Hiện tượng đắng miệng là bệnh gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Huy Đức - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Đắng miệng theo Đông y là tình trạng thường gặp do đờm nhiệt hoặc can nhiệt. Ngoài ra đắng miệng còn xuất hiện khi ta sử dụng quá nhiều các sản phẩm như cà phê đen, mướp đắng,... Tuy nhiên nếu tình trạng đắng miệng kéo dài rất có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe.

1. Đắng miệng là gì?

Đắng miệng là tình trạng vị giác của người bệnh thay đổi làm cho khoang miệng có cảm giác luôn thấy đắng. Thông thường đắng miệng được coi là phản ứng của cơ thể khi ăn các thực phẩm chua, cay, đắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này liên tục kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo về các tình trạng bệnh lý khác.

Các triệu chứng như: đắng họng, khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, nhạt miệng, hôi miệng, thường xuyên thấy đắng miệng khi ngủ dậy, thường xuyên thấy buồn nôn,... có thể đi kèm với đắng miệng. Nếu quan sát thấy cơ thể có các triệu chứng trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để nhận được sự giúp đỡ từ bác sĩ.

2. Một số nguyên nhân gây đắng miệng

Thông thường tình trạng đắng miệng xảy ra do chế độ ăn có các sản phẩm chua, đắng,... Tuy nhiên ngoài nguyên nhân này người bệnh có thể mắc một số bệnh lý khác như:

  • Có vấn đề về răng miệng

Sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,... đều là nguyên nhân gây đắng miệng. Chính vì vậy việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đánh răng thường xuyên là rất quan trọng. Điều này này không chỉ giúp bạn hạn chế được tình trạng đắng miệng mà còn hạn chế được các vấn đề về nha khoa.

  • Chức năng gan suy giảm

Xuất hiện ở những người mắc bệnh: Viêm gan cấp hoặc mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan,... Ngoài ra chức năng gan có thể bị suy giảm khi gan phải hoạt động quá nhiều và trong một thời gian dài. Điều này thường gặp khi ăn các sản phẩm chứa nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia,...

Khi chức năng gan suy giảm sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Từ đó người bệnh gặp khó khăn trong hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột. Cơ thể gặp các vấn đề như: mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nhanh,..

  • Rối loạn tiêu hóa

Đắng miệng có thể xuất hiện khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Các triệu chứng có thể xuất hiện: hôi miệng, cảm thấy đắng hoặc mặn, miệng cảm giác có mùi kim loại. Các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng tới việc sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.

  • Trào ngược dạ dày

Khi mắc trào ngược dạ dày, acid dịch vị dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, từ đó gây ra hiện tượng đắng miệng. Bên cạnh triệu chứng đắng miệng bệnh còn đi kèm với các triệu chứng khác như: tức ngực, ho kéo dài, đau họng,...

Hiện tượng đắng miệng là bệnh gì năm 2024

Đông y chữa đắng miệng hiệu quả với nguyên nhân trào ngược dạ dày

  • Trào ngược dịch mật

Dịch mật là một chất dịch màu xanh vàng được sản xuất ở gan và đổ vào túi mật. Dịch mật có vai trò tiêu hóa chất béo, loại bỏ các hồng cầu đã chết và các chất độc ra khỏi cơ thể.

Trào ngược dịch mật do phần van môn vị bị tổn thương (phần ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) làm cho dịch mật bị trào ngược lên dạ dày và thực quản. Điều này có thể gây đắng miệng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh vàng,...

3. Đắng miệng theo Đông y dùng thuốc gì?

Sử dụng các bài thuốc đông y không chỉ giúp cải thiện tình trạng đắng miệng mà còn có thể nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Sau đây là một số bài thuốc Đông y giúp cải thiện tình trạng đắng miệng.

Bài thuốc Trúc nhự thanh vị ẩm

Có tác dụng giúp điều trị chứng miệng đắng, cổ họng đau rát, chất lưỡi đỏ.

