Vì sao gián chết nằm ngửa

GIÁN!!!

Chỉ cần xuất hiện là sẽ có bao nhiêu tiếng la hét rùng rợn của con người kèm theo là những đôi bàn chân đứng ngồi không yên với nó. Người ta tò mò, tìm hiểu về gián, đơn cử như việc quan tâm tới dáng vẻ lúc trút hơi thở cuối cùng của nó. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao gián chết lại (thường) nằm ngửa?

Giải thích cho hiện tượng này, ông Coby Schal, giáo sư chuyên nghiên cứu về côn trùng học của trường Đại học Bắc Carolina, cho rằng có hai lý do cơ bản.

Thứ nhất, gián có thể trốn nhanh chóng trong các khe hẹp và đường nứt nhờ có phần lưng hơi tròn, trơn và phần thân dẹt giúp chúng có thể co lại.

Thứ hai, hầu hết sức nặng của gián tập trung xung quanh lưng do nó có trọng lực cơ thể lớn với 6 cái chân dài. Khi gián đã già và sức yếu, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa.

Trước khi chết bao giờ gián cũng giãy giụa, lấy hết sức bình sinh để lật mình lại. Nhưng càng giãy thì sức cùng lực kiệt. Cái lưng trơn tròn và các cơ đang yếu dần làm cho nó không thể lật lại được, nhất là khi nó đang nằm trên bề mặt trơn. Nếu gián trúng phải thuốc diệt gián thì chất độc này nhanh chóng gây chấn động và co thắt cơ bắp, không điều khiển được. Kết quả sau cùng chúng ta nhận thấy là những con gián thường chết với tư thế nằm ngửa, chân cẳng cứng đơ mặc dù vẫn có những trường hợp bất đắc kỳ tử, gián chết nằm sấp do bị mắc kẹt hoặc bị “xử” ngay khi đang còn tung tăng dưới sàn nhà.

Có những con gián có thể trốn cả đời.

Có những con có lẽ đã không thoát khỏi sự diệt trừ của con người.

Đối với sự lười biếng, có thể lười suốt đời, nhưng người lười thường thì không thọ lâu, bởi không có sự vận động, sẽ dễ mắc nhiều chứng bệnh. Không tập thể dục thì béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và tử vong. Không vận động não thì cuộc đời coi như tiêu.

Mỗi ngày đều có những cái mới ra đời. Con người lớn lên rồi già đi. Ngụy biện cho sự lười có thể làm chúng ta thoải mái, không áp lực. Đến một ngày nào đó, nó giống như cái lưng trơn tròn của con gián sẽ làm cho chúng ta lật ngửa lúc nào không hay. Những người không có sự cố gắng tự trau dồi rồi cũng sẽ bị đào thải nhanh chóng.

Dù trang bị một vỏ bọc hoàn hảo để trốn thoát thì con gián cũng không thoát khỏi sự truy lùng. Bất cứ ai đang tìm lý do cho sự lười biếng của mình không khác nào tự đào hố chôn mình. Trong khi còn nhiều điểm yếu chưa khắc phục được thì tạo một vỏ bọc chưa chắc đã là điều tốt, càng nguy hiểm hơn khi nó không thực sự thuộc về bản thân mình. Để đến khi bị lật ngửa mới cố gắng trở mình thì liệu còn có cơ hội làm lại từ đầu?

Hãy nói thử xem, có phải là khi nhìn thấy lũ gián đáng ghét chết ở quanh nhà, chúng luôn nằm "phơi bụng" ra phải không?

Và thế là bạn cứ thắc mắc mãi rằng vì sao chúng lại chết ở tư thế "không được đẹp cho lắm" này phải không?Các nhà khoa học đã có câu trả lời cho bạn.

Vì sao gián chết nằm ngửa

Theo các chuyên gia nghiên cứu về động vật thì việc gián nằm ưỡn bụng khi về với thiên thu là 1 chuyện hết sức bình thường.

Giáo sư côn trùng học Coby Schal thuộc trường Đại học Bắc Carolina, cơ thể gián khá kềnh càng, lưng tròn, trơn, thân hình dẹt... Phần nâng đỡ cơ thể gián chính là những cặp chân nhỏ có lông xù xì.

Những cặp chân này không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính - nâng đỡ cơ thể mà còn giúp gián cảm nhận được môi trường xung quanh, phát hiện mối hiểm nguy để "chạy trốn".

Cặp chân này của gián cực kỳ linh hoạt, cho phép chúng luồn lách ở những khe rất hẹp để kiếm ăn và lẩn trốn.

Ngoài thuật ẩn thân - dùng 2 chân sau để đu bám vào rìa dưới vật thể để lộn vòng tròn, trốn nhanh đến mức người không thể thấy, chúng cũng sở hữu tốc độ di chuyển kinh hoàng - gấp 50 lần chiều dài cơ thể mỗi giây. Con số này tương đương với tốc độ di chuyển 320km/giờ ở người (nếu lấy kích thước cơ thể để tính toán).

Dẫu vậy, trước khi chết, gián bao giờ cũng sẽ giẫy giụa. Do cấu tạo cơ thể chân ngắn, trơn nên khi giẫy chúng thường bị lật ngửa lại.

Khi gần cửa tử, "sức đã cùng, lực đã kiệt" - gián không còn hơi sức để lật mình lại được nữa. Vì thế, chúng cứ vẫn nằm ngửa, áp lưng xuống đất, phưỡn cái bụng lên và giẫy, đạp cho đến khi chết hẳn.

