Vì sao chúng ta ko nên muối dưa quá lâu

Giải bài tập Câu 3 trang 126 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ, 1 - 2 thìa đường để làm gì? Tại sao khi muối dưa, người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau, quả?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Muối dưa cần dựa vào quá trình lên men lactic của vi khuẩn

Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ để cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển.

Thêm 1 - 2 thìa đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất là với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.

Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.

Giải bài tập Câu 6 trang 126 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Nếu dưa để lâu sẽ bị khú. Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dưa để lâu chính là môi trường nuôi cấy không liên tục, không được bổ sung dinh dưỡng, không lấy bớt các sản phẩm.

Dưa chua để lâu sẽ bị khú vì: Trong quá trình muối dưa - tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa.

Chuyện là...

Trong các buổi chia sẻ về chủ đề #dinh_dưỡng_tự_nhiên,

#nuôi_con_không_dùng_thuốc_kháng_sinh

bác sĩ Viên Minh Đường thường chia sẻ một phương pháp đơn giản giúp tăng cường sức mạnh cho hệ tiêu hoá, đó là ăn món DƯA MUỐI.

Và sau mỗi buổi chia sẻ như thế, Viên Minh Đường thường nhận được không ít thắc mắc của các bố mẹ: " Em NGHE NÓI ăn dưa muối gây ung thư mà bác sĩ ơi???"

Vâng, chính vì sự NGHE NÓI không rõ ràng đó mà các bố mẹ đã bỏ qua một món quà quý của cuộc sống, đã có từ hàng ngàn đời nay. Vậy nên, bài viết này, Viên Minh Đường xin giải thích kỹ lưỡng, khoa học về điều mà bố mẹ NGHE NÓI ấy để bố mẹ hoàn toàn yên tâm nhé.

Vì sao chúng ta ko nên muối dưa quá lâu

===========

Dưa muối là món ăn phổ biến trong mọi gia đình Việt. Các nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong thành phần của dưa muối có các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hoá như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Khi vào dạ dày, vi sinh vật này tạo ra các enzyme chuyển hóa đường và tinh bột trong rau dưa thành axit lactic có vị chua cũng như tạo các enzyme phân hủy một phần chất đạm trong thực phẩm, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Đó cũng là lý do khi ăn các món nhiều chất đạm, chất béo, dân gian hay ăn kèm cùng dưa chua để ngon miệng, dể tiêu và chống ngán.

Trong dân gian có 3 cách muối dưa: Muối nén, muối nước và muối xổi.

Muối nén, là cách muối dưa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta. Thường dưa còn nguyên bẹ được muối trong vại. Sau khi muối xong, người ta dùng một tấm tre đan dày hoặc một tấm gỗ mỏng đè lên dưa rồi đặt vật nặng lên, đậy kín nắp. Sau 15-20 ngày, dưa chín vàng là được. Đây là phương pháp giúp lưu trữ dưa được dài ngày nhất.

Muối nước: Muối dưa với nước muối đun sôi để nguội trong vại. Nồng độ muối khoảng 30-70g/lít, càng ít muối dưa càng chua nhanh hơn. Sau đó chèn dưa sao cho nước cao hơn dưa khoảng 5cm, khi dưa vàng đều, vừa chua là ăn được.

Muối xổi: Cũng tương tự như cách muối nước nhưng dung dịch muối có độ mặn thấp hơn để dưa có thể chua nhanh trong vòng 1-3 ngày.

Trong 3 cách trên, dưa chua muối nén và muối nước là ngon và an toàn nhất. Nguyên nhân là vì trong rau dưa thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có cả những vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn lên men thối rữa và những vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng.

Khi muối dưa, vi khuẩn lên men lactic gặp điều kiện thuận lợi sẽ sử dụng chất đường bột sẵn có trong rau để phát triển rồi chuyển hóa thành axit lactic làm chua dưa. Trong điều kiện đó, các loại vi khuẩn khác không phát triển được và bị tiêu diệt.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện muối dưa, vi khuẩn gây bệnh chỉ sống được 9 giờ, các ký sinh trùng cũng không sống được quá 10 ngày. Cũng vì vậy dưa chua có thể dự trữ được lâu, ăn trong nhiều ngày.

Riêng cách muối xổi, do thời gian muối dưa quá ngắn, môi trường muối dưa không đủ độ axit để kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại do đó vẫn còn vi khuẩn và các ký sinh trùng gây bệnh.

Ngoài ra, theo nhiều kết quả nghiên cứu, các loại rau dùng để muối dưa hiện được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Khi muối dưa, nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit. Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và MẤT HẲN khi dưa đã chua vàng. Nitrit trong dưa muối xổi, khi ăn vào, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá…để tạo thành hợp chất nitrosamin là một chất CÓ KHẢ NĂNG gây ung thư trên động vật thí nghiệm.

================

Bố mẹ đọc bài đã hiểu rõ rồi chứ ạ?

Chỉ có dưa muối xổi thời gian ngắn mới có khả năng gây ung thư thôi nhé.

Ngược lại, dưa muối nén hoặc muối nước, khi dưa đã ngả vàng và có vị thanh chua, thì lại là thực phẩm RẤT TỐT CHO TIÊU HOÁ đấy bố mẹ ạ.

Qua bài viết này, Viên Minh Đường cũng mong các bố mẹ khi tiếp cận với các thông tin, đặc biệt là thông tin sức khoẻ, thì nên tiếp cận đa chiều và qua các nguồn tin có sơ sở khoa học rõ ràng, ít nhất là để không bỏ lỡ những món ngon tuyệt vời như món DƯA MUỐI bố mẹ nhé.

Dưa, cà muối là sản phẩm đã quá đỗi quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Từ xưa, ông bà nhà mình đã dùng vỉ nén dưa, cà ngập dưới nước, đậy kỹ vại để dưa không bị khú, bị hỏng. Ngày nay, xét về bản chất, việc này được lí giải như thế nào?

Trong quá trình muối chua dưa, cà, các vi khuẩn lactic có sẵn trên bề mặt rau quả, dụng cụ, trong nước,… sẽ chuyển hóa các chất đường trong nguyên liệu thành axit lactic mang lại vị chua thanh đặc trưng cho dưa, cà muối. Ngoài ra, vi khuẩn lactic còn tạo ra các sản phẩm phụ khác như axit axetic, rượu etylic, các ester, acetaldehyd… Các chất này cũng rất cần thiết trong quá trình muối chua, bởi chúng tạo mùi vị và hương thơm cho sản phẩm.

Tuy nhiên, trong vại dưa, cà, ngoài vi khuẩn lactic còn có mặt các con vi sinh vật khác như vi khuẩn gây thối, nấm men, nấm mốc… có thể sản xuất ra nhiều chất làm giảm chất lượng sản phẩm. Cùng với vi khuẩn lactic, các vi sinh vật này cũng sẵn có trong tự nhiên. Vì vậy, để muối dưa cà, cần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời ức chế hoạt động của các vi sinh vật không có lợi kia.

Vi khuẩn lactic hoạt động trong điều kiện kị khí tùy nghi, nghĩa là khi phát triển không nhất thiết phải có mặt của oxy không khí. Trong khi đó, các vi sinh vật như vi khuẩn axetic (vi khuẩn acetobacter), vi khuẩn gây thối, nấm mốc,… lại hoạt động trong điều kiện hiếu khí cao độ, và khi không có không khí thì không phát triển được. Do đó, cách nén chặt, đậy kỹ của ông cha ta thực tế là để hạn chế sự có mặt của oxy, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động và giảm thiểu sự cạnh tranh của các loại vi sinh vật khác.

Khi lượng axit lactic tạo thành tích tụ với hàm lượng khoảng 0,5% cũng đã có thể ức chế hoạt động của nhiều loại vi sinh vật có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình lên men. Vì vậy, ngoài việc hạn chế oxy, việc nhanh chóng tạo ra một lượng cần thiết axit lactic cũng là để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật bất lợi. Một số thao tác khác khi muối dưa cà như bổ sung thêm muối, đường cũng là vì mục đích này.

Lượng muối cho vào trong nước muối dưa cà khoảng 5 – 6% ngoài tác dụng tạo vị, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật còn có đồng thời làm cho dịch bào của nguyên liệu rau quả tiết ra. Trong dịch bào có chứa nhiều đường và một số chất dinh dưỡng khác tạo điều khiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển, nhanh chóng lên men tạo axit lactic.

Khi muối chua cải đông dư, cà pháo, do lượng đường trong cải, cà rất thấp, hàm lượng axit lactic tạo thành tích tụ trong sản phẩm không đạt yêu cầu, sản phẩm có hương vị kém và rất dễ bị hư hỏng. Vì vậy, khi muối dưa, cà, cần bổ sung thêm đường. Với nguyên liệu muối chua là bắp cải, do lượng đường trong bắp cải tương đối cao nên có thể không cần thêm đường khi muối.

Như vậy, có thể nói vui rằng: mặc dù chưa biết đến khoa học ngày nay là gì nhưng ông cha ta đã muối dưa cà rất khoa học. Và còn có rất nhiều kinh nghiệm quý báu khác nữa mà ông cha truyền lại, người ta chỉ biết là đúng nhưng “ ánh sáng khoa học hiện đại” vẫn chưa thể giải thích được.

Hồng Linh

Xem thêm: 

Những loại rau, củ, quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Trong môi trường muối dưa, vi khuẩn gây bệnh sống được khoảng 9 giờ, các ký sinh trùng không sống được quá 10 ngày. Muối chua nếu làm đúng cách sẽ ăn rất ngon và hợp vệ sinh. Còn muối xổi, do thời gian quá ngắn và môi trường muối dưa không đủ độ axit nên không thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp (tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn…), ăn nhiều dưa muối xổi còn có nguy cơ mắc ung thư. Bởi các loại nguyên liệu rau, củ, quả dùng muối dưa thường được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitric đáng kể. Nitric vào dạ dày sẽ kết hợp với các thức ăn thịt, cá, cua, mắm… tạo thành hợp chất nitrosamine, mà nhiều nghiên cứu đã kết luận là chất có khả năng gây ung thư.

Tại sao khi muối dưa phải đổ ngập nước và nén chặt?

Trong quá trình muối chua dưa, cà, các vi khuẩn lactic có sẵn trên bề mặt rau quả, dụng cụ, trong nước,… sẽ chuyển hóa các chất đường trong nguyên liệu thành axit lactic mang lại vị chua thanh đặc trưng cho dưa, cà muối. Ngoài ra, vi khuẩn lactic còn tạo ra các sản phẩm phụ khác như axit axetic, rượu etylic, các ester, acetaldehyd… Các chất này cũng rất cần thiết trong quá trình muối chua, bởi chúng tạo mùi vị và hương thơm cho sản phẩm.

Tuy nhiên, trong vại dưa, cà, ngoài vi khuẩn lactic còn có mặt các con vi sinh vật khác như vi khuẩn gây thối, nấm men, nấm mốc… có thể sản xuất ra nhiều chất làm giảm chất lượng sản phẩm. Cùng với vi khuẩn lactic, các vi sinh vật này cũng sẵn có trong tự nhiên. Vì vậy, để muối dưa cà, cần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời ức chế hoạt động của các vi sinh vật không có lợi kia.

Vi khuẩn lactic hoạt động trong điều kiện kị khí tùy nghi, nghĩa là khi phát triển không nhất thiết phải có mặt của oxy không khí. Trong khi đó, các vi sinh vật như vi khuẩn axetic (vi khuẩn acetobacter), vi khuẩn gây thối, nấm mốc,… lại hoạt động trong điều kiện hiếu khí cao độ, và khi không có không khí thì không phát triển được. Do đó, cách nén chặt, đậy kỹ của ông cha ta thực tế là để hạn chế sự có mặt của oxy, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động và giảm thiểu sự cạnh tranh của các loại vi sinh vật khác.

Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ và 1 - 2 thìa đường để làm gì?

Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ để cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển. Thêm 1 - 2 thìa đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất là với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.