Vì sao giá vàng tăng mạnh

Lúc gần 11h trưa, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 69,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 70,2 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối tuần, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 650.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.

Nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Phú Quý có giá 56,25 triệu đồng/lượng và 57,05 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.

Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 68,65 triệu đồng/lượng và 70,25 triệu đồng/lượng.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ hiện đang cao hơn 15 triệu đồng/lượng.

Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á lúc gần 11h theo giờ Việt Nam đứng ở 1.986,5 USD/oz, tăng 11,3 USD/oz, tương đương tăng 0,6%, so với đóng cửa cuối tuần trước tại New York. Mức giá này tương đương 55,2 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank và chưa tính các chi phí liên quan.

Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 22.780 đồng (mua vào) và 23.060 đồng (bán ra).

Giá vàng tăng do được hỗ trợ bởi nhu cầu phòng ngừa rủi ro địa chính trị và lạm phát. Một số nhà phân tích cho rằng trên con đường tái lập mốc 2.000 USD/oz, giá vàng gặp ngưỡng kháng cự chủ chốt ở 1.975 USD/oz. Đóng cửa cuối tuần trước, giá vàng đã vượt 1.975 USD/oz, nên đà tăng kỹ thuật của giá vàng được đẩy mạnh trong phiên sáng nay.

Nhận định về triển vọng thế giới trong tuần này, các chuyên gia cho rằng diễn biến giá vàng sẽ tuỳ thuộc nhiều vào tỷ giá đồng USD.

Trong phiên ngày thứ Năm tuần trước, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD vượt ngưỡng chủ chốt 100 điểm lần đầu tiên sau 2 năm. Chốt tuần, chỉ số đạt 100,5 điểm tăng 0,7% trong tuần và tăng hơn 2,3% trong 1 tháng trở lại đây.

Trong phiên sáng nay, Dollar Index tiếp tục tăng, đạt ngưỡng 100,7 điểm.

Đồng USD tăng giá vì hai lý do, một là khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát và hai là nhu cầu phòng ngừa rủi ro khuyến khích nhiều nhà đầu tư mua USD. Giới đầu đang lo ngại rằng lạm phát leo thang sẽ Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ một cách quyết liệt, bao gồm nâng lãi suất thêm 5-6 lần trong năm nay, với ít nhất 1 lần nâng với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm.

“Vàng đang nhận được lực cầu mạnh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro. Nhưng đồng USD cũng vậy. Sự tăng giá của USD là một trở ngại đối với vàng”, chuyên gia kim loại quý Everett Millman của Gainesville Coins phát biểu trên Kitco News.

Chiến sự giữa Nga với Ukraine vẫn tiếp diễn. Cách đây ít ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng đàm phán hoà bình giữa hai nước đã lâm vào “ngõ cụt”. Phía Mỹ tuyên bố cung cấp thêm cho Ukraine số vũ khí, đạn dược 800 triệu USD.

Nhiều nhà phân tích cho rằng áp lực từ sự tăng giá của USD có thể khiến vàng bị kẹt trong một vùng biên độ và chỉ có thể bứt phá khi Dollar Index giảm dưới 100 điểm.

“Đồng USD đang có đà tăng khá mạnh. Mọi người đã cho rằng đồng tiền này sẽ ngừng tăng giá khi Dollar Index đạt 100 điểm. Nhưng bây giờ, lực tăng của USD vẫn còn, và đồng tiền này có thể tăng giá thêm trong ngắn hạn. Đó là lý do vì sao tôi có quan điểm trung tính về giá vàng. Các yếu tố nền tảng có lợi cho sự tăng giá của vàng vẫn còn đó, nhưng đồng USD tăng giá có thể hạn chế triển vọng tăng của giá vàng ở thời điểm này”, nhà phân tích cấp cao Edward Moya của Oanda nói với Kitco News.

