Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc chơi game chỉ có tác hại dụng hay sai

Làm bài Thảo luận về một vấn đề trang 82, 83 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 sách Cánh diều

Bài tập: Trao đổi về vấn đề:” Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”

Tham khảo:

Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao. Vậy theo các bạn chơi game có hại là đúng hay sai?

Game là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.

Quảng cáo

Chơi game có lợi. Lí do bởi chơi game có thể kích thích hoạt động của não bộ, giúp chúng ta học cách phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn, giảm căng thẳng và tăng khả năng sáng tạo. Chính những nhiệm vụ, hướng dẫn… trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ, tăng sự quyết đoán.

Nhưng song hành, việc chơi game có hại.Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào Game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về Game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Chơi quá nhiều sẽ làm đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game.

Chính vì thế chúng ta cần cân nhắc, chơi sao cho đúng mục đích, phù hợp giải trí thay vì dành quá nhiều thời gian cho nó. Lợi hay hại của việc chơi game chính là do người chơi nó sử dụng ra sao.  Đừng chôn vùi bản thân trước những màn hình to nhỏ của điện thoại, máy tính, đừng làm chết mòn tâm hồn bằng những thú vui tiêu khiển. Hãy gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn, hãy tìm niềm vui ngay trong chính cuộc sống giản đơn của mình chứ đừng chạy theo thế giới ảo mộng hão huyền

Chưa bao giờ là muộn để chúng ta thay đổi và sống hết mình với niềm tin và tình yêu của mình. Game có thể là một người bạn tốt nhưng cũng có thể là kẻ thù, tùy vào ý chí của bản thân mỗi người.

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?"? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?" - Bài mẫu 1

Mỗi người trong chúng ta đều phải học tập, làm việc. Mục đích cuối cùng của việc học hay làm việc chính là để sống, cống hiến, để được hạnh phúc. Tuy nhiên, có những lúc căng thẳng, chúng ta cần đến sự giải trí. Cách giải trí phổ biến nhất chính là chơi trò chơi mà theo ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay vẫn thường gọi đó là "chơi game". Có ý kiến cho rằng chơi "game" chỉ có tác hại. Thế nhưng "game" vẫn tồn tại và vẫn có đông đảo người chơi. Vậy phải chăng chơi "game" chỉ có hại?

“Game” là một từ tiếng Anh có nghĩa là trò chơi. Như vậy, hiểu đơn giản nhất, “chơi game” nghĩa là chơi trò chơi. Nhưng với quán tính của người Việt, “game” thường nghiêng về những trò chơi mà người chơi cần đến việc sử dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngày nay, khái niệm “game” đã được mở rộng. Nói đến “chơi game”, người ta hiểu ngay đó là chơi trò chơi. Ông bà ta từ xưa cũng có những trò chơi giải trí và rèn luyện tinh thần hay thể chất. Ngày nay, những trò chơi hấp dẫn mới đã ra đời mà để chơi được nó thì người chơi buộc phải có năng lực công nghệ thông tin.

Đã có những quan điểm cho rằng chơi game là xấu. Có lẽ theo quan niệm này, “game” được hiểu là những trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực, gây ảnh hưởng đến hành động của người chơi. Thế nhưng, không phải “game” nào cũng là trực tuyến và “game” nào cũng là bạo lực. Có những trò chơi đòi hỏi phải vận dụng cơ thể. Có những trò chơi lại đòi hỏi phải vận dụng trí óc. Có những trò chơi giúp người ta sảng khoái tinh thần. Những “game” bạo lực chỉ là một bộ phận nhỏ của “game”.

Chơi game có lẽ là xấu không chỉ vì nó là các game bạo lực mà còn có thể vì chơi game dễ bị lôi cuốn, dễ bị nghiện, tốn thời gian, xao nhãng chuyện học tập hay làm việc, xao nhãng mất thực tại cuộc sống, giúp đỡ những người thân trong gia đình. Đó là một sự lôi cuốn của "game". Nó vừa có yếu tố khách quan, lại vừa có yếu tố chủ quan. Đôi khi vấn đề không phải việc chúng ta sử dụng công cụ nào mà là ta dùng công cụ đó như thế nào. Nếu để game lôi cuốn, gây nghiện, nhầm lẫn với đời thực hay gây xao nhãng học tập, làm việc thì đó chính là bởi vì ta chưa làm chủ được bản thân. Ngược lại, nếu đã làm chủ được bản thân, dùng game như một công cụ để giải trí hay rèn luyện, giúp ích sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.

