Viêm đáy phổi là gì

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tử vong cho người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Viêm đáy phổi là gì

Cẩn trọng: cứ 39 giây sẽ có 1 em bé mắc bệnh viêm phổi

Con người có thể nhịn ăn được hơn 10 ngày, nhịn uống được khoảng từ 3 đến 5 ngày nhưng chỉ nhịn thở được khoảng 30-40 giây, lâu hơn chúng ta sẽ chết. Con người hít thở được là do phổi hoạt động trao đổi các khí giúp cơ thể hấp thu khí oxy và thải bỏ khí cacbonic.

Một khi bệnh viêm phổi xuất hiện, triệu chứng đầu tiên có thể nhận thấy là sốt, ho đờm đục, đau ngực khi ho. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi đôi khi triệu chứng không rõ ràng dẫn đến việc đi viện trễ. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn, đôi khi còn phải nhờ sự can thiệp của máy thở, nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khả năng tử vong là rất cao.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh  Trưởng khoa Nhiễm  Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM; Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC: Viêm phổi là bệnh đặc biệt nguy hiểm, dấu hiệu ban đầu của bệnh thường rất âm thầm và dễ nhầm lẫn sang những căn bệnh khác. Đến khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, khó khăn cho điều trị.

Mục lục

  1. Bệnh viêm phổi là gì?
  2. Phân loại bệnh viêm phổi dựa trên nguồn lây nhiễm
  3. 1. Viêm phổi do lây nhiễm ở bệnh viện
  4. 2. Viêm phổi cộng đồng
  5. 3. Viêm phổi do vi khuẩn
  6. 4. Viêm phổi do virus
  7. 5. Viêm phổi do nấm
  8. 6. Viêm phổi do hóa chất
  9. Bệnh viêm phổi lây truyền qua đường nào?
  10. Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?
  11. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  12. Triệu chứng viêm phổi
  13. Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh viêm phổi
  14. Biến chứng của bệnh viêm phổi
  15. Điều trị bệnh viêm phổi như thế nào?
  16. Phòng ngừa bệnh viêm phổi ra sao?

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây nên. Hai phế nang chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở. Bệnh hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, vi nấm. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thuỳ hoặc đa thùy) hoặc toàn bộ phổi.

Phân loại bệnh viêm phổi dựa trên nguồn lây nhiễm

1. Viêm phổi do lây nhiễm ở bệnh viện

Theo nghiên cứu, viêm phổi bệnh viện ở các nước phát triển chiếm tỷ lệ 15% trong tổng số trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện và chiếm 27% xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn này ở khoa hồi sức cấp cứu.

Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng ghi nhận viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng từ 21% đến 75%, trong đó viêm phổi do lây nhiễm qua thở máy chiếm đến 90% và được xác định sau thở máy 48 giờ. Đây là một vấn đề rất khó khăn mà các khoa lâm sàng, đặc biệt là khoa hồi sức tích cực phải đương đầu vì khó chẩn đoán, kéo dài thời gian điều trị, tốn kém rất nhiều chi phí.

2. Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi mắc ở cộng đồng là một bệnh đường hô hấp thường gặp, có thể tiến triển nặng và gây nhiều biến chứng. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng phần lớn do vi khuẩn, virus, nấm, ngoài ra viêm phổi cộng đồng ở trẻ nhỏ thường gặp nhất là viêm phổi hít, xảy ra sau khi trẻ hít phải thức ăn, chất lỏng hoặc chất nôn vào trong phổi (sặc sữa, sặc cháo, trẻ bị ho)

3. Viêm phổi do vi khuẩn

Viêm phổi do vi khuẩn là loại viêm phổi thường gặp nhất trong tất cả các loại viêm phổi ở người lớn và trẻ nhỏ. Viêm phổi do vi khuẩn thường không khó để nhận biết và việc điều trị thông thường không quá phức tạp.

Theo thống kê, loại viêm phổi do vi khuẩn là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae). Bệnh gây tử vong từ 10-20% và 50% ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già. Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Được lây truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.

Khi bị viêm phổi do vi khuẩn phế cầu, người bệnh có triệu chứng ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, thở đau, nhanh, đau ngực, đau cơ, ho ra đờm loãng xanh hoặc vàng. Những triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên dễ bị các bậc phụ huynh xem nhẹ, bỏ qua dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí tử vong.

BS Trương Hữu Khanh  Trưởng khoa Nhiễm  Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC cảnh báo: Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh nên rất khó điều trị. Cụ thể, trong điều trị viêm phổi do phế cầu khuẩn cho trẻ, bác sĩ phải phối hợp 2 đến 3 loại kháng sinh mạnh ở liều tối đa với chi phí điều trị rất tốn kém mới có khả năng khỏi bệnh.

