Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 28

Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 4 bài 1

Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 4 bài 1: Nước Văn Lang có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4 Chương 1. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 bài 1: Nước Văn Lang

Hướng dẫn giải Vở bài tập Lịch sử lớp 4 bài 1

Bài 1. (trang 5 VBT Lịch Sử 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.

Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

Khoảng 700 năm.

Khoảng 1700 năm.

Khoảng 2700 năm.

Khoảng 3700 năm.

Lời giải:

Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

Chọn: Khoảng 2700 năm.

Bài 2. (trang 5 VBT Lịch Sử 4): Quan sát các hình sau:

Hãy điền tên vật trong các hình đã quan sát vào chỗ thích hợp:

Lời giải:

- Có công dụng trong cuộc sống:

+ Dùng để làm ruộng: lưỡi cày

+ Dùng cho sinh hoạt, ăn, uống: Muôi (vá, môi), đồ gốm, lưỡi câu.

+ Dùng để làm quần áo: mảnh vải.

+ Dùng làm trang sức: hình nhà sàn, vòng trang sức

+ Dùng làm vũ khí: rìu lưỡi xéo, giáo mác, dao găm.

- Là sản phẩm của nghề:

+ Đúc đồng: muôi, lưỡi cày, rìu lưỡi xéo, vòng trang sức, lưỡi câu, giáo mác, dao găm.

+ Làm đồ gốm: đồ gốm.

+ Ươm tơ, dệt vải: mảnh vải, hình nhà sàn.

Bài 3. (trang 7 VBT Lịch Sử 4): Điền các từ ngữ: lạc hầu, lạc tướng, vua, nô tì, lạc dân vào chỗ trống của sơ đồ cho là đúng:

Lời giải:

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 28

Bài 4. (trang 8 VBT Lịch Sử 4): Qua quan sát hình và đọc bài trong SGK, em hãy điền vào các cột để biết người Lạc Việt ăn, mặc, ở, sinh hoạt lễ hội như thế nào?

Lời giải:

Ăn

Mặc và trang sức

Lễ hội

Lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm, …

Trồng đay, gai trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Làm vòng tay, hoa tai, trống, chiêng, lục lạc. Đúc đồng lam giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi cày, … nặn nồi niêu; đan rổ, rá, gùi, nong, đan thuyền na, đóng thuyền gỗ.

Nhà sàn tránh thú dữ. Họp nhau thành các làng bản. Thờ thần Đất, Mặt trời. Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, … Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng.

Thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sống hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.

Bài 5. (trang 8 VBT Lịch Sử 4): Viết một đoạn văn ngắn nói về cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt lễ hội của người Lạc Việt thời Hùng Vương.

Lời giải:

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Với bộ giải vở bài tập Lịch Sử lớp 4 Bài 28: Kinh thành Huế có lời giải chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của học sinh tốt hơn. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bài 1 (trang 45 VBT Lịch Sử lớp 4)

 Trò chơi.

   a) Em hãy quan sát lược đồ kinh thành Huế dưới đây:

   Giả sử em nhận được giấy mời tham quan Đại Nội. Trong giấy mời có chỉ dẫn đường đi như sau: Trước hết vào cửa Chánh Tây của kinh thành, lần lượt đến cửa Tây của Hoàng thành, qua cửa Ngọ Môn rồi vào thẳng điện Thái Hòa. Hãy vẽ đường em sẽ đi vào lược đồ trên.

   b) Em hãy quan sát các hình, tự ghép hình vào sơ đồ Đại Nội – Huế cho phù hơp.

Lời giải:

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 28
Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 28

Bài 2 (trang 47 VBT Lịch Sử lớp 4)

Hãy viết đoạn văn ngắn mô tả vẻ đẹp của một công trình kiến trúc ở kinh thành Huế mà em biết qua sách, báo, ti vi.

Lời giải:

   Cửa Ngọ Môn

   Không chỉ có được kiến trúc độc đáo, Ngọ Môn còn là nơi khiến du khách gợi nhớ về một bề dày lịch sử phong kiến qua sự giới thiệu ngọt ngào của cô hướng dẫn viên. Tòa lầu này có địa thế rất đặc biệt. Đứng trên lầu Ngũ Phụng là một nơi rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh kinh thành Huế. Hướng mắt ra phía trước, giữa một khoảng không rộng lớn là lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên ngọn Kỳ Đài. Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên được tung bay tại đây, báo hiệu sự chấm dứt chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Khoảng giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn là Quảng trường Ngọ Môn. Nhìn vào phía trong là Điện Thái Hòa được dẫn vào bằng chiếc cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch, tiến đến sân Đại Triều.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Lịch sử lớp 4 bài 28: Kinh thành Huế chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Danh sách các nội dung

  • Bài 1: Nước Văn Lang
  • Bài 2: Nước Âu Lạc
  • Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
  • Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
  • Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
  • Bài 6: Ôn tập
  • Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
  • Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
  • Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
  • Bài 10: Chùa thời Lý
  • Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077)
  • Bài 12: Nhà Trần thành lập
  • Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê
  • Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
  • Bài 15: Nước ta cuối thời Trần
  • Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng
  • Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
  • Bài 18: Trường học thời Hậu Lê
  • Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
  • Bài 20: Ôn tập
  • Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
  • Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
  • Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII
  • Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786)
  • Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)
  • Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
  • Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập
  • Bài 28: Kinh thành Huế
  • Bài 29: Ôn tập
  • Bài 30: Tổng kết
  • Bài 2: Làm quen với bản đồ
  • Bài 3: Làm quen với bản đồ (Tiếp theo)
  • Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn
  • Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
  • Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
  • Bài 4: Trung du Bắc Bộ
  • Bài 5: Tây Nguyên
  • Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
  • Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
  • Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiếp theo)
  • Bài 9: Thành phố Đà Lạt
  • Bài 10: Ôn tập
  • Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ
  • Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
  • Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
  • Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp theo)
  • Bài 15: Thủ đô Hà Nội
  • Bài 16: Thành phố Hải Phòng
  • Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ
  • Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
  • Bài 19: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
  • Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp theo)
  • Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bài 22: Thành phố Cần Thơ
  • Bài 23: Ôn tập
  • Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
  • Bài 25: Người dân và hoạt động sản xuất của đồng bằng duyên hải miền Trung
  • Bài 26: Người dân và hoạt động sản xuất của đồng bằng duyên hải miền Trung (Tiếp theo)
  • Bài 27: Thành phố Huế
  • Bài 28: Thành phố Đà Nẵng
  • Bài 29: Biển, đảo và quần đảo
  • Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản của vùng biển Việt Nam
  • Bài 31-32: Ôn tập