Ví dụ về tổng quan tình hình nghiên cứu

(Last Updated On: 17/06/2021)

Tổng quan nghiên cứu là gì? Giới thiệu về tổng quan nghiên cứu, Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu; kỹ năng tiến hành.

Định nghĩa tổng quan nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.

Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình.

Vai trò của tổng quan nghiên cứu

  • Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu.
  • Chọn lọc những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan hữu ích để áp dụng cho nghiên cứu của mình.
  • Cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu.
  • Định lượng cho nghiên cứu, giúp người nghiên cứu xác định có nên theo đuổi nghiên cứu này hay không.
  • Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ thông tin cần thiết để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn đề nghiên cứu và là sơ  đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới,…

Lưu ý khi viết tổng quan nghiên cứu

  • Viết tổng quan tình hình nghiên cứu không phải liệt kê hay miêu tả các nghiên cứu trước đây.
  • Phải là một bảng tổng hợp khoa học theo vấn đề nghiên cứu và đánh giá có mục đích.

Chất lượng tổng quan nghiên cứu phụ thuộc

  • Khả năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu.
  • Khả năng tổng hợp và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

Tổng quan nghiên cứu tốt

1. Được viết theo một trình tự hợp lý

  • Khái niệm, định nghĩa.
  • Mô hình lý thuyết.
  • Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
  • Kết quả đạt được của các nghiên cứu.
  • Các bài học kinh nghiệm tự rút

2. Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

3. Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu, phương thức xử lý và phân tích dữ liệu.

4. Có đủ thông tin nền tảng giúp phát họa được phiếu điều tra cho nghiên cứu.

5. Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới

Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có thể làm nền móng  và định hướng tốt cho các nghiên cứu mới, phần tổng quan thường có những nội dung sau:

Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu

Phần tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận điểm chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng từng trường phái. Phần tổng quan về các trường phái lý thuyết có thể tóm tắt dưới dạng sau:

  • Cách tiếp cận hiệu quả
  • Cách tiếp cận dựa vào năng lực
  • Cách tiếp cận thể chế

Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính

Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong bối cảnh nào? Bối cảnh có thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu: Bối cảnh là một yếu tố quan trọng khi viết tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa ra các kết quả rất khác nhau.

Tương tự với từng bối cảnh, phần tổng quan cũng cần chỉ rõ những nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu. Những nhân tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào ít được chú ý?

Tóm lại, mục này cần thể hiện rõ bối cảnh và những nhân tố (mô hình) đã được các công trình trước nghiên cứu đề cập đến. Đó có thể là nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động, nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết hay nhân tố trung gian. Định nghĩa chi tiết về các loại nhân tố này sẽ được trình bày trong phần khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu chính

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào? Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu tương ứng với bối cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước áp dụng. Điều này sẽ rất hữu ích cho phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế của nghiên cứu của nó.

Các kết quả nghiên cứu chính

Các kết quả nghiên cứu chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các nhân  tố. Khi thực hiện tổng quan về kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây cần chú ý nhóm chúng theo các nhóm sau:

  • Các kết quả có nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu.
  • Các kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu.
  • Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?

Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức

Trong phần này đòi hỏi tác giả phải đánh giá được những đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên cứu trước. Nếu làm tốt các nội dung trên thì phần này sẽ  dễ dàng hơn.

Trên cơ sở hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất hướng nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu này có thể cần nhiều hơn một đề tài để thực hiện. Các hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất dưới dạng sau:

  • Chủ đề nghiên cứu mới.
  • Câu hỏi nghiên cứu mới.
  • Bối cảnh nghiên cứu mới.
  • Mô hình nghiên cứu mới.
  • Phương pháp nghiên cứu mới.

Một số kỹ năng tiến hành tổng quan

Các bước thực hiện tổng quan tài liệu

Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết, các đề tài và bài báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu

  • Thu thập từ các nguồn có thể.
  • Đánh giá các nguồn.
  • Đọc các nguồn quan trọng, có chất lượng.

