Vì sao các nhóm dịch light novel không hợp tác

Vì sao các nhóm dịch light novel không hợp tác

Trong phần đầu tiên, Lag đã giới thiệu khái niệm truyện lậu, truyện bản quyền cũng như phân tích chi tiết những lợi ích "tuyệt vời" mà truyện lậu đem lại cho độc giả toàn thế giới. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể xem tại đây nhé:

Truyện bản quyền (Phần 1): Lợi ích của việc đọc truyện lậu là gì?

Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng nhau đến với một khía cạnh khác của truyện lậu mà có rất ít người để ý đến, đó chính là tác hại của việc ủng hộ truyện lậu. Truyện lậu rõ ràng là miễn phí và vô cùng phong phú, hơn nữa còn rất dễ tiếp cận với độc giả. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa những tác hại tiềm tàng ảnh hưởng đến nền công nghiệp truyện tranh trong tương lai.

Tác hại của truyện lậu

Vì sao các nhóm dịch light novel không hợp tác

  • Làm tụt giảm doanh thu bán truyện: Đây là chuyện mà bất kì ai cũng có thể nhận ra. Khi bạn có thể thoải mái xem truyện miễn phí mà không cần tốn công đi mua truyện, thậm chí có khi truyện lậu còn ra sớm hơn cả truyện phát hành thì có lí do gì phải mua truyện nữa? Nếu để truyện lậu tiếp tục phát triển thì trong tương lai không xa, ngành công nghiệp truyện tranh sẽ dần mất đi lợi nhuận cần thiết để tiếp tục phát triển, nhất là trong thời đại mà rất nhiều loại hình giải trí mới không ngừng xuất hiện. Để hạn chế điều này, luật pháp Nhật Bản vàShueisha, Kodansha cũng như các nhà xuất bản tại Nhật đã cùng nhau tiến hành chiến dịch bài trừ truyện lậu, truy quét không ít trang web phát tán truyện trái phép.
  • Ảnh hưởng đến tác giả: Những tác phẩm truyện tranh có thể xem là đứa con tinh thần của những mangaka vậy nên việc truyện của họ bị phát tán trái phép, họ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều cả về tinh thần lẫn vật chất.. Như đã nói ở trên, truyện lậu phát triển có thể khiến doanh số truyện tranh sụt giảm vậy nên truyện lậu cũng khiến các mangaka - vốn đã phải làm việc vô cùng vất vả - nay còn bị mất đi một phần thu nhập. Hơn nữa, hãy thử nghĩ xem: khi tác phẩm bạn dày công tạo nên bị phát tán trái phép mà không có sự đồng ý của bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Các mangaka họ cũng cảm thấy như thế đấy.

Xem thêm:Nettruyen nổi tiếng bất ngờ bay màu trong thời điểm mà drama dịch lậu đang căng thẳng hơn bao giờ hết

  • Tạo thói quen xấu cho độc giả: Việc được tiếp cận truyện lậu một cách miễn phí có thể gây nên tâm lí ở một số cá nhânrằng "họ được quyền xem truyện miễn phí". Đây có thể xem là tác hại lớn nhất của truyện lậu vì nó có ảnh hưởng sâu rộng và gây nên tâm lý lệch lạc. Ví dụ cho điều này có thể kể đến vụ việc vào đầu năm 2021 tại Việt Nam. Cụ thể, không ít độc giả Việt vào trang Twitter của một họa sĩ Hàn Quốc và "chửi bới" tác giả vì dám kiện bản quyền và không cho học đọc truyện miễn phí.

Vì sao các nhóm dịch light novel không hợp tác

Người dịch lậu thậm chí...còn đi bốc phốt các nhóm khác để cùng chết chùm

  • Gây ấn tượng xấu với các nhà xuất bản/mangaka: Khi truyện lậu phát triển quá mạnh tại một quốc gia, các nhà xuất bản truyện tại Nhật, Trung, Hàn,... sẽ rất hạn chế việc hợp tác xuất bản truyện với quốc gia đó. Với họ, thị trường có nhiều truyện lậu sẽ không đáng để đầu tư hợp tác. Điều này còn dẫn đến chuyện các sự kiện đặc biệt, các ấn phẩm đặc biệtcũng sẽ bị giảm thiểu. Những nhà xuất bản của Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi trao đổi mua bản quyền truyện tranh.
  • Gây hại đến nhà xuất bản trong nước: Để đem truyện tranh thế giới về phát hành tại Việt Nam, các nhà xuất bản thường phải bỏ ra số tiền rất lớn. Nếu truyện bán ra không được ủng hộ mạnh mẽ, khả năng cao họ sẽ giảm bản in hoặc ngưng phát hành truyện để hạn chế tối đa thiệt hại (nên là nếu bạn thắc mắc vì sao nhiều manga bị hoãn phát hành thì đây là một trong những lí do đấy). Ngược lại, khi truyện được ủng hộ đúng với tầm nhìn, các nhà xuất bản có sẽ có thêm lợi nhuận để đầu tư tìm kiếm và mua bản quyền nhiều truyện hơn.

