Ví dụ về tính đồng nhất của sản phẩm

Việc lựa chọn chiến lược đáp ứng thị trường cụ thể đòi hỏi phải dựa trên việc phân tích các yếu tố chủ yếu sau:

Khả năng tài chính của công ty:

Các công ty lớn, có khả năng tài chính mạnh thường áp dụng chiến lược marketing toàn bộ hoặc có phân biệt. Ngược lại, các công ty nhỏ và các công ty khả năng tài chính có hạn thì chọn chiến lược tập trung để tránh sự phân tán năng lực vốn đã nhỏ bé.

Mức độ đồng nhất của sản phẩm:

Chiến lược không phân biệt rất phù hợp với những sản phẩm có tính đồng nhất lớn: việc đánh giá sản phẩm dựa vào những đặc tính thường được tiêu chuẩn hoá (ví dụ: nông sản, các vật liệu cơ bản: sắt thép); khi mua và sử dụng hàng hoá, khách hàng thay đổi nguồn cung ứng và nhãn hiệu. Ngược lại, ở những loại hàng hoá người mua dễ dàng nhận thấy sự khác biệt (ví dụ: xe máy, quần áo, khách sạn) công ty áp dụng chiến lược phân biệt hoặc tập trung sẽ phù hợp hơn.

Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm:

Việc dùng chiến lược marketing nào còn phụ thuộc vào sản phẩm công ty kinh doanh tương ứng với giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm. Ví dụ: ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm, để chào bán sản phẩm mới có hiệu quả người ta thường sử dụng chiến lược marketing không phân biệt hay marketing tập trung. Còn khi sản phẩm ở giai đoạn bão hoà, chiến lược marketing có phân biệt sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

Mức độ đồng nhất của thị trường:

Ở thị trường đơn đoạn, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, các thức tiêu dùng sản phẩm là tương đối đồng nhất. Họ thường mua những số lượng hàng như nhau trong cùng một khoảng thời gian và thường có những phản ứng

giống nhau trước cùng một kích thích marketing. Công ty nên áp dụng chiến lược marketing không phân biệt ở thị trường đơn đoạn. Ngược lại ở những thị trường đa đoạn – nhu cầu của khách hàng không đồng nhất. Người làm marketing có thể chia thị trường tổng thể thành nhiều nhóm có những đặc tính khác nhau, ảnh hưởng tới cách thức lựa chọn, mua sắm và tiêu dùng hàng hoá của họ (ví dụ: thị trường quần áo, mỹ phẩm, xe máy). Trong trường hợp này công ty nên áp dụng chiến lược marketing có phân biệt.

Chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh:

Một chiến lược marketing cụ thể hoá cho phép công ty xác lập được một thế mạnh thị trường. Nhưng không có chiến lược nào bao quát được mọi cơ hội thị trường. Khi lựa chọn cho mình một chiến lược cụ thể, công ty phải xem xét các chiến lược mà đối thủ cạnh tranh sử dụng. Nếu nhận thấy ở thị trường, đối thủ cạnh tranh đã áp dụng chiến lược của họ rất có hiệu quả thì công ty có thể áp dụng theo cách đó, không nên áp dụng các phương thức bị chiến lược của đối thủ cạnh tranh làm triệt tiêu hiệu quả của nó. Chẳng hạn, nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược phân biệt tích cực, thì marketing không phân biệt sẽ không có hiệu quả. Ngược lại, đối thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược không phân biệt thì lợi thế cạnh tranh mà công ty có thể vươn tới được nếu áp dụng chiến lược phân biệt


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các cách đáp ứng thị trường mà công ty có thể vận dụng
  • ,

    Sản phẩm đồng nhất (homogeneous product) là hàng hoá do các nhà cung cấp cạnh tranh trên một thị trường bán ra và người mua tin rằng chúng đồng nhất với nhau hay hoàn toàn như nhau. Trong trường hợp này, người mua coi những sản phẩm này là mặt hàng thay thế hoàn hảo cho nhau và không ưa thích sản phẩm của nhà cung cấp nào hơn. Tính đồng nhất gây ra hậu quả là không có nhà cung cấp nào có thể định giá khác với mức giá thị trường cho sản phẩm của mình.

    Sản phẩm đồng nhất (tiếng Anh: Homogeneous Product) là một sản phẩm không thể phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác nhau.

    Ví dụ về tính đồng nhất của sản phẩm

    Hình minh họa

    Khái niệm

    Sản phẩm đồng nhất trong tiếng Anh là Homogeneous Product.

