Vì sao photpholipit tạo được lớp màng kép

Photpholipit cấu tạo bởi

Câu hỏi: Photpholipit cấu tạo bởi

A. 1 phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

B. 2 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat

C. 1 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

D. 3 phân tử glixerol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

Trả lời

Đáp án đúng:  A. 1 phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm photphat.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Photpholipit nhé!

Photpholipit là gì?

- Phospholipit là một loại lipid và là thành phần chính của tất cả các màng tế bào. Chúng có thể tạo thành lớp kép lipid vì đặc tính lưỡng phần của chúng. Cấu trúc của phân tử phospholipid thường bao gồm hai axit béo, còn gọi là "đuôi kỵ nước", và một "đầu ưa nước" cấu tạo từ một nhóm phosphate. Hai thành phần được nối với nhau bởi một phân tử glycerol. Các nhóm phosphate có thể được sửa đổi với các phân tử hữu cơ đơn giản như choline, ethanolamin hoặc serine.

- Phospholipid đầu tiên được xác định vào năm 1847 trong các mô sinh học là lecithin, hoặc phosphatidylcholine, từ lòng đỏ trứng của gà bởi nhà hóa học và dược sĩ người Pháp, Theodore Nicolas Gobley. Màng sinh học trong sinh vật nhân chuẩn cũng chứa một các thành phần lipid, sterol khác, xen kẽ giữa các phospholipid và cùng nhau chúng cung cấp tính động của màng và tính bền cơ học. Phospholipid tinh khiết cũng được sản xuất thương mại và có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ nano và khoa học vật liệu.

Tính chất lưỡng phần của Photpholipit

Chất lưỡng phần là một thuật ngữ mô tả một hợp chất hóa học sở hữu cả tính chất ưa nước (phân cực) và ưa mỡ (kị nước, không phân cực). Đầu phospholipid chứa một nhóm phosphat tích điện âm và glycerol; nên nó là ưa nước. Các đuôi phospholipid thường bao gồm 2 chuỗi axit béo dài; chúng kỵ nước và tránh tương tác với nước. Khi được đặt trong dung dịch nước, phospholipid được "điều chỉnh" bởi các tương tác kỵ nước dẫn đến đuôi axit béo tập trung lại để giảm thiểu tương tác với các phân tử nước. Những tính chất đặc biệt này cho phép phospholipid đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên lớp kép phospholipid. Trong các hệ thống sinh học, phospholipid thường kết hợp cùng với các phân tử khác (ví dụ, protein, glycolipid, sterol) để tạo thành một lớp kép như màng tế bào.[2] Các lớp kép lipid tạo thành khi các đuôi kỵ nước quay vào với nhau, và như vậy thì các đầu ưa nước sẽ quay ra ngoài tiếp xúc với nước.

- Phôtpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết 1 phân tử glixêrol. Vị trí thứ 3 của glixêrol liên kết với nhóm photphat, nhóm photphat này nối glixêrol với ancol phức.- Phôtpholipit có tính lưỡng cực : đầu ưa nước và đuôi kị nước- Đặc điểm giống nhau của lipit+ Có tính kị nước+ Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân+ Thành phần hóa học đa dạng- Chức năng các loại lipit+ Mỡ: dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể+ photphoipit: Cấu tạo các loại màng của tế bào+ Steroit : Cấu tạo màng sinh chất và một số hocmon

+ Sắc tố và votamin: Tham gia mọi hoạt động sống của cơ thể

Một số bài tập về Photpholipit

Câu 1. Đặc điểm chung của tất cả các loại lipit là?

A. Do 3 loại nguyên tố C, H, O tạo nên

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Không tan trong nước

D. Cung cấp năng lượng cho tế bào

Lời giải

Tất cả các loại lipít đều có đặc điểm chung là không tan trong nước. 

Đáp án C. 

A sai. Vì ngoài 3 loại nguyên tố C, H, O thì một số lipit còn có thêm nguyên tố P (ví dụ phôtpho lipit có nguyên tố P). 

B sai. Vì lipit không cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. 

D sai. Vì lipit có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào, một số loại lipit tham gia cấu trúc tế bào là chủ yếu: phôtpho lipit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glixerol và 1 phân tử acid béo

B. 1 phân tử glixerol và 2 phân tử acid béo

C. 1 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

D. 3 phân tử glixerol và 3 phân tử acid béo

Lời giải:

Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3. Đặc điểm chung của tất cả các loại lipit là?

A. Do 3 loại nguyên tố C, H, O tạo nên

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Không tan trong nước

Lời giải:

Tất cả các loại lipít đều có đặc điểm chung là không tan trong nước. 

→Đáp án C. 

A sai. Vì ngoài 3 loại nguyên tố C, H, O thì một số lipit còn có thêm nguyên tố P (ví dụ phôtpho lipit có nguyên tố P). 

B sai. Vì lipit không cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. 