Viêm đáy phổi là gì

Điều trị viêm phổi ngày càng khó khăn và tốn kém nhiều chi phí mới mong khỏi bệnh

4. Viêm phổi do virus

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 30% trường hợp viêm phổi ở người lớn và trẻ em đến từ việc nhiễm virus, đứng thứ 2 sau vi khuẩn. Có rất nhiều loại virus gây ra viêm phổi như virus cảm lạnh và virus cảm cúm, do đó biểu hiện của bệnh viêm phổi do virus rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như: Sốt, ớn lạnh, run, ho khan, tuy nhiên có thể bội nhiễm và trở thành ho có đờm, chảy nước mũi, đau cơ, đau đầu, yếu người, mệt mỏi

5. Viêm phổi do nấm

Viêm phổi do nấm là tình trạng bệnh nhân hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp với mức độ phát triển nhanh. Bệnh thường có diễn biến phức tạp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí thiệt mạng.

Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên thì những tác nhân như: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, chế độ ăn uống sinh hoạt không đúng cách cũng tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi do nấm hình thành và phát triển.

6. Viêm phổi do hóa chất

Viêm phổi do hóa chất thường hiếm gặp, ít xảy ra nhưng cực kỳ nguy hiểm vì tỷ lệ gây tử vong cao cho người bệnh. Tùy thuộc vào loại hóa chất đã phơi nhiễm mà có mức độ nguy hiểm khác nhau. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh viêm phổi là việc làm cấp thiết, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm clip tại đây: Bé 3 tháng tiêm vắc xin phế cầu được không?

Bệnh viêm phổi lây truyền qua đường nào?

Viêm phổi chủ yếu xảy ra khi các vi sinh vật xâm nhập cơ thể nên bệnh có tính truyền nhiễm cao bao gồm cả vi khuẩn, virus hay nấm.

Đối với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, một người có nguy cơ nhiễm bệnh khi:

  • Tiếp xúc gần người bệnh khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi
  • Chạm tay bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh ở đó và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt

Mặt khác, viêm phổi do nấm không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người, có khả năng lây nhiễm qua không khí, môi trường.

Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?

Phần lớn trường hợp, bệnh thường xuất hiện ở dạng cấp tính với những triệu chứng thường bộc lộ rất rõ ràng trong những ngày đầu mới phát bệnh. Đặc biệt, tình trạng khó thở ngày càng trở nặng, có nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn.

Trong khi đó viêm phổi mạn tính cũng có biểu hiện tương tự, thời gian bệnh kéo dài không dứt. Một người được chẩn đoán bệnh viêm phổi mạn tính khi bệnh kéo dài quá 6 tuần.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm phổi, nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài bệnh lý thường gặp, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá
  • Thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm thanh quản
  • Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về gan, tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn
  • Người bị HIV hoặc đang điều trị ung thư
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở xuống
  • Những người từ 65 tuổi trở lên

Ngoài ra, trong thời gian nằm ở phòng hồi sức cấp cứu bệnh viện phải thở máy nguy cơ sẽ bị viêm phổi cao hơn.

Triệu chứng viêm phổi

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, sức khỏe, tuổi tác của bạn mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau và sẽ phát triển trong vài ngày. Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh, những túi khí sẽ chứa đầy dịch mủ, dẫn đến hàng loạt những triệu chứng khó chịu như sau:

  • Đau ngực khi bạn thở hoặc ho
  • Ho có đờm hoặc chất nhầy
  • Mệt mỏi và chán ăn
  • Sốt, vã mồ hôi và ớn lạnh
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy
  • Hụt hơi

Đối với người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu còn có những thay đổi về nhận thức, tinh thần, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới có trên 80% ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bị viêm phổi trong những năm đầu đời, nhưng phụ huynh rất khó nhận diện được bệnh vì biểu hiện của chúng rất giống với cảm cúm thông thường như bú kém, bỏ bú, sốt trên 37 độ C hoặc hạ thân nhiệt, thở nhanh trên 60 lần một phút, khó thở hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nhiễm trùng.

Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh viêm phổi

Nhằm xác định bạn có mắc bệnh viêm phổi hay không, trước tiên bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý, thói quen hút thuốc lá, người trong gia đình, hàng xóm, cơ quan, nhà trẻ, trường học có ai bị bệnh hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi phổi của bạn bằng thiết bị y tế, và chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng
  • Chụp X-quang ngực để chẩn đoán và theo dõi mức độ tổn thương của phổi
  • Cấy máu và cấy đờm với mục đích xác định tác nhân vi trùng
  • Đo độ bão hòa oxy trong máu để đánh giá tình trạng cung cấp oxy cho cơ thể
  • Nội soi phế quản để kiểm tra đường thở của bạn xem có bị tắc nghẽn hay các vấn đề khác không.

Biến chứng của bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh có thể phòng ngừa được nhưng mỗi năm vẫn có hàng triệu trẻ em, người lớn tuổi tử vong.

