Việt nam có bao nhiêu dân tộc năm 2023 năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại lễ tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Cùng dự buổi lễ có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Trong số các em được tuyên dương, có 30 em trúng tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường đại học, học viện, đạt số điểm từ 28 điểm trở lên theo tổ hợp ba môn xét tuyển đại học, không tính điểm ưu tiên.

Có 38 học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023; 4 học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2022-2023; 2 sinh viên đạt Huy chương trong thi đấu thể thao cấp quốc gia.

Danh sách tuyên dương cũng bao gồm 29 thanh niên xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực; 9 học sinh, sinh viên là người DTTS thuộc các dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ trúng tuyển vào đại học. Các địa phương giới thiệu, đề xuất 31 em học sinh, sinh viên DTTS có thành tích xuất sắc.

Năm 2023 là năm thứ 10 Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Qua 10 năm tổ chức, có 1.317 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS được tuyên dương.

Trong khuôn khổ Lễ tuyên dương năm nay, các em còn tham gia một số hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống như Lễ báo công dâng Bác, tham quan khu di tích Phủ Chủ tịch; ghi sổ vàng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Việt nam có bao nhiêu dân tộc năm 2023 năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng các đại biểu trao tặng phần thưởng cho các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang gửi đến các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên, thanh niên lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Phó Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách có tầm chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực này, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự chăm lo của gia đình, cộng đồng xã hội, sự tâm huyết, trách nhiệm của các thầy cô giáo và sự nỗ lực của chính bản thân các em, Phó Thủ tướng đánh giá công tác giáo dục đào tạo vùng DTTS đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó mạng lưới, quy mô trường lớp các cấp học từ mầm non đến phổ thông ở vùng DTTS, miền núi được củng cố, phát triển.

Cơ sở vật chất được đầu tư ngày một khang trang; hệ thống giáo dục chuyên biệt ngày càng phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Phó Thủ tướng đánh giá cao sự cố gắng của Uỷ ban Dân tộc trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể các kỳ tuyên dương. Qua 10 kỳ tuyên dương, thành tích của các bạn năm sau luôn cao hơn các năm trước, cả về số lượng và chất lượng.

Đáng chú ý, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những học sinh, sinh viên đoạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thể thao cấp quốc gia và khu vực.

Những tấm gương thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực lao động sản xuất, đi đầu trong các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng ngày càng nhiều hơn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các em học được tuyên dương hôm nay thực sự là những bông hoa tươi thắm, là niềm tự hào của gia đình, làng bản, là minh chứng thuyết phục cho sự phát triển của lĩnh vực giáo dục dân tộc.

Phó Thủ tướng nhắn nhủ, những thành tích đạt được mới là kết quả bước đầu, vì thế các em không được thoả mãn, bằng lòng mà cần tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, trau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước; thúc đẩy sự phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi./.

Chiều ngày 02/01, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác Dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự chỉ đạo hội nghị; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì hội nghị.

Việt nam có bao nhiêu dân tộc năm 2023 năm 2024
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan của tỉnh.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2023, công tác Dân tộc tiếp tục được cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Đã triển khai thực hiện đồng bộ 188 chính sách tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (trong đó, có 136 chính sách dân tộc). Từ đó, các chính sách an sinh xã hội nên đời sống của người dân ngày càng được ổn định, từng bước cải thiện nâng cao; Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp của 03 chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, từng bước phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp; Nhiều mô hình, điển hình sản xuất, hợp tác kinh doanh hiệu quả ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tạo điều kiện hình thành và nhân rộng. Các ngành nghề tạo ra sản phẩm đặc trưng, chủ lực của vùng đồng bào DTTS được các địa phương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện được giữ gìn và phát huy...

Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện công tác Dân tộc và chính sách dân tộc năm 2023 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức và nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết: Kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và chưa bền vững; kết cấu hạ tầng KT-XH vẫn còn thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tình trạng phá rừng, tranh chấp đất đai vẫn còn diễn ra; văn hóa truyền thống tốt đẹp của một số dân tộc đang bị mai một; một số nơi hệ thống chính trị cơ sở còn yếu, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm, còn thiếu đội ngũ cán bộ người DTTS...

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã báo cáo bổ sung, làm rõ về tình hình vùng đồng bào DTTS; tình hình triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc... Các ý kiến đều cho thấy, những kết quả trong thực hiện chính sách dân tộc đã giúp cho đồng bào được tiếp cận đầy đủ các điều kiện thiết yếu của cuộc sống (y tế, văn hóa, giáo dục…).

Năm 2024, hội nghị xác định tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Đẩy mạnh phân cấp, phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ; nắm bắt, kiểm tra, trao đổi thông tin về tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của địa phương bằng nhiều hình thức; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và kỹ thuật đối với triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc triển khai tại vùng DTTS và miền núi...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban Dân tộc, các bộ, ban, ngành ở trung ương, các địa phương trong công tác Dân tộc và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng DTTS và miền núi.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các ngành, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong thực hiện CTDT; thay đổi cách nghĩ, nếp làm, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy nỗ lực vươn lên của đồng bào....

Dân tộc Kinh đứng thứ mấy Việt Nam?

Dân số các dân tộc Việt Nam hiện nay Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số.

Dân tộc Hoa đứng thứ mấy Việt Nam?

Qui mô dân số các dân tộc Việt Nam năm 2019.

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc 2024?

CỘNG ĐỒNG 54 DÂN TỘC VIỆT NAM.

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người.