Trong trường hợp bị hạ gục dưới thiên địch "bình xịt côn trùng", những chất trong thuốc khiến chúng bị co giật mạnh.

Những chất độc thần kinh này gây ức chế, làmtê liệt các chức năng của màng tế bào thần kinh trung ương, dẫn đến cơn co thắt, cản trở sự phối hợp cơ, khiến côn trùng mắc kẹt trong thế nằm ngửa đến khi tử vong.

Nguồn:Huffington Post, How Stuff Works

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Vì sao gián chết lại nằm ngửa

4.9 (98.48%) 79 votes

Đây là một chủ đề mang tên “Vì sao gián chết lại nằm ngửa?” của một độc giả được đăng trên VnExpress. Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản bởi bạn đã quá quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, nhưng những điều đã thấy thường xuyên chưa chắc bạn đã biết nguyên nhân chính xác của nó.

Bên cạnh những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý, đa số có cùng chung ý kiến là: Do cấu tạo cơ thể dạng dẹt, nhiều chân nên rất khó thăng bằng, và nếu như có một tác động khách quan hay chủ quan nào đó như: cơ thể yếu, tai nạn trong lúc di chuyển, hoặc do trúng chất độc…khiến chúng lật ngửa và không thể tự lật ngược cơ thể lại được, lúc này chúng cố giẫy giụa để lật cơ thể lại bình thường nhưng “bất lực” và sau một thời gian chúng kiệt sức, không còn năng lượng và cuối cùng là chết. Bản thân người viết bài sau khi đọc được chủ đề này cũng đã cố tình thí nghiệm thực tế với một con gián, có hai vấn đề phát sinh là: thứ nhất nếu là một con gián đang còn “khoẻ mạnh bình thường” thì bạn khó mà bắt nó lật ngửa lên được, trừ khi có một tác động khách quan nào đó mà ở đây người viết gọi chung là “tai nạn”.

Thứ hai, đúng là nếu gặp “tai nạn” khiến chúng lật ngửa thì con gián hoàn toàn không có khả năng lật lại được, bạn thí nghiệm với một con gián bình thường, sau khi lật ngửa con gián trong phòng tắm (môi trường dính nước, ẩm ướt) con gián sẽ cố giẫy để lật lại nhưng hoàn toàn vô tác dụng và chưa đến 5 phút sau con gián đã chết. Như vậy từ thí nghiệm và một số ý kiến chúng ta có thể rút ra một điều rằng con gián không phải chết là nằm ngửa mà do chúng không có khả năng thăng bằng lại cơ thể sau khi bị “tai nạn” lật ngửa, chúng không thể lật úp lại, sau một thời gian nhất định chúng mất dần năng lượng sống và chết. Đặc biệt với các môi trường ẩm ướt và trơn trượt như nền gạch thì điều đó rất dể xảy ra khiến cho chúng ta nhìn thấy rất nhiều con gián chết đều nằm ngửa.

Tuy nhiên giải thích theo đa số ý kiến phía trên chỉ có thể đúng ở một khía cạnh nào đó. Vì thế để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia.

GS.TS Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên Khoa Sinh, Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Đây là hiện tượng rất bình thường. Trước khi chết bao giờ gián cũng giẫy, do cấu tạo của cơ thể, chân ngắn và trơn nên khi giẫy thì chúng bị lật ngửa. Tuy nhiên, lúc này do sức đã cạn nên chúng không có khả năng tự lật lại mình được. Và cứ thế, gián sẽ nằm ngửa như vậy, giẫy cho đến khi chết với tư thế lưng áp xuống đất, bụng ngửa lên trời, chân cẳng cứng đơ. Không chỉ có loài gián mà một số loài côn trùng khi chết cũng có hiện tượng này.”

GS. Nguyễn Lân Dũng lại cho biết không hẳn như vậy. Có trường hợp thì gián nằm ngửa có trường hợp nó vẫn nằm sấp bình thường. Nguyên nhân vì sao gián lại nằm ngửa khi chết, Giáo sư Dũng cũng cho hay đó là do tỉ trọng cơ thể. Theo đó, phần nào của con gián nặng hơn nó sẽ nghiêng về phía ấy. Nếu tỉ trọng phần cánh và phần trên của nó nặng hơn dưới thì nó dễ bị lật ngửa hơn khi chết. Và ngược lại nếu tỉ trọng phần dưới của gián nặng hơn trên thì nó sẽ nằm sấp. Chúng không có khả năng tự lật mình lại sau khi ngã, hoặc bị mắc kẹt ở một xó nào đó nên không thể chết nằm sấp, hoặc một cách nào đó mà không phải nằm ngửa. Ngoài ra, một số loại thuốc diệt gián làm co thắt cơ, khiến gián không thể điều khiển được cơ bắp của mình và chết ngửa. Như vậy, theo GS. Nguyễn Lân Dũng không phải bất kì con gián nào khi chết cũng nằm ngửa.

Như vậy là đã quá rõ chúng ta tạm chấp nhận nguyên nhân trên lý thuyết là thế. Nhưng người viết muốn nhấn mạnh một điều rằng, đôi khi cuộc sống quanh ta có những điều tưởng chừng như quá đơn giản nhưng chưa chắc bạn đã hiểu về nó, trường hợp trên là một minh chứng cho điều này, bạn nghĩ sao?

Nguồn Internet