Vì sao nhà trường lại có thời khoá biểu cho giáo viên và học sinh

Bài 2: Khi thời khóa biểu không vì học sinh

(HNM) - Trọng lượng chiếc cặp của một HS lớp 8 các ngày trong tuần: thứ hai 3,5kg, thứ ba 4kg, thứ tư 4kg, thứ năm 3,5kg, thứ sáu 4kg, thứ bảy 5kg. Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp thời khóa biểu (TKB) của nhà trường không chỉ dẫn đến việc có những ngày chiếc cặp trở nên quá sức mang vác của HS, mà còn khiến cho việc học của các em thiếu khoa học. Hôm nay vừa học văn, mai lại có tiết văn, 2 ngày liên tiếp đều có tiết sử hay có buổi học toàn những môn học thuộc lòng. Sự thật là TKB không dành cho HS mà phần nhiều được sắp xếp thuận lợi cho giáo viên và điều động, phân công của nhà trường.

Vì sao nhà trường lại có thời khoá biểu cho giáo viên và học sinh
Cặp nặng, một phần tại... thời khóa biểu.Ảnh: Đàm Duy

Lý thuyết: vì người học
Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội, việc sắp xếp TKB phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức và sức khỏe của HS trong từng giai đoạn. TKB còn phải bảo đảm yêu cầu phù hợp với năng lực chú ý của HS. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì sự chú ý của mỗi HS không thể kéo dài trong suốt 4, 5 tiết học. Vì vậy sau mỗi khoảng thời gian nhất định nhất thiết phải thay đổi nội dung, hình thức học để lôi kéo sự chú ý của các em.

Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian ghi nhớ của HS chỉ đọng lại tốt nhất trong vòng 3 ngày. Ví dụ môn học từ ngày thứ hai thì tốt nhất nên lặp lại vào ngày thứ tư để HS có thể tiếp nhận kiến thức một cách tối đa. Nếu khoảng cách giữa các tiết học của một bộ môn kéo dài hơn 3 ngày thì sự vận động tư duy của HS với những kiến thức đã tiếp nhận rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc sắp xếp TKB còn phải đặc biệt chú ý sự phân bố hợp lý giữa các môn học nặng - nhẹ, môn ít vận động và môn có vận động, giữa các môn tự nhiên và các môn xã hội, giữa các môn học trong một ngày và giữa các ngày trong một tuần…

Ngoài những nguyên tắc trên, khi xếp TKB nhà trường còn phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, số phòng học chức năng, số lượng giáo viên từng bộ môn, thậm chí còn phải lưu ý tới hoàn cảnh như nuôi con nhỏ, nhà ở xa… Đây là việc không dễ đối với giám hiệu hay thư ký hội đồng được giao nhiệm vụ xếp TKB, cho nên ở nhiều nơi ưu tiên đã không được dành cho những nguyên tắc của khoa học giáo dục và HS phải gánh chịu hậu quả.

Thực hành: Vì người dạy
Qua tìm hiểu tại các trường, hầu hết hiệu trưởng đều cho biết rất muốn sắp xếp TKB một cách khoa học, phù hợp với nguyên tắc sư phạm nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện thực hiện.

Việc xây dựng TKB phải vì học trò là lẽ đương nhiên, nhưng mức độ dung hòa mục đích đó với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên hiện có ở từng trường lại rất khác nhau. Ở phần lớn trường học hiện nay, khi xây dựng TKB, mục tiêu vì HS được đặt sau lợi ích của giáo viên và nhà trường. Tình trạng dạy dồn, dạy tập trung một môn học trong cùng một thời điểm là phổ biến. Thiếu giáo viên, nên phải kiêm nhiệm là một lý do nhưng còn một nguyên nhân chính là giáo viên muốn được dạy trong buổi sáng, hoặc chỉ buổi chiều hoặc chỉ một số ngày trong tuần để thời gian còn lại còn đi dạy trung tâm hoặc thỉnh giảng cho các trường dân lập. Các trường dân lập, vì phải sử dụng số lượng lớn giáo viên thỉnh giảng nên TKB phải tận dụng tối đa thời gian của giáo viên khi có mặt tại trường.

