Vì sao giá hoa tết cao

Gần đây, thời tiết nắng mưa thất thường cộng với việc người trồng hoa không nắm được nhu cầu thị trường và sản xuất không có kế hoạch, thêm vào đó lượng hoa nhập từ các tỉnh bạn về giá lại cao, khiến nguồn cung không bảo đảm nhu cầu trên địa bàn, đẩy giá hoa tăng cao.

Khảo sát tại một số sạp hoa tươi trên địa bàn thành phố Kon Tum, chúng tôi ghi nhận giá hoa các loại đều tăng cao gấp đôi so với cách đây nửa tháng. Theo người dân phản ánh, điều này trước đây hiếm khi xảy ra.

Chị Hồng Thu–chủ sạp hoa tươi tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum cho biết, các loại hoa được chị lấy trực tiếp ở Đà Lạt về. Giá sỉ cao gấp đôi so với trước nên giá bán ra cũng phải tăng lên. So với trước, giá hoa hồng các loại chỉ từ 2.500-3.000 đồng/bông, hiện tại lên đến 5.000-6.000 đồng/bông. Tương tự, hoa mai vàng cali trước có giá 15.000 đồng/bó, hiện tại bán ra 30.000  đồng/bó; hoa cúc lưới trước đây 30.000 đồng/bó, hiện tại 60.000 đồng/bó; hoa mai cúc cam trước đây 20.000 đồng/bó, giờ bán ra 40.000 đồng/bó; cúc thường trước đây 8.000 đồng/cây, hiện tại có giá 15.000 đồng/cây...

Vừa chọn xong bó cúc lưới (mỗi bó khoảng 8-10 bông) tại chợ gần nhà, chị Trinh (phường Duy Tân) bất ngờ khi chủ hàng báo giá 60.000 đồng/bó, cao gấp đôi so với trước.

“Tôi hơi bất ngờ nên hỏi đi hỏi lại nhưng người bán khẳng định lại giá trên là đúng và giải thích là, hiện tại nguồn cung khan hiếm, giá hoa nhập vào tăng cao nên phải nâng giá lên. Mới 2 tuần trước,  giá cúc lưới tôi mua các loại chỉ từ 25.000 – 40.000 đồng/bó, tùy loại nhỏ hay lớn. Ban đầu tôi định mua nhiều, nhưng vì giá cao nên tôi chỉ mua 1 bó này thôi” – chị Trinh chia sẻ.

Vì sao giá hoa tết cao
Giá hoa các loại đều tăng gấp đôi so với cách đây nửa tháng. Ảnh: HT

Chị Trần Thị Mỹ Lương (chủ sạp hoa tươi chợ Duy Tân – thành phố Kon Tum) giải thích với chúng tôi “Giá bán cao nhưng lợi nhuận thì vẫn vậy, thậm chí khó bán hơn vì giá mua sỉ vào rất cao. Mặc dù hoa đang có giá nhưng tôi không dám nhập hàng nhiều vì sợ bán không hết. Trước đây hiếm khi nào xảy ra tình trạng như vậy, giá hoa hiện tại còn cao hơn những ngày Tết”.

Chị Võ Thị Thu - chủ sạp hoa tại Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum cũng thừa nhận, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, giá hoa có tăng nhưng cũng không cao như hiện nay. Chị cho biết, giá hoa chỉ tăng cao vào gần nửa tháng nay, nhất là từ sau Tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âm). Theo giải thích của các thương lái ở Đà Lạt thì sản lượng vụ này đột nhiên sụt giảm nghiêm trọng, nguyên nhân ngoài thời tiết nắng mưa thất thường còn do bà con đồng loạt giảm số lượng gieo trồng.

Theo tìm hiểu, từ khi xuống giống, trung bình từ 2,5 đến 3 tháng là hoa có thể thu hoạch nên người trồng hoa sẽ tính toán thời điểm gieo trồng  sao cho thu hoạch đúng vào ngày rằm, ngày cuối tháng hoặc các ngày lễ để bán được giá. Đợt xuống giống vừa rồi, bà con đồng loạt giảm sản lượng nên lượng hoa cung cấp ra thị trường gần đây bị ít đi nhiều so với trước, khiến cho giá bị đẩy lên cao.