D sai. Vì lipit có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào, một số loại lipit tham gia cấu trúc tế bào là chủ yếu: phôtpho lipit.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4. Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là

A. Chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào

B. Đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào

C. Đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước

D. Cả A, B, C

Lời giải:

Dầu, mỡ, photpholipit, streoit đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.

Streoit không là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.

Các hoocmon là streoit không tham gia cấu tạo nên màng tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Lớp photpholipit kép trong màng sinh chất có đặc điểm gì?

A. Gồm 2 đầu: đầu ưa nước (chứa axit béo) và đầu kị nước (chứa nhóm photphat)

B. Đầu kị nước hướng ra ngoài để tránh tiếp xúc với nước trong môi trường

C. Do tính kị nước nên các phân tử photpholipit bị nước dồn ép, liên kết với nhau bằng tương tác kị nước yếu, dẫn đến các phân tử prôtêin và lipit có thể dễ dàng di chuyển bên trong lớp màng làm cho màng có độ nhớt như dầu.

D. Có độ dày khoảng 6nm

Lời giải

Lớp photpholipit kép (~ 9nm) bao bọc tế bào.

Phân tử photpholipit có 1 đầu ưa nước (đầu chứa nhóm photphat) và 1 đầu kị nước (có các axit béo), trong cấu trúc màng, đầu ưa nước quay ra phía ngoài, tiếp xúc với môi trường nước, đầu kị nước hướng vào trong.

Vì “sợ” nước nên các phân tử photpholipit bị nước dồn ép, liên kết với nhau bằng tương tác kị nước yếu → các phân tử prôtêin và lipit có thể dễ dàng di chuyển bên trong lớp màng làm cho màng có độ nhớt như dầu → Màng sinh chất có thể dễ dàng biến đổi hình dạng để thực hiện các chức năng nhất định như xuất bào, thực bào, ẩm bào…

Đáp án C

Đề bài

Màng nhân và màng sinh chất, màng ti thể và màng lục lạp có đặc điểm giống và khác nhau như thế nào ?

Lời giải chi tiết

Giống nhau: đều là các màng phospho lipit kép.

Khác: 

Màng sinh chất:

– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.

- Trên màng có các protein đặc biệt làm nhiệm vụ kháng nguyên

Màng ti thể: gồm 2 màng, màng ngoài trơn, nhẵn, màng trong ăn sâu vào tạo thành các mào , trên các mào có enzyme hô hấp

Màng lục lạp:  gồm 2 màng đều trơn nhẵn gắn enzyme pha sáng quang hợp  

Loigiaihay.com

Lớp kép lipid hay lớp lipid kép là màng hay một vùng của màng chứa các phân tử lipid, thường là phospholipid. Lớp kép lipid là thành phần quan trọng của tất cả các loại màng sinh học, kể cả màng tế bào.

Các lipid chính có ở màng sinh học ở động vật có vú là phospholipid (với hai loại chính là phosphoglyceride, và sphingomyelin), glycosphingolipid và cholesterol. Các lipid ở màng đều chứa những vùng kị nước (không tan trong nước nhưng tan trong dầu) và ưa nước (tan trong nước nhưng không tan trong dầu).

Trong môi trường nước, các phân tử lưỡng tính với nước thường tự tổ chức ở trạng thái bền về nhiệt động; chẳng hạn như cấu trúc micelle: vùng kị nước được che chắn khỏi nước, trong khi vùng ưa nước được nhúng vào môi trường nước.

Màng kép sinh học có khả năng thoả mãn yêu cầu về nhiệt động của các phân tử lưỡng tính đối với nước khi ở trong môi trường nước. Màng kép có cấu trúc như một tấm trong đó vùng kị nước của các phospholipid được che chắn khỏi môi trường nước, còn vùng ưa nước được nhúng vào nước. Chỉ có các đầu tận cùng hoặc bờ của các tấm này có thể phải tiếp xúc với môi trường không thuận lợi, nhưng các bờ này có thể tự cuốn lại thành túi kín. Màng kép đóng kín là một đặc tính quan trọng cho màng sinh học. Nó không thấm hầu hết các phân tử tan trong nước vì chúng không tan trong phần lõi kị nước của màng kép.

Các khí như ôxi, CO2 và nitơ - là những phân tử nhỏ hầu như không tương tác với dung môi - sẵn sàng khuếch tán qua vùng kị nước của màng. Các phân tử dẫn xuất từ lipid như hormone steroid, cũng dễ dàng đi ngang qua màng. Các phân tử hữu cơ không điện giải có mức khuếch tán khác nhau tuỳ thuộc vào hệ số phân chia dầu-nước (oil-water partition coefficient); phân tử càng tan trong lipid thì mức độ khuếch tán qua màng càng cao.

Các phân tử không tan trong lipid qua màng nhờ các kênh protein, đối với các ion hay phân tử nhỏ, hay protein vận chuyển, đối với các phân tử lớn hơn.

  • Micelle
  • Màng đơn

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lớp_lipid_kép&oldid=68576763”