Theo số liệu của các tổ chức về sức khỏe cộng đồng quốc tế, năm 2018 có hơn 800.000 trẻ đã chết do bệnh viêm phổi. Với trẻ dưới 5 tuổi tỷ lệ tử vong vì viêm phổi lên đến 15%. Cứ mỗi 39 giây thế giới có 1 em bé chết vì viêm phổi. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi.

Một số liệu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, cứ 20 người lớn tuổi viêm phổi thì có 1 người tử vong.

Đặc biệt, là viêm phổi cấp tính khả năng tiến triển trong thời gian ngắn và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời cụ thể là:

  • Áp xe tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi
  • Suy hô hấp nặng
  • Viêm màng ngoài tim

Do đó, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nếu gặp bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:

  • Thân nhiệt tăng cao trong nhiều ngày, có thể đi kèm với dấu hiệu tay chân run rẩy.
  • Thở khó, thở nông, thở gấp hoặc hụt hơi
  • Cảm thấy đau, tức ngực
  • Ho có đờm hoặc ho ra máu
Viêm đáy phổi là gì

Bệnh viêm phổi không điều trị kịp thời, sự sống cũng không còn

Điều trị bệnh viêm phổi như thế nào?

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, chẩn đoán mức độ bệnh ra sao, từ đó sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Nếu bạn bị viêm phổi do vi khuẩn, thông thường bác sĩ sẽ dùng kháng sinh để điều trị.

Đối với trường hợp viêm phổi do nhiễm virus, dùng kháng sinh cũng không có tác dụng. Trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi, uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể, uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao trên 39 độ C.

Viêm phổi do nấm có thể được điều trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.

Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Nếu bệnh trở nặng, nghiêm trọng hoặc có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào bác sĩ sẽ đề nghị bạn nhập viện và cải thiện khả năng hô hấp với máy thở.

Bất kỳ viêm phổi loại nào bạn cũng mất nhiều thời gian điều trị và phục hồi, do đó bạn cần nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Viêm đáy phổi là gì

Bảo vệ lá phổi khỏe mạnh là bảo vệ sự sống cho người lớn và trẻ nhỏ

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ra sao?

Để phòng ngừa viêm phổi, bác sĩ khuyên mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra bạn còn cần:

  • Hạn chế đến những nơi có nhiều khói thuốc lá, bỏ thuốc lá..
  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, từ bên ngoài trở về nhà. Nếu có thể bạn nên mang theo chai nước rửa tay khô để sát khuẩn khi cần
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh truyền nhiễm
  • Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học với những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng sữa.

Nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không nên bồng bế trẻ đến những nơi có người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.

Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu ho, hắt hơi bạn nên hướng dẫn bé dùng khuỷu tay che miệng hạn chế vi trùng lây sang người khác. Đồng thời, phụ huynh giữ gìn, vệ sinh mũi cho trẻ luôn sạch sẽ khô thoáng.

Trong trường hợp con bạn đang bị cảm lạnh, để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng thành viêm phổi, bạn hãy chủ động thực hiện các bước phòng ngừa như sau:

  • Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ
  • Cho trẻ bú nhiều hơn
  • Cho trẻ uống nhiều nước (với trẻ lớn)
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin C, kẽm với khả năng tăng cường hệ miễn dịch
  • Sử dụng máy tạo ẩm nếu cần thiết.

Tiêm ngừa vắc xin có thể phòng một số vi khuẩn gây viêm phổi như phế cầu, Hib hoặc giảm nguy cơ biến chứng nặng viêm phổi bội nhiễm trên người có bị cúm .

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi do phế cầu, trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nặng thậm chí tử vong nếu chưa được tiêm vắc xin.

Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ khuyên phụ huynh cho trẻ tiêm những mũi vắc xin ngừa tác nhân gây viêm phổi cho trẻ.

Tại VNVC, hiện đang có loại vắc xin Synflorix . Synflorix được khuyến nghị tiêm cho các bé từ 6 tuần đến 5 tuổi.

Trẻ 5 tuổi trở lên, trẻ quá tuổi tiêm Synflorix và người lớn có hệ thống miễn dịch suy yếu, người già, các bác sĩ sẽ khuyến cáo tiêm vắc xin Prevenar 13. Phác đồ tiêm phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu tiêm mũi Prevenar đầu tiên.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm phòng vắc xin phòng các bệnh viêm phổi do khuẩn phế cầu, quý khách vui lòng liên hệ:

Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC

Hotline: 028.7300.6595 (tư vấn và đặt lịch tiêm)

Website: www.vnvc.vn

Fanpage: VNVC  Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn

Group: Tiêm phòng cho Trẻ em và Người lớn

Hoặc đến trực tiếp hệ thống trung tâm VNVC trên toàn quốc