Vì sao gọi là bữa cơm

Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa nhiều đạo lý, thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quây quần bên mâm cơm vui vẻ trò chuyện sau một ngày vất vả…

Bữa cơm chính là linh hồn của hạnh phúc, của sự yêu thương và cũng chính là nơi nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Hình ảnh người phụ nữ tất bật trong khói bếp nghi ngút chuẩn bị những món ăn thơm ngon luôn khắc sâu vào ký ức của mỗi thành viên trong gia đình. Dù đó chỉ là những món ăn dân dã hàng ngày, người ta vẫn không thể nào quên hình ảnh ấy, vì nó chứa đựng tấm lòng của người nấu, của người phụ nữ mà chúng ta yêu thương.

Văn hóa dùng cơm của người Việt

Người Việt khi nói đến bữa ăn thì vẫn quen gọi là “bữa cơm”, vì cơm là thành phần chính trong các bữa ăn Việt. Sau đó là đến các loại rau quả dùng chung với cơm, và cuối cùng là thịt. Người Việt xưa không có xu hướng sử dụng nhiều thịt cho bữa ăn hàng ngày, chỉ những dịp giỗ tết, hội hè, đình đám mới có mâm cỗ nhiều thịt.

Từ xưa, người Việt đã có thói quen khi dọn cơm vào mâm thì tất cả các món ăn đều dọn lên cùng một lúc. Điều này cũng khác với cách dùng cơm của phương Tây, dọn từng món, sau khi hết một món mới dọn món tiếp theo.

Vì sao gọi là bữa cơm

Tại sao mâm cơm của người Việt lại mang hình tròn? Cũng có nhiều cách giải thích như đó là hình tượng của mặt trời, mặt trăng… nhưng có lẽ trước hết là vì tròn thì mới hợp lý, tròn nên mới gắn kết được tất cả mọi người ngồi quanh mâm.

Bữa cơm của người Việt có hạt cơm dẻo, có sợi rau dài, có thịt thái lát nên người Việt dùng đũa để linh hoạt trong lúc ăn. Đôi đũa có vai trò quan trọng trong bữa ăn, cách cầm đũa cho khéo để gắp thức ăn không rơi cũng cần phải học. Thời xưa nhìn một người cầm đũa là có thể đoán được người ấy sinh trưởng trong một gia đình như thế nào, được giáo dục ra sao… Đôi đũa cũng có tiếng nói riêng của nó trong đời sống gia đình Việt.

Gia đình cổ truyền người Việt thường có xu hướng tập trung nhiều thế hệ. Có những gia đình tồn tại ba, bốn thế hệ cùng sống chung, sinh hoạt chung. Với tinh thần “kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng yêu thương đối với người lớn tuổi và bao bọc, che chở cho trẻ nhỏ, những phần cơm mềm dẻo, những phần thức ăn ngon sẽ được mời ông bà, và để dành cho trẻ con trong gia đình.

Vì sao gọi là bữa cơm

Một bữa cơm không phải chỉ ở số lượng bao nhiêu món ăn được bày ra, mỗi món nhiều hay ít; mà cái quan trọng là ở sự hội ngộ đầm ấm của các thành viên trong gia đình: trò chuyện về những gì diễn ra trong ngày, ôn lại chuyện ngày xưa, kể lại những kỷ niệm đáng nhớ… Điều đó gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, chia sẽ niềm vui nỗi buồn cho nhau. Cái ngon của bữa cơm chính là nằm ở đó.

Trong bữa ăn gia đình, người Việt biết tôn trọng nhau và thể hiện một không khí hoà đồng. Thời xưa thì cũng có những quy tắc riêng dành cho người trên người dưới, nhưng ngày nay thì chúng trở thành những quy ước tự giác không bắt buộc. Tất nhiên tuân thủ các quy ước ấy chính là thể hiện một lối sống có văn hóa. Còn khi có khách được mời tham dự vào bữa cơm trong gia đình, thì người đó bao giờ cũng được mời ngồi ở vị trí ưu tiên, được chủ nhà hết sức ân cần chăm sóc khách.