Tại vườn hoa của chị Hương (tổ 4, phường Nguyễn Trãi), thay vì trước đây vài ngày chị mới thu hoạch một lứa để giữ cho hoa được tươi, thì nay chị cùng gia đình thu hoạch luôn cả 2 sào hoa cúc chỉ trong 2 ngày để kịp cho thương lái đến thu mua. Chị Hương giải thích, sau dịch bệnh Covid-19, nhu cầu mua hoa của người dân giảm mạnh. Thấy thế, đợt gieo trồng vừa rồi bà con không dám trồng nhiều vì sợ không bán được. Hiện nay hoa lại được giá nhưng vì trồng ít nên không có hoa để bán, thu nhập cũng chẳng được nhiều. Vụ vừa rồi nhà chị cũng cắt giảm diện tích trồng từ 5 sào xuống còn 2 sào.

Ngoài việc do bà con đồng loạt giảm diện tích gieo trồng, sản lượng hoa sụt giảm còn do sự biến đổi thời tiết, nắng mưa thất thường.

Anh Hưng - chủ vườn hoa phường Nguyễn Trãi giải thích: Cây hoa thích hợp với thời tiết ổn định, không chịu được nắng mưa thất thường. Để trồng đúng cách, người dân phải trồng hoa trong nhà màng hoặc có nilong che phủ để tránh mưa nắng trực tiếp. Nhưng vì sợ tốn kém chi phí, một phần do chủ quan, bà con trước nay hay trồng ngoài trời, không có gì che chắn. Gần đây, hiện tượng mưa nắng thất thường nên cây hoa không thích nghi được và chết đi. Hiện tại, 2 sào hoa cúc vàng của anh tuy được giăng màng nilon cẩn thận nhưng số lượng lớn cây vẫn bị chết do không chịu nổi sự thất thường của thời tiết.

Hy vọng rằng, rút kinh nghiệm thực tế từ việc khan hiếm nguồn cung hoa cho thị trường trong thời gian qua, người trồng hoa sẽ có kế hoạch sản xuất hợp lý, tránh chạy theo tâm lý đám đông để không xảy ra tình trạng mất cân đối cung- cầu như vừa qua. Bên cạnh đó, người trồng hoa cũng cần có những biện pháp an toàn, hợp lý để đối phó với sự biến đổi thời tiết thất thường, tránh thất thoát sản lượng khi thu hoạch, bảo đảm thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế.

Hoàng Thanh

Ông Vũ Vinh Phú- Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội:Vấn đề nằm ở khâu điều hành

Nguyên nhân khiến thực phẩm tăng giá dịp tết là do người tiêu dùng có tâm lý tích trữ hàng hóa, lo sợ nguồn hàng sẽ không đủ cung ứng cho thị trường. Nhiều người đổ xô đi mua hàng về để dành cho những ngày tết sắp đến, chính điều này đã khiến cho hàng hóa trên thị trường được tiêu thụ quá nhanh trong một thời gian ngắn. Từ đó, giá cả các loại sản phẩm dần được đẩy lên theo.

Vì sao giá hoa tết cao

Nhiều chuyên gia cho rằng phải phải mở rộng khâu phân phối và đảm bảo chất lượng hàng hóa thì giá cả thị trường sẽ ổn định (ảnh minh họa, chụp tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội).   Ảnh: Đàm Duy

Hiện với nhiều mặt hàng Nhà nước còn định giá, quản giá mà chúng ta cũng đã khó quản lý giá cả. Các chiêu lách luật tăng giá, rút ruột hàng hóa, giảm chất lượng hàng hóa để phù phép vẫn đang diễn ra hàng ngày. Với hàng hóa tết thì càng khó bắt buộc họ không được tăng giá khi sức mua chỉ tập trung có một lúc. Tôi cho rằng, giá cả hàng hóa thực tế được quyết định bởi vấn đề cung-cầu, tổ chức thị trường, cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước phải điều hành bằng cách không ngăn sông cấm chợ, không độc quyền; mở rộng liên kết sản xuất, phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa… còn giá cả lúc đó sẽ thuận theo quy luật của thị trường. Thị trường không cho tăng thì chả hàng hóa nào tăng được, vấn đề là quản lý, tổ chức thị trường có lành mạnh hay không...

