Vì sao cúng tỏi cho ông địa

1. Dân gian hay để tỏi lên ban thờ Thần Tài Thổ Địa, vì sao?

Khác với thờ cúng gia tiên hay thổ công đòi hỏi phải ở nơi sạch đẹp trên cao, bàn thờ Thần Tài được đặt ở 1 góc nhà, dưới đất, ngay cửa ra vào để nghênh đón tài lộc. Vì thế, lễ vật dâng cúng vị thần ban phát tiền bạc này cũng có sự khác biệt.

Ở nhiều nơi, các gia đình thường đặt tỏi lên ban thờ Thần Tài để dâng cúng ngày mùng 1 hay ngày Rằm. Mục đích chính là cầu mong sự may mắn, dồi dào về tiền bạc.

Tỏi trừ tà

Theo tín ngưỡng dân gian, tỏi có tác dụng trừ tà ma hiệu quả. Người ta hay bỏ tỏi dưới gối, còn cho trẻ mới sinh đeo tỏi khi ra đường với niềm tin rằng ma quỷ thấy tỏi mà không dám lại gần.

Vì lý do này mà vào các ngày cúng giỗ hay lễ Tết, những món ăn được sắp lên ban thờ cũng kiêng, không cho tỏi vào.

Nếu nấu tỏi thì các cụ tổ tiên không thể về thụ hưởng đồ cúng bởi vì tỏi có tính âm, các cụ xưa quan niệm thế giới âm dương là âm chống âm, dương đẩy dương. Do vậy mà ma tà, quỷ quái thuộc “thế giới âm” kỵ với tỏi.

Cúng tỏi Thần Tài cầu mong may mắn về tài lộc

Ở một diễn biến khác, dân gian quan niệm rằng, Thần Tài (Ông Địa) và những bậc Thần, Thánh tuy có sức mạnh siêu nhiên nhưng ở một giới hạn nhất định.

Những loài ma quỷ có công phu cao hơn sẽ phá phách, làm tổn hại… tới các vị này. Vậy nên, tỏi sẽ làm cho ma, quỷ giảm đi một phần công lực nào đó hoặc làm chúng khiếp sợ mà bỏ đi, không gây tổn hại cho Thần Tài, Thổ Địa nữa.

Hay nói một cách khác, tỏi chính là phương tiện để Thần Tài, Thổ Địa bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội, vừa hộ thần vừa tăng tiến tài lộc cho gia chủ.

Ngoài tỏi, nhiều nơi mọi người còn làm Minh Đường Tụ Thủy để tích tụ tiền bạc, tiền của không bị trôi đi. Mời bạn tham khảo: Vì sao thắp hương cần số lẻ: Nhang lẻ, đồ lễ cũng số lượng lẻ?

Cách làm đơn giản, đặt 1 tô nước nông có thả hoa tươi (cánh hoa tươi) trong đó và đặt trước ban thờ Thần Tài là được. Xem hình dưới đây, vị trí số 12 chính là Minh Đường Tụ Thủy.

2. Cúng tỏi Thần Tài số lượng bao nhiêu?

Tùy từng địa phương mà việc cúng tỏi Thần Tài với số lượng khác biệt.

Tuy nhiên nhìn chung, theo ông bà xưa truyền lại, tốt nhất nên đặt 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tỏi tươi nguyên, đẹp mắt. Hoặc nếu có thể, đặt cả bó tỏi tươi cũng được.

Như đã nói phía trên, bày tỏi là để Thần Tài, Thổ Địa dễ dàng bài trừ tà ma quấy phá, giúp tài khí dễ tụ, đường tài lộc của gia chủ thêm phần hanh thông, vượng phát, gia đạo cũng ngày càng bình an.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bàn thờ Thần Tài - Ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng hoặc là chiếc thùng gỗ được dán giấy đỏ ở xung quanh. Ở phía bên trong khám có dán bài vị của Thần Tài - Ông Địa được viết trên giấy đỏ và mực viết bằng kim nhũ. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người vẫn thắc mắc rằng bàn thần tài có nên thờ tỏi hay không? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể và chi tiết ngay sau nội dung bài viết sau. 

I - Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa có nên thờ tỏi hay không?

Bên cạnh những lễ vật thường được đặt ở trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa thì người ta còn đặt tỏi ở trên ban thờ này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng bàn thần tài có nên thờ tỏi không? và việc thờ tỏi mang lại nhiều ý nghĩa như thế nào?

Vì sao cúng tỏi cho ông địa

Bàn Thần Tài thờ tỏi đem đến nhiều ý nghĩa khác nhau

Theo đó, ở nhiều gia đình hiện nay đã lập bàn thờ Thần Tài đã từ rất lâu nhưng lại không hề biết được việc nên đặt tỏi trên bàn thờ hay không. Theo như, quan niệm của dân gian cũ khi cúng tốt nhất gia chủ nên kèm theo 1 đĩa tỏi bao gồm 5 củ tươi nguyên, đẹp mắt hoặc thậm chí là có thể để được cả bó tỏi cũng được. 

Và trong phong thủy người ta cũng cho rằng nên bày tỏi để có 2 thần dễ dàng bài trừ “ các đạo chích vong binh”. Từ đó, sẽ giúp cho con đường tài vận của gia đình được hanh thông, gia đạo được bình an. mọi chuyện suôn sẻ như ý. 

Thêm vào đó, gia chủ cũng cần đặt thêm một Ông Cóc ở bên trái và buổi sáng nên quay cóc ra bên ngoài và tối quay mặt vào trong để tiền bạc và phúc khí không bị tiêu tán và trôi hết ra ngoài. Chính vì thế việc đặt tỏi ở trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa có nhiều ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là những gia đònh có làm ăn kinh doanh, buôn bán. 