Có thể thấy ngay việc bố trí TKB cho HS ở nhiều trường không hợp lý. Lấy ví dụ tại một lớp thuộc khối 2 Trường Tiểu học Sài Đồng (quận Long Biên), một tuần có 2 tiết thể dục được bố trí liên tiếp trong 2 ngày thứ ba và thứ tư; Trường THCS Thành Công học 2 tiết thể dục vào ngày thứ hai, 3 tiết còn lại là sinh hoạt, văn và sử. Một HS lớp 6 Trường Trưng Vương cho biết, ngay ngày thứ hai đầu tuần lớp em đã phải học 3 môn cơ bản gồm toán, văn, ngoại ngữ với thời lượng là 5 tiết/buổi nên rất mệt mỏi và không tiếp thu được nhiều. Ngược lại, cũng có những ngày các em đi học như đi chơi khi TKB toàn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật. Lại có ngày, TKB toàn môn thuộc lòng (văn - sử - địa), rồi ngày toàn môn phải động não, tiết học nào cũng căng như dây đàn. TKB không được sắp xếp theo khả năng tiếp thu của HS mà theo điều kiện của giáo viên và nhà trường, dẫn đễn tình trạng "no dồn đói góp" trong tiếp thu kiến thức của HS… Không ít HS ngồi học mà không hiểu mình đang học gì khi kiến thức cả buổi học được tung ra theo kiểu "nhồi lấy được" với các môn học hoặc toàn là tự nhiên, hoặc toàn là xã hội, thậm chí có học sinh đã ngất xỉu trong giờ thể dục được xếp vào tiết cuối trong ngày. Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp TKB đương nhiên sẽ dẫn đến hệ quả có những ngày, HS "lĩnh đủ" các môn cơ bản trong cả 2 buổi học và phải nhồi vào cặp đủ số lượng sách vở cần thiết theo yêu cầu của thầy cô.

Nếu những nguyên nhân vĩ mô như nội dung chương trình nặng, phân phối chương trình chưa hợp lý, giáo viên chưa dạy đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng… cần phải có thời gian để giải quyết thì nguyên nhân từ TKB hoàn toàn có thể khắc phục được ngay, nhất là với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Vấn đề chỉ còn phụ thuộc vào việc ban giám hiệu có trả lời câu hỏi TKB dành cho ai bằng quan niệm đúng với nguyên tắc sư phạm và tình yêu đối với HS hay không.
Thống Nhất

Cho phép có môn học kết thúc sớm hơn

Hướng dẫn mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành đã trao quyền chủ động, sáng tạo cho các nhà trường và giáo viên (GV) rất nhiều. Ví dụ, không nhất thiết phải dạy môn học ở tất cả các tuần. Vậy ngược lại, nếu trường nào đó muốn dạy cả tuần chỉ 1 - 2 môn để kết thúc trước môn học đó thì có được phép không, thưa ông?

Vì sao nhà trường lại có thời khoá biểu cho giáo viên và học sinh
PGS Nguyễn Xuân Thành
Không thể làm như vậy được vì trong văn bản hướng dẫn đã nêu rất rõ yêu cầu với các cơ sở giáo dục là khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thì thời gian dạy học phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm và không gây áp lực đối với học sinh (HS). Do vậy, việc không yêu cầu dạy môn học ở tất cả các tuần là để các nhà trường được linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các bài học sao cho phù hợp với kế hoạch thực tiễn của nhà trường chứ không phải dồn ép dạy cho xong.

Việc Bộ cho phép không dạy môn học ở tất cả các tuần vì thực tiễn cho thấy sự cần thiết của điều này. Ví dụ, khi dạy một nội dung bài học nhưng phải dạy trong nhiều tiết, nếu nhà trường và GV muốn dạy học liền mạch, không cắt rời mạch kiến thức để HS dễ nhớ, dễ vận dụng thì có thể dạy liền trong khoảng 2 tiết học thay vì tuần này dạy 1 tiết nhưng đến tuần sau mới có tiết học của môn học đó để học tiếp nội dung ấy. Như vậy, các trường phải hình dung là việc xây dựng thời khóa biểu sẽ không theo chu kỳ tuần như bây giờ mà kế hoạch dài hơi hơn, có thể là 8 tuần (nửa học kỳ).

Như vậy, có những môn học sẽ kết thúc sớm hơn thời gian kết thúc học kỳ, năm học thay vì đồng loạt như hiện nay?

Đúng như vậy, vì trong “ma trận” kế hoạch dạy học cả một nửa hoặc một học kỳ ấy, theo hướng dẫn mới của Bộ thì các môn học có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn, và như vậy sẽ kết thúc chương trình môn học không giống nhau. Hiện nay, chu kỳ thời khóa biểu là theo tuần, nghĩa là nếu thứ hai tiết 3 có toán, tiết 5 có văn thì tuần sau lặp lại y hệt như vậy. Điều lệ mới không hướng dẫn theo hướng bắt buộc như vậy mà việc xây dựng thời khóa biểu cần tổng thể hơn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.