Bước 2. Quản lý tài liệu

  • Phát triển một cách thức ghi nhận tài liệu: tên tác giả, năm, tên bài báo, sách,…
  • Lập danh sách các tài liệu liên
  • Ghi chú, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc

Bước 3. Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề

  • Đọc, phát hiện, phân tích và tổng hợp các tranh luận khoa học.
  • Phân tích các tranh luận khoa học khi đọc và đánh giá các chỉ trích một cách cẩn thận và có suy nghĩ.
  • Viết lại các chỉ trích đó.

Bước 4. Tổng quan

  • Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình chứ không đơn giản là liệt kê hay tóm lược.
  • Nên tổng quan các bài báo đăng các tạp chí có uy tín.
  • Tổng quan các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so sánh.
  • Có thể tóm lược các thông
  • Tìm ra một khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng của bài nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Có những phương pháp nào dùng để nghiên cứu khoa học?

Nêu ví dụ về phương pháp nghiên cứu khoa học. Khách hàng có cùng thắc mắc với những câu hỏi trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học (Scientific Research) là quá trình áp dụng linh hoạt những phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao nhằm tìm kiếm những tri thức mới, những ứng dụng kỹ thuật hữu ích hay những mô hình có ý nghĩa trong thực tiễn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học là hành trình tổng hợp một chuỗi các phương pháp phù hợp, hỗ trợ cho nghiên cứu, tìm ra các quy luật, khái niệm hay hiện tượng mới,…

Phương pháp nghiên cứu khoa học là hệ thống công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu khoa học, giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm ra những điều mới mẻ cho thực tiễn cuộc sống.

Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu khoa học? 

Thứ nhất: Phương pháp nghiên cứu khoa học theo dạng thu thập, phân tích

1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là công việc rất quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Mục đích của việc thu thập dữ từ những tài liệu nghiên cứu trước đó, quan sát và thực hiện thí nghiệm nhằm làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ để chứng minh giả thuyết và các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.

– Phân loại:

+ Thu thập số liệu, thông tin từ tài liệu tham khảo.

+ Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (kết quả lâm sàng, cận lâm sàng,…).

+ Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm,…).

– Những yếu tố quyết định phương pháp thu thập số liệu:

+ Mục tiêu nghiên cứu và những biến số sẽ quyết định các chỉ số cần thu thập.

+ Đối tượng nghiên cứu.

+ Loại hình nghiên cứu (định tính, định lượng, phối hợp, mô tả, phân tích,…)

+ Nguồn thông tin thu thập: có sẵn hay phải khảo sát, điều tra.

2. Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh có chủ định.

Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học và xã hội.

– Phân loại:

+ Theo địa điểm thực nghiệm

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: người thực hiện chủ động tạo dựng mô hình thực nghiệm và khống chế tham số.

Thực nghiệm tại hiện trường: người thực hiện tiếp cận những điều kiện hoàn toàn thực nhưng bị giới hạn về khả năng khống chế tham số và điều kiện nghiên cứu.

Thực nghiệm quần thể xã hội: tiến hành trên một cộng đồng người, trong những điều kiện sống của họ. Người nghiên cứu sẽ thay đổi các điều kiện sinh hoạt của họ, tác động vào đó những yếu tố cần kiểm chứng.

+ Theo mục đích quan sát

Thực nghiệm thăm dò: sử dụng để nhận diện các vấn đề và xây dựng giải thuyết.

Thực nghiệm kiểm tra: tiến hành để kiểm chứng các giả thuyết.

Thực nghiệm song hành: tiến hành trên những đối tượng khác nhau trong những điều kiện được khống chế giống nhau để rút ra kết luận về những ảnh hưởng của thực nghiệm trên từng đối tượng.

Thực nghiệm đối nghịch: dựa trên hai đối tượng giống nhau với các điều kiện trái ngược nhau.

Thực nghiệm so sánh (đối chứng): tiến hành trên hai đối tượng khác nhau, trong đó sẽ chọn một đối tượng được chọn làm đối chứng.

3. Phương pháp nghiên cứu khoa học về định tính

Đây là phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ở dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về một đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường sử dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.