Chiến lược gia Bart Melek của TD Securities chỉ ra thêm một yếu tố cản trở sự tăng giá của vàng, đó là lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. “Lợi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ các kỳ hạn 2 năm, 10 năm, 30 năm đều đang đi lên”, ông Melek nói.

“Đồng USD có lẽ là nhân tố lớn nhất tác động đến giá vàng ở thời điểm hiện tại. Nếu Dollar Index giảm về ngưỡng 99-98 điểm, giá vàng sẽ bứt phá qua 2.000 USD/oz. Đó là điều sẽ xảy ra”, ông Cholly phát biểu.

Theo ông Millman, giá vàng có thể tái lập mốc 2.000 USD/oz trong khoảng 1 tháng tới đây, nhưng nhà đầu tư cũng nên sẵn sàng cho sự biến động mạnh. “Thực ra không cần nhiều yếu tố để giá vàng vượt 2.000 USD/oz. Mức độ lo lắng và sợ hãi trên thị trường đảm bảo cho mức giá như vậy. Nhưng mặt khác, nếu có một giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine hoặc lạm phát dịu di, giá vàng sẽ dễ dàng giảm về 1.900 USD/oz”, ông Millman nhấn mạnh.

Vì sao giá vàng tăng mạnh

Hiện giá vàng miếng SJC cũng chênh lệch rất cao so với giá vàng thế giới quy đổi là 13,26 triệu đồng/lượng. Trong ảnh: giao dịch tại một tiệm vàng ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tăng mạnh là do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt sau vòng đàm phán đầu tiên, và dồn dập các tin tức liên quan đến tình hình chiến sự được đưa ra vào cuối ngày.

Ngoài ra, theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine còn dẫn tới khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải mềm mỏng hơn khi điều chỉnh chính sách tiền tệ và điều này sẽ có lợi cho giá vàng.

Bên cạnh đó, việc giá dầu leo thang do căng thẳng địa chính trị còn làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu - từ đó làm tăng nhu cầu cất giữ vàng.

Với mức giá 1.925 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 53,26 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá bán vàng miếng SJC niêm yết cuối ngày tại Công ty SJC là 66,4 triệu đồng/lượng. Giá bán vàng nhẫn 9999 SJC tại thời điểm này ở mức 55,35 triệu đồng/lượng, mua vào 54,55 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC ở mức 66,4 triệu đồng/lượng, mua vào 65,6 triệu đồng/lượng.

Tại tiệm vàng Mi Hồng, giá bán vàng miếng SJC cuối ngày hôm nay có lúc lên 66,65 triệu đồng/lượng, sau đó giảm nhẹ về mức 66,5 triệu đồng/lượng.

Chênh lệch giữa giá mua - bán vàng miếng SJC trên thị trường đang dao động từ 700.000 đồng/lượng đến 850.000 đồng/lượng. Đây là mức chênh lệch rất bất lợi cho người mua - bán vàng nhỏ lẻ lúc này.

Hiện giá vàng miếng SJC cũng chênh lệch rất cao so với giá vàng thế giới quy đổi: 13,26 triệu đồng/lượng, còn giá vàng nhẫn 9999 đang chênh 2,09 triệu đồng/lượng.

Vì sao giá vàng tăng mạnh
Giá vàng trong nước âm thầm tiến sát đỉnh lịch sử

A.HỒNG

Vì sao giá vàng tăng mạnh

Giá vàng thế giới chiều nay sập mạnh từ 2.060 USD/ounce về 2.009 USD/ounce - Ảnh chụp màn hình

Trước khi giảm xuống mức giá này, giá vàng thế giới neo rất lâu ở mức 2.046 USD/ounce nhưng giá bán vàng miếng SJC lại giảm đến 1,4 triệu đồng/lượng so với mức giá cuối ngày hôm qua, bán ra ở mức 70,6 triệu đồng/lượng.

