Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh?

A. Gia Long

B. Minh Mạng

C. Thiệu Trị

D. Tự Đức

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Minh Mạng

Kiến thức mở rộng về Vua Minh Mạng

1. Tiểu sử vua Minh Mạng

Minh Mạng(25 tháng 5năm1791–20 tháng 1năm1841) hayMinh Mệnh,là vịhoàng đếthứ hai củatriều Nguyễntrị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu làNguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất củanhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến tronglịch sử Việt Nam.

Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạtcải cáchquốc nội. Ông đổi tên nướcViệt NamthànhĐại Nam, lập thêmNội cácvàCơ mật việnởHuế, bãi bỏ chức Tổng trấnBắc thànhvàGia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.Quân độicũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang). Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biểnBắc kỳvàNam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cửNho giáo, năm1822ông mở lại các kìthi Hội,thi Đìnhở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền báđạo Cơ Đốcvì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.

Thời Minh Mạng, trong nước liên tục xảy ranội loạnvàchiến tranh. Liên tiếp xảy ra các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình (Phan Bá Vành,Lê Duy Lương,Nông Văn Vân,… ở miền Bắc vàLê Văn Khôiở miền Nam). Trong 21 năm cai trị, đã có tới 234 cuộc nổi dậy chống triều đình trên cả nước, nhà vua phải sai nhiều tướng đánh dẹp rất mệt nhọc.

Về đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách củaGia Long: Bế quan toả cảng, khước từ mọi giao lưu vớiphương Tây, cấm người dân buôn bán với ngoại quốc, khiếnĐại Namdần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.

Đối với các nước láng giềng, Minh Mạng sử dụng vũ lực nhiều lần: giành lạiTrấn Ninh(từng bị vua cha làGia Longcắt cho Ai Lao), lập các phủ Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chếAi Lao;đánh bại Xiêm Lađể giành quyền khống chếChân Lạp, chiếm vùngNam Vang(Phnôm Pênhngày nay) và đổi tên thànhTrấn Tây Thành; kết quả là nước Đại Nam thời đó có lãnh thổ rộng hơn cả hiện nay. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh tốn kém đó đã làm cạn kiệtquốc khốnên nhà Nguyễn đã không giữ được các lãnh thổ mới đánh chiếm. Ngay sau khi Minh Mạng mất, con ông làThiệu Trịđã phải rút quân khỏi Trấn Tây Thành, chỉ 7 năm sau khi chiếm được vùng này. Do quốc khố suy kiệt nên quân độinhà Nguyễnsau thời Minh Mạng cũng ngày càng yếu đi. Nhiều lãnh thổ khác cũng bịXiêm Lađánh chiếm mà nhà Nguyễn không còn khả năng để giành lại (nay thuộc về nướcLào) nên lãnh thổ nhà Nguyễn sau thời Minh Mạng lại bị co hẹp lại, nhỏ hơn so với Việt Nam hiện nay.

2. Các thành tựu nổi bật.

Cải cách hành chính 1831 - 1832

Dưới thời vua Gia Long, các đơn vị hành chính ở nước ta vẫn có sự khác biệt giữa đàng ngoài và đàng trong. Lúc này, đơn vị hành chính ở Đàng Ngoài theo thứ tự là trấn, phủ, huyện, xã. Trong khi đó, đơn vị hành chính ở Đàng Trong theo thứ tự là dinh, phủ, huyện, xã.

Trong giai đoạn từ năm 1831 đến 1832, vua Minh Mạng đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Năm 1831, vua Minh Mạng đã chia các trấn ở miền Bắc và miền Trung thành 18 tỉnh. Trong đó, 13 tỉnh thuộc Bắc Kỳ và 5 tỉnh thuộc Trung Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện.

Giai đoạn 2: Năm 1832, vua Minh Mạng tiếp tục chia các dinh, trấn ở miền Nam thành 12 tỉnh. Trong đó, 6 tỉnh thuộc Trung Kỳ và 6 tỉnh thuộc Nam Kỳ.