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính):Do tâm lý mua của người dân

Ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 36 về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 01 trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng, tài chính địa phương với chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện các nhiệm vụ bình ổn giá hàng tết. Ví dụ như giám đốc Sở Tài chính phải theo dõi hàng hóa để tham mưu cho UBND các tỉnh thành phố có các phương án cụ thể để các cấp chính quyền địa phương thực hiện bình ổn giá, đặc biệt trong dịp tết-thời điểm dễ xảy ra việc thiếu hàng sốt giá cục bộ, đồng thời có những phương án nhất định để có thể bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Bên cạnh đó, giao cho các cơ quan chức năng như hải quan, thuế thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Các đơn vị dự trữ lo các phương án dự trữ hàng, tránh hiện tượng thiếu hàng sốt giá, nhất là tại các vùng sâu vùng xa khó khăn, đảm bảo tết cho đồng bào được đầy đủ. Giá cả tết tăng một phần do tâm lý mua sắm của người dân và dịp mua sắm tết chỉ diễn ra ngắn.

Ông Đỗ Thắng Hải-Thứ trưởng Bộ Công Thương:Sẽ tăng kiểm tra,giám sát

Với các mặt hàng nông sản, thực phẩm phục vụ tết, do nguồn cung phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chịu nhiều tác động của thời tiết, dịch bệnh nên giá cả biến động vào dịp tết có cả nguyên nhân khách quan. Hiện Bộ Công Thương đang đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm, việc sử dụng hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, còn có các đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Công Thương, ngành Công Thương, đặc biệt là Sở Công Thương và địa phương kiểm tra giám sát tình hình giá cả, cung cầu hàng hóa dịp tết.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng-Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN:Cần công cụ quản lý hữu hiệu

Giá cả cứ đến tết lại tăng dù hàng hóa không thiếu đúng là vô lý. Qua hiện tượng này, để ổn định đời sống, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng càng thấy sự cần thiết của các công cụ quản lý thị trường nói chung và quản lý giá cả nói riêng; đồng thời ở mức độ nào đấy cũng cho thấy các công cụ quản lý giá vẫn chưa hữu hiệu để có thể loại bỏ những hành vi tăng giá bất hợp lý. Ngay một số mặt hàng trong diện bình ổn giá cũng chưa làm người tiêu dùng yên tâm. Đành rằng cơ chế thị trường thì do thị trường quyết định. Nhưng để vận hành theo cơ chế thị trường trong giai đoạn hiện nay khi mà cơ chế thị trường chưa phát triển đầy đủ, rất cần có những công cụ quản lý hữu hiệu để kiến tạo một thị trường lành mạnh, các yếu tố đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, tổn hại đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cần phải được loại bỏ.

Chị Vũ Lan Hương-tiểu thương chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội):Chỉ mong “kiếm”mấy ngày tết

Giá cả hàng hóa cứ đến tết tăng lên là khó tránh khỏi, vì chúng tôi làm ăn buôn bán cả năm chỉ mong có ngày tết đến mới "kiếm" được tí chút. Hàng hóa dồi dào là việc của hàng hóa, còn giá tăng sẽ vẫn cứ tăng vì tâm lý mua bán, nếu bán được giá cao, lãi nhiều chẳng ai lại không muốn. Tuy nhiên, giá tăng đến đâu còn phụ thuộc vào sức mua, người mua. Nếu sức mua giảm thì chúng tôi cũng không thể tăng giá quá cao. Hơn nữa, người bán còn phải “trông nhau” để bán nếu không ế vụ tết là coi như lỗ nặng.

  Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam:
“Giá gia cầm cứ tết đến lại tăng là do giá nhiều sản phẩm, dịch vụ ăn theo chăn nuôi đã đồng loạt tăng từ trước. Muốn quản lý tốt giá gia cầm không có cách nào khác là phải ổn định chi phí đầu vào cho chăn nuôi gia cầm. Tất nhiên, giá gia cầm tăng lên cũng có nguyên nhân là dịp tết nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến”.