Trường hợp f3 là gì

Chi tiết tin

Sở Y tế hướng dẫn xác định trường hợp F1, F2 và cách xử lý

12/07/2021 - Lượt xem: 110430

Nhằm giúp các địa phương trong tỉnh xác định và xử lý người tiếp xúc gần (F1, F2) và truy vết một cách nhanh chóng, hiệu quả, với yêu cầu nhanh, triệt để, không để sót đối tượng nhưng cũng không xác định sai đối tượng dẫn đến quá tải công việc và nơi cách ly tập trung; căn cứ các văn bản của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch; căn cứ thực tế dịch Covid-19 tại tỉnh, để thống nhất xác định người tiếp xúc (F1, F2) trong truy vết, khoanh vùng dập dịch, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số 3153/SYT-NVYD ngày 05/7/2021 về việc hướng dẫn xác định người tiếp xúc (F1, F2) và thực hiện xử lý, cách ly y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

Nhằm giúp các địa phương trong tỉnh xác định và xử lý người tiếp xúc gần (F1, F2) và truy vết một cách nhanh chóng, hiệu quả, với yêu cầu nhanh, triệt để, không để sót đối tượng nhưng cũng không xác định sai đối tượng dẫn đến quá tải công việc và nơi cách ly tập trung; căn cứ các văn bản của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch; căn cứ thực tế dịch Covid-19 tại tỉnh, để thống nhất xác định người tiếp xúc (F1, F2) trong truy vết, khoanh vùng dập dịch, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số 3153/SYT-NVYD ngày 05/7/2021 về việc hướng dẫn xác định người tiếp xúc (F1, F2) và thực hiện xử lý, cách ly y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 như sau:

* Xác định trường hợp tiếp xúc gần (F1): Tiếp xúc gần (F1) là người có tiếp xúc trong vòng 02m với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0, cụ thể thời gian như sau:

F0 có triệu chứng: Trong khoảng thời gian từ 03 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên xuất hiện mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng...

F0 không có triệu chứng: F0 biết nguồn lây: Thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế. F0 chưa xác định nguồn lây: Thời gian từ trước khi xét nghiệm dương tính 14 ngày đến khi được cách ly y tế.

Một số tình huống cụ thể có thể xem là F1 như: Cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển.

Một số tiếp xúc gần thường gặp: Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng; Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định; Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc; Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: Nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ ....

* Hướng dẫn xử lý F1, F2:

Đối với F1: Cách ly tập trung 21 ngày liên tục kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người bệnh; lấy mẫu xét nghiệm vào các ngày đầu, ngày thứ 7 (test nhanh hoặc PCR), ngày thứ 14 và ngày thứ 20.

Đối với F2: Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 của F1 dương tính, thì chuyển F2 lên thành F1 và xử lý như F1. Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 của F1 âm tính, thì kết thúc việc cách ly tại nhà sau 07 ngày.

Sở Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và tổ chức cá nhân nghiên cứu thực hiện. Các văn bản của Sở Y tế ban hành trước đây hướng dẫn tạm thời cách ly y tế đối với F1, F2, F3 trái với Công văn này không còn hiệu lực thực hiện.

TH

Tương phản

Trường hợp f3 là gì
Trường hợp f3 là gì

Đánh giá bài viết(2.5/5)

Theo các chuyên gia y tế, các trường hợp F0, F1, F2, F3… được xác định cụ thể như sau:

F0 - Người được xác định dương tính với Covid-19. Những người này được cách ly, điều trị tại bệnh viện. F0 nên báo ngay cho F1 về tình trạng của mình.

F1 là người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với F0: những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện. Những người này tự báo cho F2 về tình trạng của mình.

F2 là người tiếp xúc gần với F1: những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác. Báo ngay cho F3 về tình trạng của mình.

F3 là người tiếp xúc gần với F2: đeo ngay khẩu trang, báo cho cơ sở y tế gần nhất, tự cách ly, theo dõi tại nhà, báo ngay cho F4 về tình trạng của mình.

F4, F5 là người tiếp xúc với F3, F4: Những người này cần tự cách ly, theo dõi ở nhà, báo cho cơ sở y tế gần nhất.

Người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú theo thời gian khuyến nghị cần chủ động, tự giác thực hiện một số quy định sau:

1. Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 02 mét.

2. Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng.

3. Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 02 lần một ngày (sáng, chiều); ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.

4. Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

5. Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 02 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

6. Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: Sốt, ho, khó thở./.