Bữa ăn gia đình và đặc biệt là bữa ăn gia đình nhiều thế hệ là một không gian văn hóa thể hiện quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa khá độc đáo của người Việt. Ở đây, yếu tố văn hóa không chỉ được truyền tải qua sự đầm ấm của bữa ăn, mà còn được gìn giữ trong những khuôn phép cổ truyền.

Vị trí và tư thế ngồi dùng cơm được lưu ý rất cẩn trọng. Mọi người có bát đũa riêng cùng ngồi quanh chiếc mâm tròn và cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm. Ông bà ta có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, khi ngồi cũng cần có ý tứ. Người có tuổi thường ngồi ở chỗ được chăm chút cẩn thận nhất, với các món ăn ngon được bày khéo xung quanh.

Vì sao gọi là bữa cơm

Ngồi vào mâm rồi thì điều đầu tiên không gì khác hơn là hai tiếng “mời cơm”. Khi ngồi vào trong mâm cơm, trước khi bưng bát, cầm đũa, việc mời mọc trong gia đình là điều không thể thiếu, người ít tuổi mời những người nhiều tuổi hơn. Tuỳ theo tuổi tác của người ngồi cùng mâm mà thứ tự mời trước sau, lần lượt từ người nhỏ nhất (đôi khi được bố mẹ nhắc nhở) phải mời ông bà, cha mẹ, chú bác… ăn cơm. Sau khi mời xong rồi, người lớn tuổi nhất cầm chén lên thì những người khác mới cầm chén đũa của mình lên ăn.

Mỗi khi vào mâm cơm ai cũng phải biết trông trước nhìn sau, ăn bao nhiêu thì vừa. Câu nói dân gian về cách ăn: “Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ” chính là để người ta chú ý tới việc ăn uống, biết nhường nhịn từng miếng ăn, nhưng cũng biết quý trọng đồ ăn không để phí phạm.

Vì sao gọi là bữa cơm

Bữa cơm thời xưa

Do mọi người trong bữa cơm đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đồng thời có người lớn, người nhỏ, nên trong mâm cơm mọi người luôn giữ ý tứ. Chuyện thân mật, chuyện nhà chuyện cửa, chuyện làng xóm… thì có thể nói, nhưng tối kỵ nhất là nói những chuyện căng thẳng hoặc đang bữa ăn lại bất ngờ giao việc cho người khác phải bỏ mâm.

Trong những dịp giỗ tết thì vị trí cao thấp của các mâm thường được phân bổ theo vai thứ trong họ hàng, các cụ có mâm riêng, cha chú có mâm riêng, và thường thì mâm các ông các bà được bố trí riêng theo giới. Trẻ em được ngồi ở mâm dành cho trẻ nhỏ. Cỗ bàn tan, trước khi ra về mỗi người còn được lấy phần đem về cho người ở nhà, thể hiện sự quan tâm của người chủ đám cỗ, người đi ăn cỗ với những người thân ở nhà.

Vì sao gọi là bữa cơm

Văn hóa dùng cơm của người xưa thể hiện sự tinh tế, tính nhân văn, cũng giáo dục và nhắc nhở về nhân cách đạo đức cho từng thành viên trong gia đình.

Bữa cơm gia đình Việt ngày nay

Gia đình Việt Nam chuyển từ truyền thống sang hiện đại đã chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Gia đình một thế hệ, hai thế hệ dần xuất hiện và thay thế cho gia đình nhiều thế hệ có từ trước tới nay. Điều này làm cho các bữa cơm gia đình đang ngày càng trở nên tẻ nhạt, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc cho nhau, không những về mặt vật chất mà cả về tinh thần.

Chúng ta ngày càng gắn liền với những công việc bề bộn, kèm theo đó là những bữa cơm công sở, làm cho bữa cơm gia đình không thể đông đủ. Các thành viên trong gia đình ít có thời giờ gặp gỡ nhau. Có khi cha mẹ ở nhà thì con cái đi học, đi làm; còn lúc con cái ở nhà thì ba mẹ đi làm, đi buôn bán chưa về. Do đó, bữa cơm gia đình đang dần bị phá vỡ và mai một dần dần.

Vì sao gọi là bữa cơm

Muốn có một bữa cơm đầm ấm cũng thật là khó (Ảnh qua vietnamesefood.com.vn)

Thế hệ trẻ ngày nay trong một số gia đình không còn biết đến bữa cơm gia đình là như thế nào nữa, cơm nước được nấu sẵn, ai đói thì cứ việc tự lấy mà ăn, ai có công việc phải đi sớm thì ăn trước, ai không có việc gì thì cứ từ từ ăn sau… Tình trạng ấy làm cho sự gắn kết trong gia đình giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo, mọi sự chia sẻ hầu như không còn.

Mặc dù, cũng còn khá nhiều gia đình vẫn duy trì được truyền thống ăn cơm chung, nhưng tiếc rằng, bữa cơm gia đình ngày nay không còn đầm ấm, không còn “no đủ tình người” như ngày xưa nữa. Bởi vì mặc dù ăn cơm chung, nhưng nhiều người phải ăn vội ăn vàng, ăn tranh thủ. Mỗi người đều có những bận rộn riêng làm cho sinh hoạt gia đình bị thụ động, không còn thoải mái và đánh mất bầu khí trò chuyện thân tình với nhau. Bữa cơm trở thành một cái gì đó mơ hồ, như là sự cố gắng duy trì một tập tục lâu đời của… gia đình…

Ly Huỳnh

Bữa ăn tối hay bữa tối là bữa ăn chính thứ ba trong ngày diễn ra vào thời điểm chiều tối. Tùy từng quốc gia, dân tộc, cộng đồng, vùng miền và văn hóa, tập tục mà thời điểm ăn tối có thể chênh lệch nhau.

Vì sao gọi là bữa cơm

Một bữa ăn tối ở Việt Nam, giờ ăn thường vào tầm xế chiều đến nhá nhem tối], còn gọi là bữa cơm chiều, các món ăn gồm cơm, canh, rau, cá, thịt

Vì sao gọi là bữa cơm

Một bữa ăn tối Giáng sinh] ở Serbia

Trong văn hóa phương Tây thì bữa tối thường đề cập đến những gì trong nhiều nền văn hóa phương Tây, bữa ăn lớn nhất và trang trọng nhất trong ngày, mà nhiều người phương Tây ăn vào buổi tối. Trong lịch sử, bữa ăn lớn nhất từng được ăn vào khoảng giữa trưa và được gọi là bữa tối.[1] Trong các nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là trong giới thượng lưu, nó dần dần dịch xuống cuối ngày vào thế kỷ 16 đến 19.[2]

Tuy nhiên, từ "bữa tối" có thể có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào văn hóa và có thể có nghĩa là một bữa ăn với bất kỳ kích cỡ nào được ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.[3] Đặc biệt, đôi khi nó vẫn được sử dụng cho bữa ăn vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều vào những dịp đặc biệt, chẳng hạn như bữa tối Giáng sinh.[2] Ở những vùng khí hậu nóng, mọi người luôn có xu hướng ăn bữa chính vào buổi tối, sau khi nhiệt độ giảm.