  • Bạn cần chuẩn bị: 30g lô căn, 12g nguyên liệu trúc nhự, bạch thược, thạch hộc (hoàng thảo dẹt) và chỉ xác mỗi vị 10g, 6g các loại bạc hà, cam thảo, 15g các thảo dược bồ công anh, mạch môn, thạch cao nung.

Nếu vị quản có triệu chứng đau nhiều bạn nên bổ sung thêm 12g cam thảo, 20g bạch thược, 15g huyền minh, 12g cam thảo. Với trường hợp viêm dạ dày thì cho 15g ngọa lăng tử và 10g nhi trà (bỏ thạch hộc).

  • Phương pháp thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu thành thuốc, mỗi ngày sử dụng một thang sẽ đem lại hiệu quả.

Bài thuốc khổng thị thanh vị phương

Bài thuốc này có tác dụng cải thiện mùi hôi trong miệng, khát nước, bị táo bón, đi tiểu tiện ra nước vàng đỏ.

  • Chuẩn bị: 12g tri mẫu, xạ can (đã bào chế), 10g mạch môn, 20g sinh thạch cao.
  • Phương pháp thực hiện: Đem sắc thuốc cùng với lượng nước vừa phải. Sử dụng thuốc 2 lần trước khi ăn sẽ đem lại hiệu quả rõ.

Hiện tượng đắng miệng là bệnh gì năm 2024

Người bệnh có thể tham khảo điều trị đắng miệng theo đông y

Bài thuốc hòa vị sơ trệ phương

Bài thuốc này có tác dụng điều trị chứng đắng miệng do trào ngược dạ dày thực quản.

  • Chuẩn bị: 10g bạch linh, hoàng cầm, tân lang, sơn tra, chỉ xác, đại hoàng, thần khúc, 6g bán hạ, trần bì, hậu phác, 3 lát sinh khương, 3 quả đại táo và 2g hoàng liên, 4g thù du.
  • Phương pháp thực hiện: Các nguyên liệu cần được rửa sạch đem tán thành bột mịn. Mỗi lần hòa 10g bột đã tán với nước ấm, ngày uống 3 lần đều đặn có thể đạt hiệu quả rõ.

Đắng miệng có thể chỉ là một phản ứng thông thường của cơ thể, tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài bạn nên đi khám sức khỏe để có thể phát hiện sớm các vấn đề. Để hạn chế tình trạng đắng miệng bạn cần uống đủ nước, vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhai kẹo cao su để khử mùi,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Ăn vào đắng miệng là bệnh gì?
  • Cơ thể ra sao nếu thừa kẽm?
  • Buồn nôn, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Đắng miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Nấm miệng, viêm lưỡi: Ăn gì cũng thấy đắng miệng cũng có thể là do nấm miệng hoặc viêm lưỡi, nấm miệng là những đốm trắng thường xuất hiện ở trong vòm miệng, họng hoặc trên lưỡi. Nấm miệng gây cảm giác khó chịu trong miệng, làm đắng miệng và ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Làm sao để hết đắng miệng khi uống thuốc?

Nếu ngay sau uống thuốc bạn bị cảm giác đắng miệng quá nhiều thì có thể nhai kẹo ngọt để vị ngọt sẽ làm giảm tức thì vị đắng của thuốc. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, kiwi... để kích thích tăng tiết nước bọt, giảm vị đắng trong và sau khi uống thuốc.

Làm sao để hết bị nhạt miệng?

+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. + Hạn chế uống rượu bia. + Nước muối ấm có tính sát trùng cao và làm giảm tình trạng nhạt miệng. Bạn có thể pha một chút muối cùng với nước ấm và sử dụng 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng nhạt miệng, hôi miệng.

Nhạt miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Nhạt miệng là biểu hiện tự cảm thấy miệng không còn vị giác, bỗng nhiên bị nhạt nhẽo, thường gặp trong các trường hợp như bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, hội chứng lỵ, viêm ruột, người mới vừa bị viêm nhiễm, mới vừa trải qua phẫu thuật hoặc thiếu chất dinh dưỡng.