Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển là gì

Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định tuyển thẳng như sau:

- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do cơ sở đào tạo quy định.

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, đã bỏ quy định đối tượng phải là người đã tốt nghiệp)

- Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia, được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp) vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường hợp sau:

+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia;

Thời gian đoạt giải: không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, thay đổi về thời gian đoạt giải được tính từ bảo lưu đến tốt nghiệp thành không quá 3 năm)

+ Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận;

Thời gian đoạt giải: không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, bỏ quy định về điều kiện thí sinh phải là đối tượng đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật)

+ Thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu tại các giải quốc tế chính thức được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm:

Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á;

Thời gian đoạt giải: không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, quy định mới về thời gian tính đoạt giải)

+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi;

Thời gian đoạt giải: không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng.

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, bỏ điều kiện phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục; thay đổi về thời gian đoạt giải được tính từ bảo lưu đến tốt nghiệp thành không quá 3 năm)

- Thí sinh có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên, hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc đúng ngành được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng.

- Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây:

+ Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;

+ Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

+ Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Lưu ý: Trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức.

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, đã bỏ quy định tuyển thẳng đối với người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào; bỏ quy định tuyển thẳng đối với thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia; bỏ quy định về tuyển thẳng thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận)

2. Đối tượng ưu tiên tuyển sinh vào Đại học năm 2022

- Cơ sở đào tạo quy định hình thức ưu tiên xét tuyển khác (được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp) đối với các trường hợp sau đây:

+ Thí sinh quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế dự tuyển vào các ngành theo nguyện vọng (không dùng quyền ưu tiên tuyển thẳng);

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, thêm trường hợp ưu tiên đối với Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc; ưu tiên thêm thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu tại các giải quốc tế chính thức)

+ Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;

Thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dự tuyển vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải;

Thời gian đoạt giải: không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, thay đổi về thời gian đoạt giải được tính từ bảo lưu đến tốt nghiệp thành không quá 3 năm)

+ Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải thể dục thể thao cấp quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục Thể dục thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia dự tuyển vào các ngành thể dục thể thao phù hợp;

Thời gian đoạt giải: không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, không quy định về điều kiện không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống)

+ Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc, mỹ thuật dự tuyển vào các ngành nghệ thuật phù hợp;

Thời gian đoạt giải: không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, không quy định về điều kiện không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống; quy định mới về thời gian tính đoạt giải)

+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế dự tuyển vào các ngành phù hợp với nghề đã đoạt giải; 

Thời gian đoạt giải: không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

(So với Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, quy định mới về thời gian tính đoạt giải)

Ngoài các quy định tuyển thẳng và ưu tiên được quy định trên, các cơ sở đào tạo quy định cụ thể và công bố trong đề án tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chí, phạm vi tuyển sinh, ngành, chương trình đào tạo để xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/7/2022 thay thế Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT.

>>> Xem thêm: Chế độ ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong vấn đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học gồm những gì?

Tuyển sinh Đại học ngành Giáo dục mầm non 2022, cộng điểm ưu tiên cho các đối tượng nào? Cộng điểm ưu tiên theo khu vực 1,2,3 như thế nào?

Con bộ đội thi đại học vào ngành bộ đội có được cộng điểm ưu tiên không? Nếu có thì được cộng bao nhiêu điểm?

  22-06-2021   2450

Trung tâm tư vấn tuyển sinh sẽ làm rõ một số vấn đề trong phương thức tuyển sinh năm 2021 mà các em hay thắc mắc hoặc chưa rõ. Chúng tôi cho rằng các trao đổi này chỉ là những hướng dẫn thêm, chứ không phải trình bày lại phương thức, do vậy, các em nên tìm hiểu về phương thức tuyển sinh trước mới có thể hiểu được các hướng dẫn này. Hướng dẫn của chúng tôi sẽ bao gồm nhiều bài, nhiều số, các em có thắc mắc gì hoặc chưa rõ có thể theo dõi, cùng trao đổi để nắm vững trước khi đặt nguyện vọng nhé.

1. Về tên gọi: nhiều em thắc mắc vì sao có tên gọi tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng, điều này các em không cần lo lắng vì bản chất của nó đều là được xét tuyển thẳng vào học; tên gọi đó chỉ để phân biệt về đối tượng mà thôi. 

2. Về số nguyện vọng, đối với các em diện ưu tiên xét tuyển thẳng, có thể đặt nhiều nguyện vọng vào các ngành khác nhau nếu các ngành đó có tổ hợp mà các em lựa chọn dùng để tính điểm.

Ví dụ: các ngành ở trường luật đều có tổ hợp D1, nếu điểm trung bình cộng 5 học kỳ cấp 3, trừ hk2 lớp 12, của tổ hợp D1 (toán, văn, anh) của học bạ, đạt tối thiểu 21 điểm trở lên thì các em có thể để nguyện vọng vào nhiều ngành, như nv1 vào ngành thích nhất, nv 2, 3, 4, 5 vào các ngành tiếp theo...hoặc nv1 vào ngành yêu thích bằng tổ hợp A, nv2, 3, 4, 5...vào ngành khác bằng tổ hợp, C, A1, D84....

Lưu ý: các em đặt nguyện vọng tuyển thẳng vào ngành nào của trường cũng được, miễn là ngành mà các em muốn vào phải có tổ hợp điểm mà các em đáp ứng được. Ví dụ vào ngành A, mà ngành A yêu cầu các tổ hợp A, A1, C, D1, em có tổ hợp A1 đáp ứng được điều kiện điểm trung bình cộng từ 21 trở lên, em có quyền đặt nguyện vọng vào ngành này...

3. Về sử dụng phương thức xét tuyển: Các em có thể sử dụng cả 2 phương thức của trường để đặt nguyện vọng vào trường, đó là vừa có thể dùng xét tuyển thẳng vừa có thể nộp hồ sơ xét tuyển bằng điểm thi.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng, em cũng có quyền dùng các điều kiện của các đối tượng khác nhau để nộp hồ sơ. 

Ví dụ, một thí sinh có chứng chỉ đạt yêu cầu (ĐT2) lại có đủ điều kiện về HS giỏi (ĐT3) thì có thể dùng hai điều kiện của hai đối tượng để nộp hồ sơ ưu tiên xét tuyển thẳng, thậm chí vẫn có thể dùng thêm phương thức xét điểm thi tốt nghiệp để xét.

4. Về đặt thứ tự nguyện vọng, các em nên đặt nv1 vào ngành yêu thích nhất, nv2, nv3, nv4, nv5,.... nv "n", vào các ngành yêu thích thứ hai theo trình tự giảm dần của sự yêu thích.