Ở phương Tây thì từ dinner bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ (k. 1300) disner, có nghĩa là "ăn tối", từ ngữ căn của Gallo-Romance desjunare ("chấm dứt giai đoạn nhịn ăn vì lý do tôn giáo"), từ tiếng Latin dis- (chỉ ra điều ngược lại của một hành động) + Tiếng Latinh cũ ieiunare ("nhịn ăn"), từ Latinh ieiunus ("ăn chay, đói").[4][5]

Từ tiếng Roman dejun và tiếng Pháp déjeuner giữ lại từ nguyên này và ở một mức độ nào đó nghĩa (trong khi từ tiếng Tây Ban Nha desayuno và từ tiếng Bồ Đào Nha desjejum có liên quan nhưng được sử dụng riêng cho bữa sáng). Cuối cùng, thuật ngữ này chuyển sang dùng để chỉ bữa ăn chính cồng kềnh trong ngày, ngay cả khi trước đó là bữa ăn sáng (hoặc thậm chí cả bữa sáng và bữa trưa).

Tại Việt Nam, mọi người thường ăn sáng, ăn trưa và ăn tối mà không uống trà hay cà phê. Thức ăn dành cho bữa sáng có thể đa dạng và thường chứa carbohydrate để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày làm việc: phở (biểu tượng của ẩm thực Việt Nam), bánh mì (bánh mì baguette kiểu Việt Nam), xôi, bún, bánh cuốn, cơm tấm. Do nhịp sống hiện đại, người Việt Nam bây giờ thường ăn trưa tại một số quán ăn hoặc mang hộp cơm trưa đi làm hoặc đi học. Do đó, bữa tối là bữa ăn chính mà có thể quan sát ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam.

Bữa ăn tối thường có một hoặc hai món chính như thịt lợn kho, gà luộc hoặc cá rán; một món rau luộc rau luộc hoặc rau xào và một bát canh. Nhờ khí hậu nhiệt đới, người Việt trồng nhiều loại rau ăn và rau tươi có sẵn quanh năm. Một số loại rau phổ biến ở Việt Nam là rau muống, bắp cải, su su và dưa chuột.

Có nhiều điều đặc biệt với cách sắp xếp thức ăn trong bữa tối của người Việt. Các bữa ăn sẽ chậm, và các món ăn đưa mang lên từ bếp liên tiếp. Một số gia đình có bàn ăn trong khi số khác thường sống ở nông thôn, ăn tối ở tầng trệt. Thịt và rau được đặt trong đĩa trong khi súp và nước dùng được phục vụ trong một bát lớn. Món cá kho của Việt Nam (cá kho tộ) thường được phục vụ trong nồi đất nung.

Tất cả các món ăn sẽ được đặt trên một mâm tròn. Theo tín ngưỡng của người Việt, hình dạng tròn tượng trưng cho hạnh phúc, viên mãn và sự gắn kết với nhau. Mâm tròn cho phép các thành viên trong gia đình ngồi thành một vòng tròn và dễ dàng trò chuyện với nhau. Mỗi người có một cái bát nhỏ xởi đầy cơm và ăn cơm cùng với thức ăn khác. Khi ai đó ăn hết một bát cơm thì sẽ nhờ người ngồi gần nồi cơm đổ xơi một bát khác cho mình. Chiếc muôi lớn được dùng để múc canh vào bát. Hoa quả (dưa hấu, cam, thanh long, vv) và chè (trà) là những món tráng miệng sau bữa ăn.[6]

  1. ^ “dinner”. Oxford English Dictionary (ấn bản 3). Oxford University Press. tháng 9 năm 2005. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  2. ^ a b McMillan S (2001). “Bữa tối vào mấy giờ”. History Magazine. Truy cập 31 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ Olver, Lynne. “Meal times”. The Food Timeline. Truy cập 2 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ Etymology of "dinner" Từ điển trực tuyến. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ Etymology of "dine" Từ điển trực tuyến. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009.
  6. ^ “Vietnam Table Manners & Traditions: 10 Tips on Dining in Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2020.

  • Thực đơn bữa tối Lưu trữ 2011-08-10 tại Wayback Machine
  • Để có bữa ăn tối khỏe mạnh Lưu trữ 2010-05-27 tại Wayback Machine

  Chủ đề Ẩm thực

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bữa_ăn_tối&oldid=68993053”