Từ khoảng 16h hôm nay, giá vàng thế giới bắt đầu lao dốc không phanh. So với đầu giờ chiều nay, giá vàng thế giới đã bốc hơi khoảng 37 USD/ounce (1,02 triệu đồng/lượng) nhưng giá bán vàng miếng theo niêm yết tại Công ty SJC chỉ giảm 400.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 70,4 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC cuối ngày hôm nay ở mức 70,2 triệu đồng/lượng, giảm đến 2,1 triệu đồng/lượng so với giá bán cuối ngày hôm qua. Tại các tiệm vàng lớn, giá bán vàng miếng SJC chiều nay chỉ còn 70,1 triệu đồng/lượng. 

Nhưng giảm mạnh nhất là ở chiều mua vào. Chiều nay, giá mua vào vàng miếng tại Công ty SJC chỉ còn 68,6 triệu đồng/lượng. Tại Công ty PNJ giá mua vào thấp hơn Công ty SJC 200.000 đồng/lượng, ở mức 68,4 triệu đồng/lượng, còn tại các tiệm vàng lớn giá mua vào vàng miếng SJC còn 68,3 triệu đồng/lượng.

So với mức giá mua vào cao nhất ở ngày 8-3 là 72,8 triệu đồng/lượng, giá mua vào vàng miếng SJC đã giảm đến 4,5 triệu đồng/lượng. 

Đáng lưu ý ở thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng vào hôm qua, giá vàng thế giới chỉ quanh ngưỡng mức 1.988 USD/ounce, thấp hơn nhiều so với mức giá hiện nay. 

Ở những thời điểm trước, mỗi khi giá vàng thế giới nhích lên trên ngưỡng 2.000 USD/ounce, giá vàng trong nước thường phản ứng rất mạnh. Nhưng hiện nay vì sao giá vàng miếng SJC lại "xì hơi" dù giá vàng thế giới tăng vượt 2.000 USD/ounce? 

Vì sao giá vàng tăng mạnh

Từ khi giá vàng đạt đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng, người nắm giữ vàng đổ ra bán rất mạnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Trọng, nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC không thể tăng mạnh như những ngày trước là do trên thị trường lực bán đang lấn át lực mua. 

"Do dung lượng thị trường hiện rất nhỏ, chỉ cần có làn sóng bán, giá vàng đổ dốc. Trên thực tế sau khi giá vàng đạt đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng vào hôm qua, đã xuất hiện làn sóng chốt lời ồ ạt, kéo dài đến hôm nay. Do vậy các "nhà vàng" phải hạ nhanh giá mua - bán vàng miếng", ông Trọng nói.

Nếu quan sát, có thể thấy hiện giá mua vào vàng miếng tại các tiệm vàng đang thấp hơn đáng kể so với giá mua vào tại Công ty SJC, vì hiện nay mua xong các tiệm vàng cũng phải chốt bán lại cho Công ty SJC. Còn về phía người dân, dù giá vàng trong nước đã giảm khá sâu so với mức đỉnh nhưng giao dịch hầu như chỉ có một chiều chốt lời chứ không ai mua.

Bình thường, các tiệm vàng có thể thu hẹp chênh lệch giá mua - bán để kích sức mua. Nhưng hiện tại, mức chênh lệch này luôn chốt cứng ở mức 2 triệu đồng/lượng. Còn ở các công ty vàng lớn, mức chênh là 1,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn 9999 SJC hôm nay lại diễn biến cùng chiều với giá vàng thế giới khi tăng lên ngưỡng 57,75 triệu đồng/lượng. Giá mua vào thấp hơn 1 triệu đồng/lượng, ở mức 56,5 triệu đồng/lượng. 

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá bán vàng miếng SJC đang cao hơn 14,52 triệu đồng/lượng, còn giá vàng nhẫn 9999 cao hơn 1,77 triệu đồng/lượng.

Vì sao giá vàng tăng mạnh
Giá vàng tăng kỷ lục, dân Hà Nội ùn ùn xếp hàng mua, bán

A.HỒNG