Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024

  1. Em hãy trình bày ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, qua đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc?
  1. Liên hệ và cho biết hiện nay có những hoạt động nào vẫn được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám thể hiện sự kế tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Quảng cáo

Lời giải:

Yêu cầu a) Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám đánh dấu bước phát triển mới của văn hoá - giáo dục Đại Việt thời Lý. Thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn vinh giáo dục của dân tộc.

Yêu cầu b) Một số hoạt động vẫn được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

+ Ngày hội đọc sách

+ Lễ phong hàm Giáo sư

+ Lễ tuyên dương Thủ khoa, khen thưởng học sinh giỏi

+ Tổ chức cuộc thi Trạng nguyên ngỏ tuổi

+ Triển lãm về tài liệu lưu trữ,…

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch Sử lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

  • Câu 1.1 trang 36 SBT Lịch Sử 7: Người sáng lập ra nhà Lý là ....
  • Câu 1.2 trang 36 SBT Lịch Sử 7: Ý nào dưới đây không phải là việc làm của Lý Công Uẩn sau khi thành lập triều Lý ....
  • Câu 1.3 trang 36 SBT Lịch Sử 7: Kinh thành Thăng Long gồm ....
  • Câu 1.4 trang 36 SBT Lịch Sử 7: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La ....
  • Câu 1.5 trang 36 SBT Lịch Sử 7: Ý nào dưới đây không phải là chính sách của nhà Lý trong việc xây dựng quân đội ....
  • Câu 1.6 trang 37 SBT Lịch Sử 7: Bộ luật được ban hành năm 1042 dưới thời Lý là ....
  • Câu 1.7 trang 37 SBT Lịch Sử 7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý ....
  • Câu 1.8 trang 37 SBT Lịch Sử 7: Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích ....
  • Câu 1.9 trang 37 SBT Lịch Sử 7: Nhà Lý lập nơi trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài ở nhiều nơi, trong đó có ....
  • Câu 1.10 trang 37 SBT Lịch Sử 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tư tưởng - tôn giáo thời Lý....
  • Bài tập 2 trang 37 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử ....
  • Bài tập 3 trang 38 SBT Lịch sử 7: Hãy ghép thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử ....
  • Bài tập 4 trang 38 SBT Lịch sử 7: Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn: vua, quan lại, quý tộc....
  • Bài tập 1 trang 39 SBT Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo mẫu dưới đây) về những thành tựu văn hoá....
  • Bài tập 2 trang 39 SBT Lịch sử 7: Khai thác các đoạn thông tin sau: Mùa xuân năm 1938, vua Lý Thái Tông ra Bố Hải Khẩu....
  • Bài tập 3 trang 39 SBT Lịch sử 7: Em hãy tìm hiểu và lí giải vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua ....
  • Bài tập 4 trang 39 SBT Lịch sử 7: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý Có điểm gì khác so với thời Đinh - Tiền Lê....
  • Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Lịch Sử 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan những ngày đầu năm. Ảnh: VGP/Diệp Anh

3 ngày Tết đầu tiên của năm mới được coi là cơ hội để mọi người thăm hỏi cha mẹ, người thân, thầy cô để cầu chúc cho nhau một năm mới bình an và hạnh phúc.

Đối với dân tộc Việt Nam, đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Chính vì vậy cứ vào mùng 3 Tết, bằng nhiều cách khác nhau người dân Việt Nam thể hiện sự tôn sư trọng đạo như đến chúc Tết các thầy cô giáo hoặc đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám để gửi gắm ước nguyện về tri thức về sự thành công trên con đường học tập.

Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được hình thành từ thời Lý, đến nay trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước. Ảnh: VGP/Diệp Anh

Văn Miếu-Quốc Tử Giám chính là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia” vì là nơi đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Ngay tấm bia đầu tiên khoa thi năm 1442 đã nêu lên vai trò và vị trí của kẻ sĩ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo gây dựng nhân tài”. Ngày nay, những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Văn Miếu - Quốc Tử Giám càng trở nên giàu ý nghĩa.

Ngày mùng 3 Tết cũng là ngày "Tết thầy", hàng nghìn người dân đã đến thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám để tìm hiểu tinh hoa đạo học của dân tộc, các em học sinh được nghe câu chuyện về thầy Chu Văn An để thấm thía hơn về đạo lý thầy trò, biết yêu quý, kính trọng thầy cô giáo. Đây cũng là dịp những người trẻ Việt gặp gỡ giao lưu với những người bạn học cũ.

Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Triển lãm tranh với chủ đề "Vẽ con Rồng" độc đáo được trưng bày trong khuôn viên của Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ảnh: VGP/Diệp Anh

Năm nay không khí lễ hội xuân tưng bừng cả bên ngoài và trong khuôn viên Văn Miếu-Quốc Tử Giám như: Lễ dâng hương đầu năm tại nhà Thái học, chương trình nghệ thuật đầu xuân tại Hồ Văn thu hút rất đông du khách tới thưởng thức…

Triển lãm tranh với chủ đề "Vẽ con Rồng" cũng được tổ chức nhân dịp chào đón năm mới Giáp Thìn 2024. 80 tác phẩm nổi bật nhất được trưng bày tại triển lãm tranh "Vẽ con Rồng" nằm trong khuôn viên của Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám để ghi nhận thành quả sáng tạo của hơn 75 họa sỹ trẻ. Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ cùng thả mình vào những câu chuyện về Rồng được lấy cảm hứng từ trong truyền thuyết, trong văn hóa, trong phim, truyện và trong chính đời sống thường ngày

Triển lãm giới thiệu những tác phẩm xuất sắc nhất được chọn lựa từ cuộc thi vẽ tranh minh họa Illustration Challenge

13 do doanh nghiệp sáng tạo TiredCity và cộng đồng nghệ sỹ trẻ Vietnam Local Artist Group (VLAG) tổ chức vào tháng 11/2023.

Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Đến với Văn Miếu-Quốc Từ Giám các bạn trẻ không chỉ được xin chữ mà còn được thực hành viết chữ Nho. Ảnh: VGP/Diệp Anh

Đặc biệt, Hội Chữ Xuân Giáp Thìn 2024 có sự tham gia của 40 ông đồ, được bố trí xung quanh Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu xuân năm mới. Hội Chữ Xuân được khai mạc vào 24 tháng Chạp năm Quý Mão (3/2) là hoạt động chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2024) và mừng Xuân Giáp Thìn 2024. Xin chữ đầu năm là một tục lệ truyền thống của người Á Đông thể hiện sự trân trọng đối với tri thức, đồng thời cũng là gửi gắm những ước nguyện năm mới trong từng nét chữ.

Ý nghĩa lịch sử của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Trưng bày "Khơi nguồn đạo học" và "Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên"tại Hậu đường nhà Thái học thu hút đông đảo các em học sinh, nhân dân và du khách tham quan. Ảnh: VGP/Diệp Anh

Đến với Văn Miếu-Quốc Tử Giám dịp này, nhân dân và du khách còn được chiêm ngưỡng trưng bày "Khơi nguồn đạo học" tại Hậu đường nhà Thái học. Trưng bày sử dụng hơn 300 tài liệu hiện vật, chia làm 4 phần nội dung chính được giới thiệu theo dòng lịch sử để tái hiện lại cuộc đời và những đóng góp của vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An và những người có tầm ảnh hưởng như Nguyên phi Ỷ Lan, danh nhân khoa bảng Lê Văn Thịnh, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh...

Trưng bày cũng kết nối nội dung với trưng bày "Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên" thành một chỉnh thể, giúp công chúng hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời, phát triển của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết quả nền giáo dục khoa cử Việt Nam thời quân chủ. Bên cạnh đó, thông qua các tài liệu, hiện vật liên quan đến các danh nhân, trưng bày tái hiện thành một không gian di sản văn hóa danh nhân để phục vụ tốt nhu cầu của khách tham quan tìm hiểu về những đóng góp của các bậc tiền nhân đối với giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và những bài học kinh nghiệm vẫn còn nguyên giá trị đối với đời sống xã hội hiện nay.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được hình thành từ thời Lý, đến nay trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước. Di tích này cũng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12-5-2012.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Nội Tự) và Vườn Giám. Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành biểu tượng văn hóa và tinh thần hiếu học của người Hà Nội. 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Những điều này cho thấy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô và cả nước, mà đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại.

Với giá trị về tâm linh, văn hóa, kiến trúc, trong nhiều năm qua, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.

Ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi thờ phụng bậc khai sáng của Nho học, những tiên hiền, danh nhân của đất nước. Điều đó cho thấy sự sáng suốt của các vị vua thời Lý và sự tiếp nối, kế thừa truyền thống văn hiến gắn với sự nghiệp mở mang bờ cõi của dân tộc.

Tại sao lại đặt tên là Văn Miếu

Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.

Văn Miếu

Văn Miếu - Quốc tử Giám có giá trị biểu trưng đối với Nho giáo, tương tự như chùa đối với Phật giáo, nhà thờ đối với Thiên Chúa giáo. Nho giáo xâm nhập vào nước ta khoảng đầu Công nguyên, hưng thịnh nhất dưới triều Lê và trở thành quốc giáo. Đến khi thực dân phương Tây xâm lược, Nho giáo suy vi.

Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì?

Quốc Tử Giám là truờng Đại học quốc gia ngày xưa do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Ở nước ta, Quốc Tử Giám đầu tiên được thành lập vào năm 1076 tại Kinh đô Thăng Long. Dưới thời Gia Long, cùng với việc xây dựng Văn Miếu ở vị trí phía trên chùa Linh Mụ, trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đó.