Việt nam có bao nhiêu dân tộc thiểu số năm 2024

Danh mục các dân tộc Việt Nam dựa theo Quyết định số 421, ngày 2 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam về Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam và Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới, năm 2002 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi.

STT Tên dân tộc Một số tên gọi khác Các vùng tỉnh thành phân bố 01 Kinh Việt 02 Tày Thổ, Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dí ,... 03 Thái Tày Khao* hoặc Đón (Thái Trắng*), Tày Đăm* (Thái Đen*), Tày Mười, Tày Thanh (Mán Thanh),

Hàng Tổng (Tày Mường), Pa Thay, Thổ Đà Bắc, Tày Dọ**, Tay**,...

04 Mường Mol (Mual, Mon**, Moan**), Ao Tá (Ậu Tá),... 05 Miên 06 Hoa Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây**, Hải Nam, Xạ Phạng*, Xìa Phống**, Thoòng Dành**, Minh Hương**, Hẹ**, Sang Phang**, Tàu*... 07 Nùng Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Inh**, Nùng Phàn Slinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Nùng Quy Rin, Nùng Dín**, Khèn Lài, Nồng**,… 08 H'Mông Mèo, Hmong Hoa, Hmong Xanh, Hmong Đỏ, Hmong Đen, Ná Mẻo (Na Miẻo), Mán Trắng, Miếu Ha**,... 09 Dao Mán, Động*, Trại*, Xá*, Dìu*, Miên*, Kiềm*, Miền*, Dao Quần Trắng, Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lan Tẻn, Đại Bản*, Tiểu Bản*, Cóc Ngáng*, Cóc Mùn*, Sơn Đầu*, Kìm Miền**, Kìm Mùn**, … 10 Gia Rai Jơrai, Jarai, có các nhóm phương ngữ: Mơthur, Cor (Chor), Hơdrung, Tơbuan, Arap. 11 Ê Đê Ra Đê, Ê Đê Êgar**, Đê, Kpa, A Đham, Krung, Ktul, Đliê Hruê, Blô, Kah**, Kdrao**, Dong Kay**, Dong Mak**, Ening**, Arul**, Hwing**, Ktlê**, Êpan, Mđhur, Bih, … 12 Ba Na Glar, Tơlô, Jơlơng, Rơngao, Kriem, Roh, Kon K'đe, Ala Kông, K'păng Công, Bơnâm,... 13 Sán Chay Cao Lan*, Mán Cao Lan*, Hờn Bạn, Sán Chỉ* (còn gọi là Sơn tử* và không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và Chợ Rạ), Chùng**, Trại**,… 14 Chăm Chàm, Chiêm**, Chiêm Thành, Chăm Pa**, Chăm Hroi, Chăm Pông**, Chà Và Ku**, Chăm Châu Đốc**,... 15 Kơ Ho Xrê, Nốp (Tu Lốp), Cơ Don, Chil,, Lat (Lach), Tơ Ring,... 16 Xơ Đăng Xơ Teng, Hđang, Tơ Đra, Mơ Nâm, Ha Lăng, Ca Dong, Kmrâng*, Con Lan, Bri La, Tang*, Tà Trĩ**, Châu**,... 17 Sán Dìu Sán Dẻo*, Sán Déo Nhín** (Sơn Dao Nhân**), Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ**,... 18 Hrê Chăm Rê, Mọi Chom, Krẹ*, Luỹ*, Thượng Ba Tơ**, Mọi Lũy**, Mọi Sơn Phòng**, Mọi Đá Vách**, Chăm Quảng Ngãi**, Man Thạch Bích**,... 19 Ra Glai Ra Clây*, Rai, La Oang, Noang,... 20 Mnông Pnông, Mnông Nông, Mnông Pré, Mnông Bu đâng, ĐiPri*, Biat*, Mnông Gar, Mnông Rơ Lam, Mnông Chil,

Mnông Kuênh**, Mnông Đíp**, Mnông Bu Nor**, Mnông Bu Đêh**,...

21 Thổ Người Nhà Làng**, Mường**, Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng,... 22 Stiêng Sa Điêng, Sa Chiêng**, Bù Lơ**, Bù Đek** (Bù Đêh**), Bù Biêk**,... 23 Khơ mú Xá Cẩu, Khạ Klẩu**, Măng Cẩu**, Mứn Xen, Pu thênh, Tềnh, Tày Hay, Kmụ**, Kưm Mụ**,... 24 Bru - Vân Kiều Măng Coong, Tri Khùa,... 25 Cơ Tu Ca Tu, Cao*, Hạ*, Phương*, Ca Tang*Ca-tang: tên gọi chung nhiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam, Đà Nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc.

Các dân tộc thiểu số hiện nay sinh sống khắp các vùng miền của cả nước nhưng chủ yếu vẫn ở các vùng miền núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa và tập trung chủ yếu ở một số tỉnh khu vực miền núi phía bắc (khoảng 6,7 triệu người), Tây Nguyên (khoảng 2 triệu người), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung (1,9 triệu người), Tây Nam Bộ (1,4 triệu người); dân số còn lại sinh sống rải rác ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Một số dân tộc, như: Khmer, Chăm, Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và các đô thị (Trung Bộ và Nam Bộ...), các dân tộc thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi có địa hình phức tạp, hiểm trở, chia cắt; giao thông đi lại rất khó khăn; chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai thường hay xảy ra, gây hậu quả lớn (hạn hán, bão, lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, lốc xoáy, mưa đá, rét hại, xâm nhập mặn...). Đây cũng là vùng kinh tế-xã hội có xuất phát điểm thấp, đời sống vật chất và tinh thần còn có khoảng cách so với mặt bằng chung của cả nước.

Trong các dân tộc nước ta hiện nay có nhóm thiểu số đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự phân hóa xã hội ngày càng khốc liệt, chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, các giá trị văn hóa truyền thống có xu hướng mai một nhanh chóng, chất lượng nguồn nhân lực thấp, dẫn đến các dân tộc ít có khả năng tiếp cận những lợi thế của sự phát triển khoa học-công nghệ. Các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào vào các hoạt động chống đối, gây mất an ninh, trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục tác động ảnh hưởng không tốt đến đời sống của cộng đồng các dân tộc, đe dọa sự phát triển bền vững của các vùng dân tộc nước ta.