II - Những điều cần lưu ý để tránh mất lộc khi thờ Thần Tài

Bên cạnh câu hỏi bàn thờ Thần Tài có nên thờ tỏi không? Thì gia chủ cũng cần lưu ý những điều sau để tránh xảy ra mất lộc khi Thần Tài đó là:

Vì sao cúng tỏi cho ông địa

Những điều cần lưu ý khi thờ Thần Tài để tránh mất lộc

  • Hãy rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi cho sạch trước khi đặt lại ở trên bàn thờ. 
  • Lau bàn thờ ông Thần Tài - Ông Địa bằng nước hoa bưởi vào ngày mùng 10 tháng Giêng và ngày 14 âm lịch, ngày cuối tháng âm lịch. Khăn lau bàn thờ Thần tài phải giữ luôn được sạch sẽ và không được sử dụng vào việc khác. 
  • Hãy giữ cho Thần Tài được sạch sẽ bằng cách lau rửa và dọn dẹp thường xuyên. Đặc biệt không gian ở phía trước mặt bàn thờ phải đảm bảo luôn sạch sẽ , quang đãng, tránh vết nhơ bẩn.
  • Ở phía sau lưng bàn thờ Thần Tài phải là vách tường chắc chắn và kín để hội tụ được tài vận.
  • Hãy nên lựa chọn loại hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng để cúng Thần Tài. Còn đối với trái cây thì nên lựa chọn ngũ quả. 

Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bàn Thần Tài có nên thờ tỏi hay không? Theo đó việc thờ tỏi ở trên bàn Thần Tài có nhiều ý nghĩa cực kỳ giá trị khác nhau. Để có thể cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích về phong thủy bạn đọc hãy thường xuyên cập nhập vào website pjs.com để nắm bắt nhé!

Ngoài bàn thờ Gia Tiên, Ông Táo, nhiều gia đình buôn bán, kinh doanh còn có cả bàn thờ Thần Tài, Ông Địa tức là vị thần đem lại tiền tài, giàu có cho gia chủ.

Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường ở một góc nhà, ở dưới đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc, chứ không phải ở nơi sạch đẹp, trang trọng như ban thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.  

Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài, Ông Địa được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ. Trong đó, ngoài những thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ, từ xưa nhiều gia đình còn đặt thêm 1 ít tỏi lên với ý nghĩa gọi may mắn vào nhà. 

Vì sao cúng tỏi cho ông địa

1. Vì sao bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa lại hay bày tỏi?

Nhiều gia đình tuy đã lập bàn thờ Thần Tài từ lâu nhưng lại không hề biết việc nên đặt tỏi trên bàn thờ. Theo ông bà ta, khi cúng, tốt nhất là gia chủ nên kèm theo 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tươi nguyên, đẹp mắt, hoặc thậm chí cho cả bó tỏi cũng được.

Phong thủy cho rằng nên bày tỏi để có 2 vị thần dễ dàng bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội. Giúp đường tài vận của gia đình được hanh thông, gia đạo bình an hơn.

Thêm nữa, các bạn cũng nên đặt thêm một Ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bên trái, nhớ ra sáng quay cóc ra, tối quay mặt cóc vào để tiền bạc và phúc khí không bị trôi ra ngoài.

Vì sao cúng tỏi cho ông địa

2. Những lưu ý tránh mất lộc khi thờ Thần Tài

- Nhớ rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi cho sạch trước khi đặt lên bàn thờ.

- Lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng. Khăn tắm cho thần tài và khăn lau bàn thờ phải sạch sẽ và không được sử dụng vào việc khác.

- Giữ Thần Tài sạch sẽ bằng cách lau rửa thường xuyên. Không gian trước mặt bàn thờ phải đảm bảo sạch sẽ, quang đãng, tránh vết nhơ bẩn.

- Phía sau lưng bàn thờ Thần Tài phải là vách tường chắc chắn và kín để hội tụ được tài vận.

- Nên lựa chọn hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền để cúng Thần Tài. Còn trái cây nên chọn ngũ quả.

- Khi cúng Thần Tài, nên lưu ý dùng nước sạch và đảm bảo chén luôn được sạch sẽ. Cần lưu ý xếp 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát triển.

- Phía trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt tượng Phật Di Lặc để giúp quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

- Khi mới lập bàn thờ Thần Tài, nên thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những khi muốn cầu xin điều gì thì thắp 3 nén nhanh theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lngày ễ, tết thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Một năm, chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong, nên đổ một chút rượu vào đám tro.

- Nên chọn loại nhang giữ được tàn để có bát nhang đẹp và tụ khí tốt. Nên đốt nhang cho Thần Tài vào buổi sáng sớm trước khi mở hàng và buổi tối.

- Không nên đặt bàn thờ Thần tài phía dưới hoặc đối diện gương, đèn, nhà vệ sinh, chậu rửa tay hoặc nơi có quá nhiều ánh sáng.

- Không nên đặt ban thờ Thần Tài phía dưới hoặc bên cạnh bàn thờ tổ tiên.

- Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.

- Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.

- Bộ đồ sứ thờ Thần Tài không được xung khắc với bản mệnh của gia chủ.

- Ở bàn thờ Thần Tài nên đặt thêm tượng Ông Cóc, sáng quay đầu ra, tối quay đầu vào để rước lộc vào nhà. Với khu vực trước tủ thờ, nên đặt một tô sứ đẹp, lòng nông, đổ đầy nước và rải hoa lên trên.

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo Khám phá