Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng gắn liền với ý tưởng về quyền người tiêu dùng và với sự thành lập của các tổ chức người tiêu dùng giúp người tiêu dùng lựa chọn tốt hơn trên thị trường và trợ giúp họ về các phàn nàn. Các tổ chức khác thúc đẩy việc bảo vệ người tiêu dùng bao gồm các tổ chức chính phủ và các tổ chức kinh doanh tự điều chỉnh như các cơ quan và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, các cán bộ thanh tra, ở Mỹ có Uỷ ban Thương mại Liên bang và các Better Business Bureau (văn phòng kinh doanh tốt hơn) ở Mỹ và Canada... Lợi ích của người tiêu dùng cũng có thể được bảo vệ bằng cách thúc đẩy thương mại công bằng, cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp và thông tin chính xác trên thị trường để phục vụ người tiêu dùng, phù hợp với hiệu quả kinh tế, nhưng chủ đề này được đối xử trong luật cạnh tranh.

Người tiêu dùng được định nghĩa là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ để sử dụng trực tiếp hoặc sở hữu hơn là bán lại hoặc sử dụng trong chế tạo và sản xuất.[1]

Về mặt pháp lý, người tiêu dùng được bảo vệ qua các đạo luật trong đó có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chúng là một hình thức bao gồm những quy định của chính phủ nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ví dụ: chính phủ có thể yêu cầu các doanh nghiệp tiết lộ thông tin chi tiết về các sản phẩm, đặc biệt ở những sản phẩm liên quan tới an toàn hoặc sức khoẻ cộng đồng, chẳng hạn như thực phẩm. Luật pháp cũng được thiết kế như là các quy định để ngăn chặn các doanh nghiệp tham gia gian lận hoặc các hoạt động không công bằng từ việc giành được lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng cũng giúp bảo vệ bổ sung cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

Bảo vệ người tiêu dùng cũng có thể được đòi hỏi thông qua các tổ chức phi chính phủ và cá nhân như là hoạt động của người tiêu dùng.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ "West Encyclopedia of American Law. Consumer. Answers.com. n.d.. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2010"

Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng

Người tiêu dùng chỉ cần truy cập mạng internet, đặt sản phẩm mình thích với một vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc điện thoại

Không phải mất thời gian đi đến các cửa hàng, cũng không phải chờ đợi thanh toán…, người tiêu dùng chỉ cần ở nhà, truy cập internet với một vài thao tác đơn giản là có thể đặt mua cho mình món đồ mình muốn. Sản phẩm sau đó sẽ được giao đến tận nơi theo yêu cầu.

Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì chia sẻ: Công việc bận rộn nên tôi thường lựa chọn mua hàng qua mạng. Từ quần áo, mỹ phẩm cho đến các đồ gia dụng, thực phẩm sử dụng trong gia đình tôi đều mua theo hình thức này. Giá cả các mặt hàng cũng tương đương với ở các cửa hàng nhưng ưu điểm là tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

TMĐT là kênh bán hàng mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 thì loại hình thương mại này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua trên cả nước đã xuất hiện nhiều sàn TMĐT thu hút lượng khách hàng lớn như: Sen đỏ, lazada, tiki, shoppee… Tại Phú Thọ cũng đã xây dựng và vận hành website giới thiệu nông sản tỉnh Phú Thọ nongsan.phutho.gov.vn; đưa sàn giao dịch TMĐT tỉnh Phú Thọ có địa chỉ truy cập trên internet là http://giaothuong.net.vn vào hoạt động từ cuối năm 2018. Qua đó hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quảng bá hình ảnh, mua bán sản phẩm hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Bên cạnh đó, sàn TMĐT voso.vn của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel hoạt động từ tháng 7/2019 không chỉ tạo thuận lợi cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội mua sắm tại thị trường hàng hóa rộng mở, đa dạng mà còn là địa chỉ giao dịch thương mại có uy tín, giúp khách hàng tiếp cận với những sản phẩm chất lượng, nhất là những đặc sản của tỉnh Phú Thọ và cả nước.

Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng
Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Phú Thọ tại địa chỉ giaothuong.net.vn với nhiều sản phẩm hàng hóa, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

Tuy nhiên, mua hàng qua mạng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho người tiêu dùng. Đối với những website bán hàng có uy tín thì có quy định cụ thể trong thể thức giao hàng, đổi, trả, quảng cáo hàng, phương thức thanh toán để người tiêu dùng tham khảo, lựa chọn và sử dụng dịch vụ. Song cũng có không ít những người bán hàng online đã quảng cáo quá mức về chất lượng, kiểu dáng, công dụng của hàng hóa; một số trường hợp bán hàng nhái, hàng kém chất lượng, lợi dụng sự cả tin, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để bán hàng.

Ông Vũ Minh Tuấn - Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh cho biết: Mặc dù chính sách đồng kiểm (được kiểm tra hàng trước khi thanh toán) khi mua hàng online đã được nhiều đơn vị áp dụng, song vẫn có những người tiêu dùng do chủ quan nên đã mua phải hàng kém chất lượng, hàng không đúng như quảng cáo trên mạng. Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm thương mại điện tử ngày càng tinh vi. Để tránh bị phát hiện, người bán sử dụng hình ảnh thật khi đăng trên mạng, nhưng khi sản phẩm khách hàng nhận được lại là hàng giả, hàng nhái. Một điều đáng lưu ý là do chưa hiểu hết quyền pháp lý của mình khi thực hiện các giao dịch TMĐT và tâm lý e ngại nên đa số người mua đều chấp nhận “mất tiền oan” chứ không phản ánh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền hay đơn vị bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có vai trò thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định. Thời gian qua, cùng với việc tạo tiền đề cho phát triển TMĐT, các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường giám sát, kiểm tra thị trường, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng.

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền; hướng dẫn người dân các thủ tục, biện pháp bảo vệ khi quyền lợi bị xâm phạm.

Trong năm 2020, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh tiếp nhận 25 ý kiến phản ánh của người tiêu dùng đề nghị tư vấn, giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền lợi của họ. Trong số đó có một số ý kiến về việc người tiêu dùng mua hàng online nhưng sản phẩm nhận được không đúng theo như mô tả. Hội đã tiếp nhận thông tin về sản phẩm và có ý kiến với bộ phận chăm sóc khách hàng của các sàn TMĐT. Sau khi tiếp nhận ý kiến, các trang TMĐT có uy tín đã hướng dẫn người tiêu dùng giữ nguyên bao bì sản phẩm, hóa đơn, thông tin sai lệch… và trả lời, đáp ứng nguyện vọng của khách hàng.

Vì sao phải bảo vệ người tiêu dùng
Đội Quản lý thị trường số 9 phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - ma túy (Công an huyện Hạ Hòa) kiểm tra sản phẩm giày, dép, túi xách không có hóa đơn chứng từ và giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike tại cửa hàng Xuân Thắng (khu 8, thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa)

Thế mạnh của TMĐT đã rõ, song mặt hạn chế của nó cũng không ít như: Hàng hóa được “đánh bóng” nhờ kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh; không được sờ, nắm tận tay nên không biết rõ về chất liệu; một số hàng giá trị lớn như hàng điện máy thì chế độ bảo hành gặp khó khăn… Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng khi tham gia TMĐT các cơ quan, đơn vị liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng; hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết hàng thật và phân biệt hàng giả, hàng nhái; thông báo về thủ đoạn vi phạm pháp luật, các hành vi lừa dối, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về TMĐT; đồng thời công khai các trang TMĐT vi phạm để cảnh báo người tiêu dùng.

“Để tránh gặp phải những trường hợp không muốn khi mua hàng online, người tiêu dùng nên lựa chọn những sàn TMĐT uy tín, có cam kết cung cấp hàng hóa chính hãng, có chính sách đổi trả, bảo hành rõ ràng. Người tiêu dùng cần hiểu rõ và có thỏa thuận theo yêu cầu của mình trước khi đặt hàng. Nếu có vấn đề trong khi giao dịch ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân, người tiêu dùng cần có ý kiến, liên hệ đến Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh để được hỗ trợ ngay cả khi giá trị tranh chấp không lớn”. - ông Vũ Minh Tuấn khuyến cáo.

Xử phạt các hành vi vi phạm về thương mại điện tử được quy định cụ thể tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi phát sinh mâu thuẫn với người bán trong giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử; không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử…

Huyền Trang