Ví dụ về xử lý thông tin

  • Thu thập và xử lý thông tin là gì?
  • Vai trò của thu thập và xử lý thông tin
  • Ví dụ về thu thập và xử lý thông tin

Thông tin có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống, công việc. Đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày ngay thì việc thu thập và xử lý thông tin càng quan trọng và cần thiết. Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng hình dung bài viết, chúng tôi xin đưa ra ví dụ về thu thập và xử lý thông tin cụ thể đến bạn đọc theo dõi.

Thu thập và xử lý thông tin là gì?

Thông tin đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý hành chính. Thuật ngữ “Thông tin” (gốc Latinh là Informatio – có nghĩa là diễn giải, thông báo, lý giải) là thuật ngữ thông dụng và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đời sống hàng ngày, thông tin được hiểu là tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh. Trong các lĩnh vực khoa học khác như triết học, toán học, vật lý học, điều khiển học, di truyền học…khái niệm thông tin được sử dụng nhưng có nội dung rất khác nhau.

Đối với công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin và xử lý thông tin cần cẩn thận, linh hoạt. Thu thập thông tin là hoạt động tìm kiếm các thông tin nhằm mang lại hiểu biết cho con người. Thu thập thông tin trong lĩnh vực hành chính có thể được hiểu là việc tập hợp các nguồn thông tin phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của công chức. Một số phương pháp cơ bản như khả năng tốc ký, sao chụp tài liệu và tra cứu mạng, nghe báo cáo,… sẽ giúp công chức có được những nguồn thông tin đa dạng, hữu ích.

Thông tin thu thập được tuy là rất quý, nhưng không phải mọi thông tịn thu thập được đều sử dụng. Xử lý thông tin là việc công chức căn cứ các thông tin tập hợp được phân tích, phân loại, lựa chọn phục vụ trực tiếp cho mục đích, nhiệm vụ được giao. Xử lý thông tin giúp công chức lựa chọn được thông tin đảm bảo yêu cầu đầy đủ, chính xác, cập nhật, đồng bộ và từ đó có điều kiện để giải quyết công việc tốt nhất.

Ví dụ về xử lý thông tin

Vai trò của thu thập và xử lý thông tin

Việc thu thập và xử lý thông tin có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý hành chính.

Quá trình thu thập thông tin đóng vai trò quan trọng mang tính chất khởi đầu trong cả quy trình từ thu thập, xử lý thông tin đến khi ra quyết định. Nguyên nhân vì khi thu thập nguồn thông tin không chỉ cần yêu cầu về số lượng thông tin mà còn cần yêu cầu về những ý nghĩa cũng như giá trị của thông tin, tính chân thực của thông tin để có thể đảm bảo không có bất cứ sai lầm nào có thể xảy ra. Thông tin thu thập đầy đủ thì có căn cứ xác định và đảm bảo điều kiện cung cấp được số liệu chính xác, phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của một hiện tượng xã hội để người ra quyết định có quyết định xử lý chính xác, hợp lý.

Bên cạnh đó thu thập và xử lý thông tin còn giữ vai trò định hướng giải quyết công việc. Thu thập thông tin chính xác sẽ giúp cho việc xử lý thông tin hiệu quả hơn và bao quát, do đó công việc được giải quyết có trọng tâm, trọng điểm, đúng, trúng, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngược lại nếu không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ có những tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả, dẫn đến việc xử lý công việc thiếu tính thuyết phục và không đáp ứng yêu cầu.

Ví dụ về thu thập và xử lý thông tin

Chúng tôi xin đưa ra ví dụ về thu thập và xử lý thông tin để bạn đọc có thể hình dung vấn đề dễ dàng hơn, cụ thể:

Ban thanh tra nhân dân có quyền hạn nhiệm vụ tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân. Do đó khi có đơn khiếu nại gửi đến Ban Thanh tra nhân dân cần thu thập thông tin, từ đó xử lý xem thông tin đó có đúng sự thật, đúng người đúng việc hay không và đưa ra các bước xử lý tiếp theo.

Cảnh sát nhận được tin trình báo sẽ có vụ buôn ma túy lớn diễn ra vào ngày tháng cụ thể từ nhiều nguồn tin khác nhau thì cần thu thập thông tin ấy đến từ ai, có chính xác hay không và từ đó xử lý nguồn tin đó để đưa ra hướng xử lý giải quyết vấn đề.

Trên đây là nội dung chúng tôi hỗ trợ đưa ra Ví dụ về thu thập và xử lý thông tin để bạn đọc quan tâm theo dõi có thể nắm được về vấn đề. Thu thập và xử lý thông tin là những bước quan trọng và cần thiết để hoạt động quản lý hành chính được diễn ra hiệu quả.

1. Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh và về chính mình. ( vd tự lấy)

2. Bước 1 : Tiếp nhận thông tin (thông tin vào)

Bước2 : Xử lí thông tin ( phân tích, phán đoán,...)

Bước 3: Lưu trữ và trao đổi ( thông tin ra)

3. nà ní :v

4.Dạng văn bản bao gồm chữ viết,con số,...

Dạng hình ảnh bao gồm hình vẽ, ảnh chụp,....

Dạng âm thanh gồm các tiếng động,... ( vd tự lấy)

5. Biểu dạng thông tin trong MT được biểu diễn dưới dạng 1 dãy bit gồm 2 số 0 và 1.

6. - Khả băng tính toán nhanh.

- Tính toán với độ chính xác cao.

- Có khả năng lưu trữ lớn.

- Khả băng "làm việc" không mệt mỏi.

7. - Thực hiện tính toán.

- Tự động hóa các công việc văn phòng.

- Hỗ trợ công tác quản lý.

- Công cụ học tập và giải trí.

- Điều khiển tự động và rô-bốt.

- Liên tra, tra và mua bán trực tuyến.

8/ Câu trúc chung của MTĐT do nhà toán học Von Neuman đưa ra gồm 3 khối chức năng cơ bản :

- Bộ xử lí trung tâm

- Các thiết bị vào ra.

- Bộ nhớ.

Bộ nhớ là một thiết bị công nghệ chứa đựng các phần từ máy tính và ghi nhớ thông tin được dùng để duy trì dữ liệu số, nó là một linh kiện văn bản và chức năng lõi của các máy tính. 
Bộ nhớ gồm 2 loại là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

Bộ nhớ trong được dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu trong quá trình mát tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM, là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Khi tắt máy, toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu.

Câu 9 sau xíu t giúp sau :) bận r