Phương pháp nghiên cứu định tính giúp cho người thực hiện hiểu rõ hơn về hành vi của con người và tổng quan lý do tác động đến sự ảnh hưởng này. Các thông tin được thu thập từ phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung với câu hỏi mở.

– Các phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản:

+ Phỏng vấn sâu.

+ Thảo luận nhóm.

+ Nghiên cứu tình huống.

+ Nghiên cứu “thay đổi đáng kể nhất”.

4. Phương pháp nghiên cứu khoa học về định lượng

Đây là phương pháp thu thập, phân tích thông tin dựa trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra kết luận thị trường thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng thường ứng dụng trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế,.. nghiên cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của con người.

Thứ hai: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn

1. Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký hiệu và phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay,..) một cách chủ đích, có kế hoạch để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp quan sát có ưu điểm là dễ tiến hành, có thể nghiên cứu một cách toàn diện và chính xác về đối tượng nếu bạn biết cách phối hợp tốt nhiều phương pháp quan sát khác nhau.

– Ứng dụng của phương pháp quan sát khoa học:

+ Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật,…

+ Khoa học xã hội: Quan sát các tác động đến quá trình làm việc của người lao động, quan sát không khí học tập, quan sát tiếp thị, quan sát các nút giao thông,…

+ Khoa học tự nhiên: quan sát sự phát triển của một loại cây, quan sát diễn biến và kết quả thí nghiệm,…

+ Khoa học kỹ thuật: quan sát kết quả xử lý ở các ruộng lúa, quan sát vận hành máy móc.

2. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra được tiến hành bằng cách sử dụng bảng hỏi khảo sát đối tượng hoặc phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập được thông tin về đặc điểm, nhu cầu, tính chất của đối tượng. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu có thể rút ra các vấn đề cần nghiên cứu.

3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Đây là phương pháp nghiên cứu và xem lại các thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận hữu ích cho thực tiễn và khoa học.

Thứ ba: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

1. Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp này sẽ thực hiện phân tích thành từng bộ phận các tài liệu, tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Sau đó, tổng hợp những trang thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ và bám sát vào đối tượng nghiên cứu.

2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Khi có quá nhiều tài liệu liên quan cần phải tìm hiểu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết sẽ giúp bạn phân chúng thành những chủ đề liên quan với nhau, cùng một hướng trong đề tài.

3. Phương pháp cách thức hóa

Đây là phương pháp nghiên cứu được xây dựng với mô hình tương tự như đối tượng nghiên cứu. Thông qua mô hình xây dựng cụ thể, người nghiên cứu dễ dàng khai thác đặc điểm của vấn đề cùng với những chủ đề nghiên cứu có đối tượng tiếp cận ngoài thực tế.

4. Phương pháp lịch sử

Phương pháp nghiên cứu lịch sử sẽ áp dụng trong việc đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, hình thành đối tượng nghiên cứu dựa trên những tài liệu đã được ghi chép, từ đó rút ra kết luận tổng quát.

Ví dụ 1: Để chứng minh giả thuyết đặt ra trong NCKH “bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện”, người nghiên cứu sẽ dựa vào những nghiên cứu đã có trước đó như:

Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện.

Tỷ lệ các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện.

Những thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Bệnh viện về bệnh tim mạch.

Ví dụ 2: Nhóm nghiên cứu tổ chức thực nghiệm dựa trên hai nhóm sinh viên cùng áp dụng một phương pháp đọc sách, nghiên cứu cùng một tài liệu. Một nhóm đọc trong thư viện với các điều kiện tốt nhất còn nhóm kia đọc tại sân trường vào giờ ra chơi. Kết quả thu được của mỗi nhóm sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp, đồng thời cho thấy tác động của điều kiện môi trường đối với đọc sách.

Ví dụ 3: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng rộng 4G và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty Vinaphone.

Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non sử dụng phương pháp định tính và các kỹ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục.

Ví dụ 4: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, đo lường mức độ trung thành của người lao động.

Trên đây là thông tin về các phương pháp nghiên cứu khoa học cùng Ví dụ về phương pháp nghiên cứu khoa học mà chúng tôi muốn gửi đến quý độc giả. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết.