Vì sao con bò k tắm

Vì sao con bò k tắm
Trâu, bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là con vật mất thăng bằng, đi lảo đảo. Ảnh minh họa

Nguyên nhân:

Bệnh xảy ra chủ yếu vào những ngày nắng nóng, oi bức, khi gia súc làm việc hoặc chăn thả trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài; gia súc nuôi nhốt, vận chuyển đường dài ở mật độ cao, kém thông thoáng; hoặc do chuồng trại nuôi nhốt không được che chắn, áp dụng các biện pháp làm mát…

Triệu chứng:

Trâu, bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là con vật mất thăng bằng, đi lảo đảo. Thân nhiệt tăng cao (40 - 41oC). Tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng sau đó thu hẹp. Giai đoạn cuối, con vật khó thở, niêm mạc tím bầm, co giật, mất phản xạ và chết.

Bệnh có thể xảy ra trên nhiều con hoặc chỉ một vài con trong đàn. Trường hợp đang vận chuyển trên xe hoặc nuôi nhốt ở mật độ cao có thể thấy cả đàn có triệu chứng ngây ngất, lờ đờ không linh hoạt, nhất là biểu hiện ở mắt thấy niêm mạc đỏ ửng.

Điều trị:

Khi đang vận chuyển hoặc do nuôi nhốt số lượng lớn, cần cho ngay con vật nghỉ ngơi ở khu vực có nhiều bóng cây mát, tách riêng từng con ra ở vị trí riêng nhằm giảm lượng khí độc do chính từ các con vật thải ra khi nhốt chung. Trường hợp con vật đang làm việc như cày, kéo thì cho con vật nghỉ ngơi ngay, chọn nơi mát, yên tĩnh để cho con vật nghỉ.

Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốc độ vừa phải để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm con vật sốc, choáng.

Dùng khăn mát lau cho con vật, trước hết lau ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 - 2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Lưu ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật hoặc khi con vật chưa có thời gian cân bằng trạng thái cơ thể đã dùng nước lạnh dội, tắm cho con vật

Đối với trâu, bò bị cảm nóng trong chuồng nuôi, cần tăng thông thoáng chuồng nuôi, dãn mật độ. Tăng cường nước uống cho con vật: Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để cho con vật uống nước như sau:

+ Cho uống nước mát, tốt nhất dùng một lượng muối khoảng 01 thìa cà phê/10 lít nước cho uống

+ Dùng 0,5 –1kg lá rau má giã nhỏ cùng 20 – 30g muối tinh (01 thìa cà phê) sau đó hòa 1 – 2 lít nước cho con vật uống, bã rau má có thể cho con vật ăn trực tiếp hoặc tiếp tục hòa nước cho con vật uống.

+ Dùng 0,2 – 0,5kg cây diếp cá giã nhỏ cùng 20 – 30g muối tinh (1 thìa cà phê) hòa cùng 1– 2 lít nước cho con vật uống trực tiếp.

+ Dùng 100 – 200g bột sắn dây với 2 – 3 lít nước hòa nước cho con vật uống trực tiếp hoặc dùng 100 – 200g hạt đỗ đen rang đun nước cho uống 2 – 3lít/lần, uống 2 – 3 lần/ngày.

+ Dùng thuốc, chất điện giải cho con vật: ở những nơi có điều kiện, tiện việc dùng thuốc hoặc có thuốc dự phòng trên đường vận chuyển dùng ngay các loại thuốc điện giải như Han-Lytevit C, Ulytevit C, Vitamin C, ADE Bcom lex, đường Gluco,…

Với trâu, bò bị bệnh nặng, cần dùng thuốc phục hồi thần kinh, tim mạch và hô hấp; có thể truyền tĩnh mạch dung dịch Glucoza, nước muối sinh lý, các thuốc trợ sức, trợ lực…

Chú ý, sau khi bị cảm nắng, cảm nóng, sức khỏe của trâu, bò bị giảm, do đó cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung vitamin và thuốc trợ sức, trợ lực để trâu, bò nhanh bình phục và tránh các bệnh kế phát.

Cách phòng bệnh:

Trước khi vào mùa nắng, cần kiểm tra, kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cung cấp nước và làm mát trong chuồng.

Vào lúc nhiệt độ môi trường tăng cao, không nên cho trâu, bò ăn quá no, tắm mát cho trâu, bò bằng vòi xịt, hoặc dùng hệ thống phun sương; xịt nước lên mái chuồng và quan trọng nhất là cấp đầy đủ nước uống cho con vật.

Mật độ nuôi hợp lý: trâu, bò trưởng thành từ 6 - 8m2/con.

Cung cấp đầy đủ nước uống vệ sinh và mát cho vật nuôi, bổ sung điện giải, vitamin C. Vào những ngày nắng, nóng, nên cho vật nuôi ăn lúc sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn giảm, cần tăng lượng thức ăn thô xanh.

Không chăn thả hoặc cho gia súc làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài.

Khi vận chuyển gia súc trong những ngày nắng nóng nên thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm, chiều mát. Nếu vận chuyển đường dài, cần cho gia súc nghỉ ngơi hợp lý vào thời điểm nắng nóng, đưa trâu, bò vào nơi thoáng mát, nhiều cây cối để chăm sóc, bổ sung thức ăn, nước uống; kiểm tra sức khỏe con vật trong suốt quá trình vận chuyển.

Đồng thời chú ý thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa, chế độ làm việc, vệ sinh thú y trong những ngày nắng nóng, kịp thời xử lý ngay khi phát hiện con vật có biểu hiện bệnh./.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Ai Cập

Khi đại dịch Covid-19 đang tàn phá Ấn Độ, một số tín đồ Hindu đến trại bò tại bang Gujarat mỗi tuần một lần để tắm sữa bò, bôi hỗn hợp nước tiểu và phân bò lên cơ thể với hy vọng tăng cường khả năng miễn dịch trước nCoV hoặc sớm hồi phục nếu đã mắc bệnh.

Phương thức này được các bác sĩ khẳng định là vô căn cứ. "Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy phân hoặc nước tiểu bò có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống Covid-19. Điều này hoàn toàn chỉ dựa trên tín ngưỡng", tiến sĩ JA Jayalal, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Ấn Độ, nhận định.

Người dân bôi phân bò lên cơ thể tại ngoại ô thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ, ngày 9/5. Ảnh: Reuters

Vậy điều gì đằng sau niềm tin tôn giáo làm cơ sở cho những hành vi trên? Hãy tìm hiểu một số giải đáp của Washington Post về lòng tin của các tín đồ Hindu với loài bò.

- Người theo đạo Hindu có luôn coi bò là vật linh thiêng?

Không. Tại Ấn Độ cổ đại, gia súc và bò được hiến tế cho các vị thần, những tín đồ cũng lấy thịt để ăn. Nhưng sau đó, với sự trỗi dậy của Phật giáo và Kỳ Na giáo - hai tôn giáo khác cũng bắt nguồn từ Ấn Độ, cùng triết lý ăn chay, những tín đồ Hindu cũng ngừng ăn thịt. Vào thế kỷ đầu tiên, bò được gắn liền với Bà La Môn - đẳng cấp cao nhất trong Hindu giáo, gồm những giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả, lãnh đạo tôn giáo... Giết một con bò nghĩa là giết một Bà La Môn - một điều đặc biệt cấm kỵ.

- Người Ấn Độ có thờ bò không?

Không. Tín đồ Hindu không coi bò là một vị thần, họ cũng không thờ phụng nó. Tuy nhiên, phần lớn tín đồ theo đạo này ăn chay, và coi bò là biểu tượng thiêng liêng của cuộc sống, cần được bảo vệ và tôn kính. Những tín đồ Hindu ăn thịt sẽ tránh thịt bò, tuỳ từng người mà khẩu phần ăn có thể có trứng, thịt gà hay cừu.

Trong kinh Veda, bộ kinh lâu đời nhất của Hindu giáo, con bò được kết nối với Aditi, mẹ của các vị thần. Những bức tranh Hindu giáo thường khắc hoạ một con bò màu trắng xinh đẹp, đeo tràng hoa như một dấu hiệu cho lòng tôn kính đặc biệt trong đức tin của họ. Những tín đồ Hindu thậm chí còn có một "ngày lễ dành cho bò gọi" là Gopastami, năm nay rơi vào 11/11. Vào ngày này, các con bò, dù bò lang thang hay được nuôi trong các trang trại, đều được tắm rửa sạch sẽ, đeo vòng hoa. Do vậy, phần lớn tín đồ Hindu coi việc làm hại hay giết một con bò, đặc biệt để lấy làm thức ăn, là điều cấm kỵ.

Người Hindu không ăn thịt bò. Ảnh: RFI

- Vì sao bò lại được coi là linh thiêng, chứ không phải một số động vật khác như mèo của Ai Cập cổ đại?

Những tín đồ Hindu coi bò là một sinh vật đặc biệt hào phóng, ngoan ngoãn, mang lại cho con người nhiều hơn những gì nhận từ họ. Người ta tin rằng con bò tạo ra năm thứ: sữa, pho mát, bơ (còn gọi là ghee), nước tiểu và phân. Ba thứ đầu tiên được dùng để thờ cúng các vị thần và làm thức ăn, hai thứ cuối cùng để sám hối hay làm nhiên liệu để đốt. Trên thực tế, người theo đạo Hindu cũng lấy một số động vật để đại diện cho các vị thần mà họ thờ phụng như khỉ (thần Hanuman), voi (thần Ganesh), hổ (thần Durga), chuột (thần Ganesh)... Nhưng không con vật nào được tôn kính như bò.

Anh Minh (Theo Washington Post)