Có thể thấy, truyện lậu có rất nhiều tác hại đáng sợ ảnh hưởng không chỉ đến hiện tại mà là cả tương lai sau này. Vậy, nếu giờ không đọc truyện lậu nữa thì chúng ta theo dõi truyện tranh ở đâu?

@deltaxix: cậu nói cạnh tranh ư, xin lỗi cậu có thể nói như vậy khi Sonako dịch manga hoặc anime, chứ không phải là LN. Hiện giờ trên Sonako lực lượng dịch LN chỉ khoảng 20 người duy trì trên dưới 10 bộ nên rất khó để mở thêm project và duy trì project đó trong thời gian dài.  Nếu có một event đóng góp cho cổng LN thì hầu như chắc chắn những ngưởi mới sẽ lao vào convert chứ không phải dịch, Dịch LN vừa tốn công, tốn thời gian, lượng người đọc cũng không nhiều  mà rồi kết quả là vẫn được đăng lên cổng online và vẫn có người đọc, kết quả không khác gì so với dịch thuật mà còn nhanh chóng nữa. Lực lượng đã yếu rồi còn lại phải tự tạo thêm sự cạnh tranh là sao, cạnh tranh chưa thấy đâu mà có thể đã bị convert đè nát rồi

Ngoài ra việc up online thế này tức là các cậu đang tạo cho người mới đọc LN có một chỗ quá lý tưởng để cày level đọc convert.  Cùng một số lượng hàng convert lớn sẽ có trong tương lai và số lượng project  dịch quá thua kém không thể bắt kịp được thì việc người đọc LN sẽ chủ yếu đọc convert  chỉ là sớm hay muộn thôi.

Hiện thời dịch vẫn chủ yếu là từ hàng Eng mà cũng chỉ có trên dưới 50 bộ có Eng so với hơn 1500 bộ có Chi (theo Hako nói trong forum) mà chủ yếu dân dịch bây giờ toàn là dịch từ bản Eng sang.  Và viễn cảnh Sonako chuyên dịch thuật thành nơi tụ họp chủ yếu của các anh hào convert là điều chăc chắn sẽ xảy ra.

Không khuyến khích được người dịch mà lại khuyến khích làm những bản dịch với chất lượng tồi là sao? Mục đích hoạt đông của một nhóm dịch đây sao? Các cậu muốn làm theo giống như bên cộng đồng LN Trung mà lại để hầu hết sản phẩm của nhóm lại có chất lượng gần như không thể chấp nhận được. Đó là điều không nên làm chút nào về lâu về dài. Làm như vậy chỉ khuyến khích người người đi convert  chứ không khuyến khích được ngưởi dịch

Nếu các cậu vẫn tiếp tục ủng hộ convert rồi còn up online thế này thì mình không còn gì để nói nữa. theo mình hàng convert chỉ nên tập hợp trong một topic trong forum dưới dạng download để ai thích đọc thì tự download về đọc, hạn chế kiểu dịch này, không hơn.

Mà trước Hako có nói làm on thế này là để thu hút mem bên tàng thư viện, vậy tại sao không up hàng LN dịch chính thống sang bên đấy để xem kết quả thế nào. Nhưng với sự cố gắng của fishscreen với nhongconpupa và đặc thù khác biệt của hai kiểu truyện LN với kiếm hiệp thì mình nghĩ LN khó mà  thành công được ở bên đó.

Quay trở lại vấn đề chính: về việc sát nhập, mình phải công nhận trang đọc bên BBS có nhiều ưu điểm hơn so với wiki, đặc biệt là với người đọc. Nhưng BBS lại không thân thiện cho người dịch đặc biệt là cho những người dịch mới so với bên wiki (hạn chế người mới do phải qua nhiều khâu thủ tục để có thể up bản dịch như bắt buộc đang ký rồi active tài khoản rồi phải còn phải vào topic set quyền lằng nhằng, đặc biệt là cố động cho phong trảo convert chứ không phải dịch).  và đây mới là những người quan trọng nhất,  thế nên ý kiến của mình là tạm thời các admin vẫn duy trì trang wiki làm nơi làm việc chính, không sát nhập vội. Bên đó chỉ nên coi là nơi up những bản dịch đã được hoàn chỉnh cũng như là kênh quảng cáo phụ nữa cho LN. Đó là ý kiến tạm thời của mình với hiện trạng của cổng BBS lúc này, nếu có điều gì cải thiện thì mình sẽ thay đổi lập trường. Bây giờ cứ như vậy đã.

Ngọc Nữ - 

Dịch giả của bộ tiểu thuyết "Conan" gồm bốn tập là Nguyễn Phương Bảo Châu, sinh viên trường Đại học Ngoại thương - người đã có những năm tháng ấu thơ sống và học tập tại Nhật Bản. Cô gái 9X chia sẻ với bạn đọc eVan.vnexpress.net về thể loại tiểu thuyết mới lạ tại Việt Nam cũng như công việc dịch thuật của mình.