Theo quan điểm cá nhân tôi, chơi game không hẳn đã là xấu, thậm chí chơi game còn rất tốt. Có những trò chơi trí tuệ như cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan hay liên quân,… Có những trò chơi nhằm củng cố, mở rộng kiến thức như các trò chơi liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, hay các “game show” trên sóng truyền hình mà có lẽ ai cũng biết đến chương trìnhAi là triệu phú. Có những trò chơi vận dụng cả trí óc lẫn thể chất như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,… Có những trò chơi chỉ để vận động cơ thể hay thư giãn đầu óc. Tất cả đều là những trò chơi hữu ích, nếu ta biết sử dụng thời gian hợp lí và có cái nhìn tỉnh táo.

Cá nhân tôi là người rất thích chơi cờ vua và bóng rổ. Cờ vua với tôi là một môn trí tuệ, giúp rèn luyện tư duy lô-gic, giúp tôi nhìn bao quát vấn đề và giúp tôi kiên cường, biết kiểm soát cảm xúc khi chẳng may bị những nước cờ của đối phương làm khó. Bóng rổ đối với tôi lại là môn thể thao giúp thư giãn đầu óc và rèn luyện cơ thể. Nó giúp tôi có phản xạ tốt hơn, giúp tôi biết cách phối hợp tay chân, và đặc biệt là phát triển chiều cao. Những “game” này chắc chắn tất cả mọi người đều hoan nghênh. Nhưng nếu tôi dành quá nhiều thời gian cho nó mà quên đi các khía cạnh khác của cuộc sống, những “game” tưởng như tốt này cũng sẽ gây hại rất nhiều.

Như vậy, chơi "game" vừa có điểm tốt, cũng vừa có điểm xấu. Những "game" bạo lực hay chiếm quá nhiều thời gian đặt ra vấn đề cho các nhà quản lí về việc cấp phép loại game nào được hoạt động trên không gian mạng. Chúng ta cũng nên có những hình thức tuyên truyền, giáo dục để "game" trở thành một phần hữu ích của cuộc sống.

Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?" - Bài mẫu 2

Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao. Vậy theo các bạn chơi game có hại là đúng hay sai?

Game là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.

Chơi game có lợi. Lí do bởi chơi game có thể kích thích hoạt động của não bộ, giúp chúng ta học cách phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn, giảm căng thẳng và tăng khả năng sáng tạo. Chính những nhiệm vụ, hướng dẫn… trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ, tăng sự quyết đoán.

Nhưng song hành, việc chơi game có hại. Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Chơi quá nhiều sẽ làmđạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game.

Chính vì thế chúng ta cần cân nhắc, chơi sao cho đúng mục đích, phù hợp giải trí thay vì dành quá nhiều thời gian cho nó. Lợi hay hại của việc chơi game chính là do người chơi nó sử dụng ra sao.Đừng chôn vùi bản thân trước những màn hình to nhỏ của điện thoại, máy tính, đừng làm chết mòn tâm hồn bằng những thú vui tiêu khiển. Hãy gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn, hãy tìm niềm vui ngay trong chính cuộc sống giản đơn của mình chứ đừng chạy theo thế giới ảo mộng hão huyền

Chưa bao giờ là muộn để chúng ta thay đổi và sống hết mình với niềm tin và tình yêu của mình. Game có thể là một người bạn tốt nhưng cũng có thể là kẻ thù, tùy vào ý chí của bản thân mỗi người.

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?"Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

Chúc bạn học tốt!!!

Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một trong số đó phải kể đến là tình trạng nghiện Game online của trẻ em hiện nay.

Thực tế hiện nay thị trường Game online rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng. Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. Người chơi không cần phải ra quán net hay phải có máy tính, laptop nữa mà chỉ cần chiếc điện thoại cũng có thể trở thành game thủ chính hiệu.

Nguyên nhân của việc ngày càng nhiều trẻ em nghiện game online không thể không nhắc đến đó là sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ. Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop. Việc các em thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chơi và nghiện game online. Ngoài sự quản lí lỏng lẻo của phụ huynh thì tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,…Hậu quả của việc nghiện game online đầu tiên phải kể đó là sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ khi mà trong suy nghĩ của các em lúc nào cũng hướng về game, bỏ qua lời dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Không những thế, nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn, thực tế có nhiều trường hợp trẻ em trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game… Bên cạnh đó, việc chơi game nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. Đó là những hậu quả tất yếu của việc nghiện game.Để khắc phục tình trạng nghiện game online ở trẻ em cần lắm những sự chung tay của người lớn. Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn để bảo đảm hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi bạo lực quá sớm.Chúng ta cần thẳng thắn phê phán những hành vi cổ vũ các em nhỏ tham gia trò chơi bạo lực để nhằm mục đích tư lợi; phê phán những bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình để chúng tự do chơi các trò chơi điện tử không có chọn lọc.

Chơi game online để giải trí không xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là hành vi đáng bị lên án. Mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy con thông minh để chúng phát triển tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội.