Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

(CTTĐTBP) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
 

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

Cơ sở dữ liệu về giáo dục bao gồm thông tin về mạng lưới cơ sở giáo dục, thông tin cơ bản về giáo viên, giảng viên, về quá trình học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên...

Dự thảo nêu rõ mục đích của việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về  giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT, như công tác báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo và thanh tra, kiểm tra trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và công nghệ số. Đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, quản lý giáo dục và đào tạo, góp phần xây dựng kinh tế số, xã hội số và chính phủ số theo định hướng của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Danh mục CSDL về GD&ĐT được xây dựng và cung cấp thống nhất trong toàn ngành, bao gồm: Cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ thông, cơ sở dữ liệu về giáo dục thường xuyên, cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học, cơ sở dữ liệu về giáo dục khác. Nội dung của CSDL về giáo dục mầm non gồm các thông tin mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non như: Thông tin định danh cơ sở giáo dục, loại hình giáo dục, thông tin cơ bản về điểm trường; thông tin về hệ thống lớp mẫu giáo, nhóm trẻ, danh sách lớp học, nhóm tuổi; thông tin cơ bản của giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục về thông tin chung, trình độ chuyên môn; thông tin cơ bản về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em… Nội dung của CSDL về giáo dục phổ thông (bao gồm các cấp tiểu học, THCS, THPT) gồm: Thông tin định danh cơ sở giáo dục, loại hình giáo dục, thông tin cơ bản về điểm trường chính và các điểm trường (nếu có); thông tin cơ bản về danh sách lớp học, lớp ghép, học 2 buổi/ngày, lớp học bán trú, lớp học ngoại ngữ; thông tin cơ bản của giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục về trình độ chuyên môn, đào tạo và bồi dưỡng; thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, kết quả học tập của học sinh; thông tin tài chính… Nội dung của CSDL về giáo dục đại học gồm: Thông tin về danh mục ngành đào tạo như khối ngành, lĩnh vực, nhóm ngành, ngành chuẩn; thông tin cơ bản về chương trình đào tạo, loại chương trình, khóa đào tạo, loại hình đào tạo, chuẩn đầu ra và các thông tin khác theo quy định; thông tin cơ bản của giảng viên, nhân viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về thông tin chung, trình độ chuyên môn; thông tin người như hồ sơ lý lịch, tuyển sinh, quá trình học tập, kết quả học tập, rèn luyện, văn bằng, ra trường có việc làm và các thông tin khác theo quy định; thông tin tài chính; thông tin về các chương trình, dự án hợp tác quốc tế; đội ngũ cán bộ, sinh viên là người nước ngoài…

Khai thác, sử dụng thông tin trong CSDL về GD&ĐT

Theo dự thảo, thông tin trong CSDL về GD&ĐT được sử dụng thống nhất trên toàn quốc, có giá trị pháp lý trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Việc sử dụng thông tin trong CSDL về GD&ĐT được thực hiện thông qua tài khoản được cấp, qua trục kết nối trao đổi dữ liệu hoặc văn bản. Việc sử dụng thông tin trong CSDL về GD&ĐT phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu dữ liệu và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục được quyền khai thác, sử dụng dữ liệu trong phạm vi quản lý; ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng, khai thác thông tin, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và khai thác sử dụng thông tin từ các tài khoản người dùng; tiếp nhận và xử lý những góp ý, khiếu nại đối với dữ liệu trong thẩm quyền quản lý. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành GD&ĐT nếu có nhu cầu sử dụng thông tin từ CSDL về GD&ĐT có thể đề nghị đơn vị quản lý theo phân cấp cung cấp và sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật.

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

  • Đang truy cập824
  • Hôm nay121,771
  • Tháng hiện tại3,414,513
  • Tổng lượt truy cập113,515,390

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

Em đang cần xây dựng hệ thống hoạt động quản lý trường mầm non với C# và SQL.
Mọi người có thể hướng dẫn em cách xây dựng nội dung CSDL? Nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

2 Likes

SQL là ngôn ngữ dùng để truy vấn thôi, @btm có kinh nghiệm làm cái này.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên
nga:

bài tập là xây dựng hệ thống hoạt động quản lý trường mầm non với C# và SQL

Bài tập này làm trong vòng bao lâu? Thầy cô muốn em nộp phần mềm hay là muốn thiết kế CSDL.
Nếu cả 2 thì anh nghĩ em lên mạng tìm các phần mềm giống giống như vậy về nghiên cứu trước.

Nếu không có, quay trở lại đây, anh sẽ gợi ý cho.

2 Likes

trước tiên là thiết kế cơ sở dữ liệu để thấy xem trước a ạ.ngày 23 /10 e phải nộp cho thầy.e có tìm nhưng mà e thấy mơ hồ về cơ sở dũ liệu k biết làm từ đâu ạ.hic

Trước hết em phải nghĩ là phần mềm của em cần phải quản lý cái gì…

  • Thông tin giáo viên - Chức vụ, tên, thông tin cá nhân, lớp quản lý
  • Thông tin lớp - số lượng trẻ, tên lớp
  • Thông tin trẻ - tên, tuổi, các thông tin cá nhân khác

Trước hết là bao nhiêu đó thôi, giờ lập tập trung suy nghĩ CSDL thiết kế ra làm sao. Lấy giấy ra mà vẽ. Học mối quan hệ 1-n, n-1, n-n chưa. Cái này dễ mà. Khóa chính, khóa phụ? Bài này chỉ cần khóa chính thôi đủ rồi.

4 Likes

vâng e có nghĩa là bây giờ e tạo bảng xong rồi mới tạo, mối quan hệ giữa cái bảng với nhau là được ạ. mấy cái như tính điểm.kieemrr tra sức khỏe e có nên cho vào k ạ

Em phải xem mình cần thông tin gì trước, vẽ ra các bảng thông tin ấy. Xong bắt đầu mới suy nghĩ là thông tin này có liên quan đến thông tin kia hay không.

VÍ dụ em cần:

  • Giáo viên: Tên, Lớp, nội dung dạy
  • Lớp: Tên, nội dung dạy, lứa tuổi trẻ
  • Trẻ: Tên, tuổi

Khi em nối lại, em lại thấy là nội dung dạy bị trùng lặp, thì bây giờ em sẽ đưa ra quyết định giữ lại nội dung dạy ở Giáo viên hay Lớp. Giữ ở đâu là tùy em thôi. Tùy vào nhu cầu sử dụng. Tạm thời em cứ để bên Lớp. Vì logic nó thuộc về lớp hơn.

Rồi cứ thế tiếp tục, em sẽ có được 1 cái bảng khá khá. Rồi lại nghĩ, rồi lại thêm, rồi lại sửa. Đó là cách xây dựng. Từ giờ tới 23 còn lâu mà.

2 Likes

vâng.chắc là đợt kia e hiểu bài theo phạm vi hẹp nên chưa xác định đúng mình cần làm những gì.e cảm ơn ạ

Có thể ở trường em dạy khoa học là tạo mối quan hệ trước. Cái đó có thể tốt đối với dự án lớn, hoặc tốt đối với người khác. Nhưng anh tiếp cận vấn đề dơn giản hơn.

Anh thấy anh cần cái gì, anh tạo ra trước. Sau đó anh nhìn lại, xem thử những thứ này có liên quan nhau không, anh nối chúng lại. Sau đó anh lại thêm, lại sửa và khi nào anh cảm thấy hợp lý thì thôi.

Cách này tốn nhiều công sức, nhưng em sẽ hiểu được cái CSDL của mình. Đặc biệt là khi em mới học, làm theo cách này hiệu quả hơn. Anh không dạy CSDL nên anh không dám nói là phương pháp nào tốt hơn, anh chỉ thấy cách tạo bảng trước dễ làm hơn. Ít nhất là điều đó đúng với dự án nhỏ.

2 Likes

vâng. e thấy nhìn được hứơng rồi ạ.e cứ hiểu theo kiểu là mình chỉ làm từng từng đấy chứ k mở rộng ra nhiều hơn,hoặc do e đang mơ hồ về môn này mới thế.đa tạ anh ^^

1 Like

Nếu được e post yêu cầu đề bài lên đây, mọi người sẽ dễ hình dung hơn. Xem em cần quản lý những gì, từ đó đưa ra lời khuyên gần đúng hơn. Thông thường mỗi bảng sẽ có 1 khóa chính, giáo viên hay trẻ đều nên có mã. Ví dụ, e nói có nội dung dạy thì thường ta sẽ đưa vào 1 bảng MÔN HỌC (MÃ MÔN HỌC, TÊN MÔN HỌC, NỘI DUNG MÔN HỌC). Tùy quan hệ, giả sử mỗi lớp có 1 giáo viên duy nhất dạy 1 môn học (Ví dụ môn toán có duy nhất 1 giáo viên) thì em có thể tạo bảng PHÂN CÔNG (MÃ LỚP, MÃ MÔN HỌC, MÃ GIÁO VIÊN). …Từ bảng này e có thể biết được giáo viên dạy 1 môn học trong 1 lớp cụ thể …

1 Like

@nga Em có thể hỏi thêm @tuancoi2506. Chứ anh nghỉ học lâu rồi, không nhớ chi tiết.

1 Like

a ơi đề bài là:
xây dựng phần mềm quản lý hoạt động trong trương mầm non với C# và SQL

Nhớ đọc

Le Tran Dat – 25 Sep 14
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên

Cách đặt một câu hỏi thông minh. (Ý kiến cá nhân + Luợt dịch từ How To Ask Questions The Smart Way – Eric Steven Raymond) I.Mở đầu: Đạt và nhiều người khác nữa đang hỗ trợ các bạn học sinh, s…

Lời lẽ có chút khó chịu em thông cảm.

1 Like

Có yêu cầu cụ thể hơn không em, ví dụ, yêu cầu quản lý những gì ? Giáo viên, lớp học, bé, môn học, hay mình muốn xây dựng thế nào cũng được, miễn hợp lý ? và đây là bài kiểm tra lớn hay nhỏ, thiên về ngôn ngữ C# (cách kết nối csdl trong C# hay là bài tập về thiết kế CSDL) , để từ đó mình định hướng tốt hơn.

2 Likes

mình xây dựng theo mình muốn,cách mình nghĩ thôi ạ.đề này bọn e phải làm từ đầu đến cuối từ thiết ké CSDL cho đến xây dựng.Nó thiên về cách kết nối csdl trong C# ạ. đây là bài tập lớn lấy điểm cuối kì môn C# ạ.có gì mong các a chỉ bảo thêm ạ

vâng.theo a hứơng thì e hiểu được số vần đề rồi ạ.có gì mong a chỉ bảo thêm ạ

Trước mắt, a ngĩ mình sẽ có những cái cần lưu như sau, e muốn nó thực tế hơn nữa thì e nên tham khảo xem trong trường mầm non hiện tại ng ta dạy trẻ như thế nào (a học ở đó lâu quá ùi, chả nhớ nữa

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo viên
).

KHÓA HỌC (MÃ KHÓA,NĂM BẮT ĐẦU,NĂM KẾT THÚC) . VD KHÓA 2014-2015
HỌC SINH(MÃ HỌC SINH,HỌ TÊN ,ĐỊA CHỈ, NGÀY SINH, GIỚI TÍNH, NGÀY NHẬP HỌC, CHIỀU CAO, CÂN NẶNG,MÃ LỚP)
GIÁO VIÊN(MÃ GIÁO VIÊN,HỌ TÊN, NGÀY SINH, GIỚI TÍNH,SDT, ĐỊA CHỈ)
LỚP HỌC(MÃ LỚP, TÊN LỚP, MÃ KHÓA HỌC,SỐ LƯỢNG HỌC SINH). LỚP MẦM 1 KHÓA 2013-2014 KHÁC VỚI LỚP MẦM 1 KHÓA 2014-2015
PHỤ HUYNH(MÃ PHỤ HUYNH, HỌ TÊN, SĐT, GIỚI TÍNH, EMAIL,MÃ HỌC SINH) NÊN QUẢN LÝ PHỤ HUYNH, CÓ J LIÊN LẠC CHO DỄ
NỘI DUNG HỌC(MÃ NỘI DUNG, TÊN NỘI DUNG)
PHỤ TRÁCH(MÃ LỚP, MÃ GIÁO VIÊN) MỘT LỚP MẦM NON THƯỜNG NHIỀU CÔ PHỤ TRÁCH, NÊN E ĐỂ 2 MẪ LÀM KHÓA CHÍNH Ngoài ra còn 1 số cái e có thể thêm như

HỒ SƠ SỨC KHỎE (MÃ HỌC SINH, CHIỀU CAO, CÂN NẶNG, NGÀY KHÁM)

Em có thể tìm hiểu ngoài thực tế để bổ sung. Quan trọng là khi vấn đáp hoặc viết báo cáo với thầy giáo, e fai nhấn mạnh dc những j mà csdl và chức năng của ứng dụng của e mang lại. Ví dụ e có thể nói, các bé mầm non thì cha mẹ quan tâm nhất là sự phát triển chiều cao cân nặng của bé, nên nhóm đã lưu thông tin này, đồng thời sẽ xây dựng chức năng khám định kỳ theo tháng(tuần j đó), sau đó gửi kết quả về email cho phụ huynh, nên nhóm phát sinh ra bảng HỒ SƠ SỨC KHỎE…Làm sao có thầy thấy dc sự hợp lý là điểm nổi bật của tụi e.

4 Likes

Giả thiết một ngôi trường có N lớp học, mỗi lớp học do 1 giáo viên phụ trách, mỗi lớp học có N học sinh.

  • Lớp học
  • Giáo viên
  • Học sinh

Ví dụ:

  • Lớp học 1

    • Giáo viên A
    • Học sinh a, Học sinh b, Học sinh c, Học sinh d, Học sinh e,… Học sinh X
  • Lớp học 2

    • Giáo viên B
    • Học sinh f, Học sinh g, Học sinh h, Học sinh i, Học sinh k,… Học sinh Y

3 đối tượng tương ứng với 3 bảng

  • HỌC SINH

    • Thông tin cá nhân
    • Lớp học
  • GIÁO VIÊN

    • Thông tin cá nhân
    • Lớp học
  • LỚP HỌC

Cụ thể:

  • HỌC SINH

    • Mã số học sinh
    • Tên
    • Tuổi
    • Giới tính
    • Mã số lớp
  • GIÁO VIÊN

    • Mã số giáo viên
    • Tên
    • Tuổi
    • Giới tính
    • Mã số lớp
  • LỚP HỌC

Về cơ bản là như vậy, các thông tin phụ có thể thêm vào sau như:

  • HỌC SINH: Tên cha mẹ học sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại…
  • GIÁO VIÊN: Tình trạng hôn nhân của giáo viên, địa chỉ nhà, số điện thoại, chức vụ,…
  • LỚP HỌC: Sỉ số lớp, lớp chuyên hay không chuyên, niên khóa…

Lưu ý: mỗi khi thêm thông tin cần phân tích lại bảng trên cho tối ưu.

7 Likes

Vì thời gian làm bài sắp kết thúc nên cần xúc tiến làm ngay và hoạch định thời gian rõ ràng cụ thể. Bài này đơn giản nên:

  • Thiết kế database 30 phút theo khung sườn đơn giản nhất (các trường thông tin cần nhất).
  • Code cơ bản việc nhập liệu thông tin vào bảng, các query thống kê, đọc dữ liệu từ bảng, debug, khoảng 1 ngày cho thong thả.
  • Thời gian còn lại thêm thắt các thông tin, chức năng khác, vừa làm vừa debug (nhớ chú ý thời gian).
  • Cuối cùng debug tổng thể lại lần cuối sau khi hoàn thành rồi nộp bài kiếm điểm 10.

Một chương trình hoàn thành đủ các chức năng cần thiết vẫn hơn một chương trình nhiều chức năng mà còn dang dở, nhiều lỗi. Nên hãy làm những gì cơ bản nhất rồi hãy nghĩ chuyện cao hơn.

6 Likes

vậng ạ.e tạo xong roi ạ.bây h là chi cần them thắt vào để nộp cho thầy thôi ạ.e cams ơn các anh

1 Like

next page →

Home Categories FAQ/Guidelines Terms of Service Privacy Policy