Các đơn vị hành chính dưới tỉnh lần lượt là phủ, huyện, châu, tổng, xã.

Ở mỗi tỉnh, Minh Mạng cho đặt chức quan Tổng Đốc quản lý từ 2 đến 3 tỉnh, Tuần Phủ quản lý chuyên trách 1 tỉnh. Vua lại cử thêm Bố chánh sứ ty quản lý hộ tịch, thuế khóa và Án sát ty chịu trách nhiệm quản lý pháp luật, an ninh.

Sau cuộc cải cách, nước ta được chia thành 31 đơn vị hành chính gồm 1 Phủ Thừa Thiên và 30 tỉnh. Đơn vị hành chính ở nước ta đã được tinh gọn so với các thời kỳ trước đó.

Nhờ vậy, việc quản lý từ trung ương đến địa phương trở nên dễ dàng hơn.

Đặc biệt, các đơn vị hành chính dưới thời kỳ Minh Mạng là tiền đề để phân chia các đơn vị hành chính sau này. Đến tận ngày nay, một số tên đơn vị hành chính từ thời Minh Mạng vẫn được sử dụng như tỉnh, huyện, xã.

Giáo dục

Là người tinh thôngNho học, sùng đạoKhổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến nền khoa cử, học vấn.

Năm1821, ông đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp, năm1822mở lạithi Hội,thi Đình. Ông còn cho đặt đốc học ở thànhGia Định, ông giao trọng trách cho nhà giáo Nguyễn Trọng Vũ ngườiNghệ An, giữ chức Phó Đốc học chăm lo việc học hành ởNam Bộ. Bấy giờ, ở Gia Định cóTrịnh Hoài Đứclà người có học vấn cao nên được nhà vua tin dùng, phong làm Hiệp Biện Đại học sĩ, Thượng thư Bộ Lại kiêm Thượng thư bộ Binh.

Minh Mạng còn đặt ra lệ rằng ai được thăng quan, bổ nhiệm đều phải lên kinh gặp vua trước khi nhậm chức. Đây là cơ sở để nhà vua kiểm tra đức độ, năng lực và khuyên bảo điều hay lẽ phải, cốt sao cho lợi ích nước nhà.

Năm1836, ông cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp,Xiêm).

Vua Minh Mạng muốn canh tân việc học hành thi cử nhưng lại không biết tiến hành ra sao bởi triều thần của ông chỉ toàn là những hủ nho lạc hậu, không giúp đỡ được nhà vua trong một kế hoạch nào làm cho quốc phú, dân cường. Ông đã nói rằng:

“ Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử-nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối,nhân phẩmcao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau dần đổi lại.”

(Minh Mạng)

Cho tới khi qua đời thì Minh Mạng vẫn chưa tìm ra cách cải tổ nền giáo dục của đất nước. Các vua nhà Nguyễn sau này cũng vậy, dẫn tới việc nhà Nguyễn chỉ toàn các nhà Nho biết làm thơ phú chứ không có ai tài giỏi trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Sự lạc hậu về công nghệ cũng là một trong các nguyên nhân khiếnnhà Nguyễnmất nước vào tay thực dân Pháp sau này.

3. Lăng mộ vua Minh Mạng

Lăng vua Minh Mạng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.

Lăng Minh Mạng là nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Công trình do vua Thiệu Trị – con trai vua Minh Mạng xây dựng.

- Năm 1826, vua Minh Mạng sai tìm đất xây lăng, nhưng đến 14 năm sau mới chọn được địa điểm và đồ án thiết kế kiến trúc do Quan địa lý Lê Văn Đức tìm ra.

- Tháng 4/1840 Vua đổi tên vùng núi Cẩm Khê thành Hiếu Sơn và sai binh lính tiến hành khảo sát địa thế, đo đạc đất đai ở đó và vẽ sơ đồ Lăng.

- Tháng 9/1840: Điều chỉnh mặt bằng và xây vòng La thành chung quanh khu vực kiến trúc.

