong trường hợp này là hàng hóa đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng, chứ không phải trường hợp hàng hóa đang được vận chuyển đến cho bên mua sau khi đã giao kết hợp đồng.

Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác như sau:

  • Rủi ro được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
  • Rủi ro không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

>>> Xem thêm: MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA MỚI NHẤT CHO DOANH NGHIỆP

Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Tư vấn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, đàm phán và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể phát sinh khi giao kết hợp đồng;
  • Tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa như: phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hợp đồng có hàng hóa không thể thực hiện được;
  • Tư vấn hướng giải quyết đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.

Trên đây là bài viết tư vấn các quy định của pháp luật về điều khoản chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc về các vấn đề khác liên quan khác cần TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ qua số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên: Các bên đã thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định theo thỏa thuận đã xác lập.

Ví dụ về thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa


Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa căn cứ theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005 các điều 57, 58, 59, 60, 61 cụ thể như sau:

- Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: (điều 57)
Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

- Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: (điều 58)
Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

- Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển (điều 59)
Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau: Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá; Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

- Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển (điều 60)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

- Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác: (điều 61)

Việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau: Ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng; Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại và các loại hợp đồng khác trong kinh doanh. Để được bảo vệ tối đa quyền lợi ích của mình, hãy sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi để phòng tránh mọi rủi ro pháp lý. 

---> Hãy gọi  ngay và luôn TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!