- Chị có thể giới thiệu đôi chút về thể loại “Light Novels”?

- Thể loại “Light Novel” (“raito noberu”, trong tiếng Nhật được gọi tắt là “ranobe” hoặc “rainobe”), hay có thể dịch là tiểu thuyết ngắn, là dòng tiểu thuyết của Nhật Bản dành cho học sinh trung học. Dòng “Light Novel” có độ dài 40.000 - 50.000 từ và thường có tranh minh họa.

Thể loại tiểu thuyết ngắn đã có mặt tại Nhật Bản từ rất lâu và khoảng năm 1990, các tác phẩm “Light Novel” đầu tiên đã được xuất bản. Đến năm 2006, “Light Novel” bắt đầu phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những thể loại được ưa thích nhất như hiện nay. Sau sự phổ biến rộng rãi này, thể loại “Light Novel” được lựa chọn để chuyển thể các manga, anime, phim truyền hình Nhật Bản.

Quảng cáo

Với mục đích phục vụ nhu cầu giải trí, “Light Novel” được viết bằng bút pháp khác biệt so với các tiểu thuyết dành cho người lớn. Cụ thể, các tác giả “Light Novel” thường dùng cách viết ngắn gọn, với chỉ hai đến ba câu trong đoạn văn và sử dụng đối thoại làm cách dẫn dắt truyện chủ yếu.

Vì sao các nhóm dịch light novel không hợp tác

Dịch giả trẻ Nguyễn Phương Bảo Châu.

- Theo chị, vì sao thể loại này lại được người đọc ở Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới yêu thích?

- “Light Novel” được yêu thích có lẽ vì cấu trúc tiểu thuyết ngắn gọn, nội dung tương đối đơn giản, thích hợp cho việc đọc giải trí hàng ngày. Riêng bộ phận “Light Novel” dựa trên các tác phẩm manga, anime hay phim truyền hình đón nhận một lượng lớn độc giả từ các tác phẩm nguyên tác.

Quảng cáo

- Chị bắt đầu đến với con đường dịch thuật thể loại “Light Novel” như thế nào?

- Đầu tiên tôi dịch bộ truyện tranh “Conan” cùng một nhóm bạn. Những ngày đầu tiên dịch thuật đã cho tôi khá nhiều kinh nghiệm, từ việc dùng từ đến cách tra cứu thông tin ở các nguồn khác nhau. Sau khi đỗ Đại học, tôi liên lạc lại với nhà xuất bản với mong muốn được duy trì cộng tác. Vì biết tôi từng tham gia dịch truyện tranh “Conan” nên nhà xuất bản đã cho tôi cơ hội dịch bộ "Light Novel" này.

Vì sao các nhóm dịch light novel không hợp tác

Bộ tiểu thuyết "Conan" của dịch giả Nguyễn Phương Bảo Châu.

- Khó khăn lớn nhất của chị trong việc dịch tác phẩm này là gì?

- Khó khăn lớn nhất là khi bắt gặp những đoạn mật mã tiếng Nhật, mà cách giải cần phải sử dụng lối chơi chữ. Những lúc như vậy, việc đầu tiên là phải đọc đi đọc lại nguyên tác để hiểu cách giải, rồi mới nghĩ cách truyền tải nó sang tiếng Việt. Việc dịch sao cho sát với nghĩa gốc nhất là rất quan trọng, vì thế tôi thường xuyên cho thêm các chú thích vào bản thảo. Có những lúc dịch xong thấy nhiều chú thích quá thì lại lo lắng, không biết các bạn độc giả có còn hứng thú và kiên nhẫn đọc hết hay không?

- Chị có thể chia sẻ về việc đọc sách của giới trẻ Nhật Bản hiện nay?

- Ở Nhật, có rất nhiều thư viện dành cho người dân ở địa phương (chứ không chỉ là thư viện thuộc các trường đại học), với số lượng và thể loại sách dành cho học sinh, sinh viên khá phong phú. Giáo dục Nhật Bản chú trọng đến văn hóa đọc, thể hiện ở hệ thống thư viện ở mỗi trường tiểu học và các tiết đọc được tổ chức định kỳ. Tại Nhật Bản còn có nhiều tập san (cả truyện tranh và truyện chữ) phục vụ lứa tuổi thanh thiếu niên. Việc sáng tác văn học tại Nhật Bản cũng được ủng hộ và tạo điều kiện (ví dụ, một số nhà xuất bản tổ chức các cuộc thi thường niên dành cho các cây bút "Light Novel"). Vì thế có thể nói, các bạn trẻ Nhật Bản có cơ hội tiếp xúc với số lượng lớn các tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại, của nhiều lứa tác giả khác nhau.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng Nhật Bản đang lo ngại về văn hóa đọc ở một bộ phận giới trẻ. Nhật Bản nổi tiếng là “thế giới manga”, vì thế nhiều bạn trẻ Nhật Bản hiện nay thường chọn đọc các bộ truyện tranh thay vì truyện chữ.

Ngọc Nữ thực hiện