- Tháng 2/1841: Sau khi Vua Minh Mạng băng hà, vua Thiệu Trí nối ngôi và tiếp tục xây dựng lăng.

- Tháng 8/1841: Đưa quan tài của vua Minh Mạng vào chôn ở Bửu thành.

- Năm 1843: Lăng được xây dựng hoàn tất theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.

Sách Đại Nam thực lục, tập 3, sđd, tr.697 cho biết ở 6 tỉnh phía nam, vua Minh Mạng cấp quan phòng, ấn, triện mới cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh… vì “phần nhiều không biết thất lạc vào đâu” và “để tỏ ra đổi mới”. “Duy ấn quan phòng Tổng đốc An - Hà, ấn triện tỉnh Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường hãy còn, thì không thay đổi”.

Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính

Vua Minh Mạng (bên trái) qua nét vẽ của người châu Âu

Bấy giờ, chức vụ trọng yếu ở các tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ đa phần do võ quan nắm giữ, điều này chỉ thay đổi vào giai đoạn cuối triều Minh Mạng. Đầu thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa Nam kỳ cũng trải qua giai đoạn dài do các Thống soái quân sự đứng đầu, mãi đến năm 1879 mới xuất hiện Thống đốc dân sự đầu tiên.

Sau khi vua Minh Mạng đặt tên gọi cho “Nam Bắc trực, Tả Hữu kỳ và Nam Bắc kỳ (Quảng Nam, Quảng Ngãi là Nam trực; Quảng Trị, Quảng Bình là Bắc trực; Bình Định đến Bình Thuận là Tả kỳ; Hà Tĩnh đến Thanh Hoa (nay là tỉnh Thanh Hóa) là Hữu kỳ; Biên Hòa đến Hà Tiên là Nam kỳ; Ninh Bình đến Lạng Sơn là Bắc kỳ)”.

Theo Đại Nam thực lục (tập 4, nhóm dịch, NXB Giáo dục, 2007, tr.202) thì danh xưng Nam kỳ chính thức được vua Minh Mạng ra đời dù rằng đã xuất hiện trước đó trong các thư tịch, về sau dân gian quen gọi là Nam kỳ lục tỉnh (南圻六省).

Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính

Một vị quan Đại Nam ở Nam kỳ thời Minh Mạng

Và những năm đầu thập niên 1830, sau khi xóa bỏ lần lượt Bắc thành và Gia Định thành, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính quan trọng ngay sau đó. Thời vua Gia Long, bộ máy hành chính vận hành theo cơ chế phân quyền. Đàng Ngoài và Đàng Trong cũ được phân chia lại thành 27 trấn, doanh (hoặc dinh), triều đình Huế trực tiếp quản lý 4 doanh (Kinh kỳ) Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (sau đổi thành phủ Thừa Thiên), Quảng Nam và 7 trấn từ Nghệ An đến Bình Thuận.

\n

Năm 1802, vua Gia Long thành lập Bắc thành, đặt chức quan Tổng trấn, ủy quyền cho quản lý trực tiếp 11 trấn (nội, ngoại) ở vùng đất phía bắc. Sáu năm sau, 5 trấn phía nam từ Bình Thuận trở vào được gọi là Gia Định thành. Đến năm 1826, vua cho đổi các doanh thành trấn.

Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính

Nam kỳ xưa

Đứng đầu hai bộ máy hành chính Bắc thành và Gia Định thành là quan Tổng trấn. Năm 1831, Bắc thành chính thức giải thể, cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng bắt đầu từ tháng 10 ÂL năm 1831 ở phía bắc.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi nhận: "Trong nhiều năm trị vì, vua Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang)".

Vua Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ông cũng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài (...). Và rồi đúng một năm sau đó, ba tháng sau cái chết của Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Gia Định thành cũng chịu chung số phận. Quyền lực của người Gia Định không còn, cũng kết thúc luôn quyền lực quân sự, và cả dân sự, của các viên võ quan nắm quyền Tổng trấn. (còn tiếp)

Tin liên quan