    Sản phẩm đồng nhất là một sản phẩm không thể phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác nhau. Nói cách khác, sản phẩm về cơ bản có các đặc tính và chất lượng vật lí tương tự như các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác. Một sản phẩm có thể dễ dàng được thay thế cho sản phẩm khác. Đối với người mua, nó có nghĩa là bạn không thể biết sự khác biệt giữa một sản phẩm từ Công ty ABC và một sản phẩm từ Công ty XYZ.

    Hiểu về sản phẩm đồng nhất

    Khi bạn mua một sản phẩm đồng nhất, điều đó có nghĩa là tất cả các phiên bản của sản phẩm đều phục vụ chính xác với cùng một mục đích và không cần quan tâm đến việc phải sử dụng loại nào. Do đó, nếu bạn đang mua sắm để lựa chọn sản phẩm "tốt nhất", sự khác biệt duy nhất sẽ là giá cả. 

    Thuật ngữ này thường được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp và các mặt hàng kim loại và năng lượng. Ví dụ: khi bạn mua một túi táo xanh, bạn có thể không biết chúng đến từ đâu hoặc ai đã trồng chúng (cũng có thể bạn sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến vấn đề này". Căn cứ duy nhất để lựa chọn là giá cả.

    Ngược lại, sản phẩm không đồng nhất là một sản phẩm dễ phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh và không thể dễ dàng thay thế cho nhau. Đối với người mua, điều này có nghĩa là bạn phải quyết định tính năng nào của sản phẩm là quan trọng nhất đối với bạn. 

    Ví dụ, các đặc điểm vật lí cho các mặt hàng tương tự có thể khác nhau giữa các nhà cung cấp. Điều này có nghĩa là quảng cáo, tên thương hiệu, bao bì, bảo hành và các yếu tố thiết kế, chẳng hạn như màu sắc, kích thước và hình dạng, sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua của bạn. Giá thực tế có thể thay đổi đáng kể từ sản phẩm này sang sản phẩm khác vì các nhà cung cấp có thể làm cho sản phẩm của họ có vẻ khác biệt so với đối thủ.

    Ví dụ, đối với người mua, Ford Mustang có thể dễ dàng phân biệt với Chevrolet Camaro, mặc dù cả hai đều là xe hơi và phục vụ cùng một chức năng cơ bản. Những thứ như quảng cáo, lòng trung thành thương hiệu, hình ảnh và phong cách bên ngoài sẽ là yếu tố quyết định của người mua. Giá cả có lẽ không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua hàng của họ,

    (Tài liệu tham khảo: study.com)

    Tường Vy

    Sản phẩm đồng nhất (homogeneous product) là hàng hóa do các nhà cung cấp cạnh tranh trên một trị trường bán ra và người mua tin rằng chúng đồng nhất với nhau hay hoàn toàn như nhau. Trong trường hợp này, người mua coi những sản phẩm này là mặt hàng thay thế hoàn hảo cho nhau và không ưa thích sản phẩm của nhà cung cấp nào hơn. Tính đồng nhất gây ra hậu quả là không có nhà cung cấp nào có thể định giá khác với mức giá thị trường cho sản phẩm của mình. 

    (Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

    Trong kinh tế học, một trong hai hoặc nhiều hàng hóa (sản phẩm) được phân loại bằng cách kiểm tra mối quan hệ của bản kê khai yêu cầu khi giá cả của một sản phẩm thay đổi, dẫn đến việc phân loại hàng hoá thành 2 dạng: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.

    Hàng hóa thay thế (hay còn gọi là sản phẩm thay thế) là hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn.

    Ví dụ, sữa đặc là hàng hóa thay thế cho sữa tươi với mức giá rẻ hơn tính về mặt trung bình, tuy nhiên chất lượng thì không bằng. Các loại trà, cà phê được đóng gói thành túi nhỏ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng khi tiêu thụ cũng được xem là các mặt hàng thay thế hoàn hảo cho tách trà và cà phê truyền thống.

    Có một số quốc gia như Trung Quốc sản xuất hàng hóa giá rẻ với chất lượng trung bình và thấp có thể được xem là hàng hóa thay thế cho các sản phẩm cao cấp từ các nước khác, do đó tăng tính cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng. Một số khách hàng không quan tâm lắm đến chất lượng của hàng hóa, họ chỉ quan tâm hàng hóa có thể thay thế được hay không với giá cả phải chăng.