1 ha nông nghiệp sạch bao nhiêu tiền năm 2024

(TG)- Mặc dù là một tỉnh công nghiệp phát triển, nhưng trong thời gian qua đảng bộ và chính quyền Đồng Nai đã đầu tư đúng mức vào nông nghiệp. Kết quả đạt được tỉnh trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới và đang hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp sạch.

1 ha nông nghiệp sạch bao nhiêu tiền năm 2024

Huyện Xuân Lộc khuyến khích xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn. Trong ảnh: Vùng trồng rau tại xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc)

NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH QUYỀN CÙNG QUAN TÂM

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ hiện có khoảng 30 ngàn hécta diện tích cây trồng lâu năm và 23 ngàn hécta cây trồng hằng năm. Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các loại cây, con chủ lực như: cây lúa tại 2 xã Sông Ray, Xuân Tây; cây bắp tại các xã: Sông Ray, Xuân Tây, Xuân Đông, Thừa Đức; rau củ quả tại xã Xuân Đông; cây sầu riêng tại các xã Xuân Bảo, Nhân Nghĩa; cây tiêu tại các xã: Lâm San, Sông Ray, Xuân Tây, Bảo Bình...

Đặc biệt, huyện có 4 sản phẩm nông nghiệp đã được trao chứng nhận VietGAP, GlobalGAP gồm: chôm chôm, mãng cầu xiêm, hồ tiêu và sầu riêng. Từ kết quả của các mô hình, huyện Cẩm Mỹ tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp sạch. Cùng với đó là cam kết hỗ trợ tối đa về thủ tục, vốn và các chương trình hỗ trợ khác theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 58 của UBND tỉnh.

Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, cấp ủy, chính quyền huyện cũng chủ động xây dựng cơ chế riêng cho từng loại sản phẩm, ở từng địa phương, làm cơ sở thực hiện đề án Mỗi xã một sản phẩm và chọn ra các cây chủ lực của huyện. Từ đó, vận động nông dân liên kết tạo ra các mô hình sản xuất lớn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi mời gọi doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp, tạo chuỗi liên kết trồng - chế biến - tiêu thụ, đem lại những sản phẩm an toàn cho xã hội và góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân.

THU HÚT DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP

Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết, huyện đang triển khai đề án “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018-2025 gắn với mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước. Theo đó, địa phương đang tập trung đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, triển khai nhiều chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đây là những “đầu tàu” cho nền nông nghiệp công nghệ cao không ngừng nhân rộng trên địa bàn huyện suốt thời gian qua.

1 ha nông nghiệp sạch bao nhiêu tiền năm 2024

Mô hình sản xuất trứng sạch. Ảnh: báo Đồng Nai.

Hưởng ứng chủ trương của huyện, công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức (xã Xuân Phú) đã đầu tư trang trại gà đẻ trứng theo quy trình khép kín, hoàn toàn tự động từ việc cho gà ăn, uống nước, uống thuốc, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và lưu lượng không khí để điều chỉnh hệ thống quạt hoặc sưởi, vệ sinh chuồng trại, theo dõi lấy trứng, ghi nhật ký nuôi gà... Nhờ vậy, sản phẩm trứng gà cho năng suất đồng đều, đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Lâm Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức cho biết: “Tất cả các quy trình khép kín này đều được kết nối và truyền trực tuyến qua internet. Tôi dễ dàng truy xuất nguồn gốc con gà, quản lý chặt chẽ dây chuyền này ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ bằng smartphone... Ngoài ra, tôi còn đầu tư máy móc xử lý phân gà theo công nghệ Nhật Bản, sản xuất ra phân hữu cơ organic cho ngành nông nghiệp sạch”.

Dự án cánh đồng lớn trồng chuối theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP xuất khẩu đi Hàn Quốc do Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) và Công ty TNHH Globe Farm Việt Nam (TP.Hồ Chí Minh) hợp tác cũng ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật mới từ khâu sản xuất giống chuối cấy mô đến quy trình trồng, thu hoạch. Doanh nghiệp đã đầu tư hẳn xưởng sơ chế, bảo quản, đóng gói chuối với quy mô lớn ngay tại vùng chuyên canh.

Theo ông Son Young Wan, đại diện Công ty TNHH Globe Farm Việt Nam: “Chỉ tính riêng thị trường Hàn Quốc, hiện sản lượng chuối xuất khẩu của chúng tôi vẫn cung chưa đủ cầu. Chúng tôi còn có nhiều đối tác từ Nhật Bản và một số nước khác nên sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng chuối. Mục tiêu lâu dài của dự án sẽ liên kết với nông dân mở rộng vùng chuyên canh chuối xuất khẩu. Trong đó, doanh nghiệp sẽ là đầu mối chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất và ký hợp đồng bao tiêu cho nông dân”.

HÌNH THÀNH CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT

Những năm gần đây, huyện Xuân Lộc đang hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững bằng những mô hình kinh tế hiệu quả. Trong đó, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản được xem là nhiệm vụ hàng đầu.

1 ha nông nghiệp sạch bao nhiêu tiền năm 2024

Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp sạch. Ảnh: báo Đồng Nai.

Với vai trò định hướng, hỗ trợ và tạo sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp cung cấp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, các cấp ủy, lãnh đạo huyện Xuân Lộc rất quan tâm đến việc vận dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với sản xuất, tiếp sức cho nông dân phát triển theo mô hình chuỗi liên kết.

Là huyện có thế mạnh về phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt, huyện Xuân Lộc trở thành nơi có nguồn cung cấp nông sản lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Một số mặt hàng nông sản như: sầu riêng, chôm chôm, xoài, bưởi và các loại gia súc, gia cầm…được sản xuất theo hướng an toàn, đạt chuẩn Vietgap. Để sản phẩm của nông dân có đầu ra ổn định, cùng với những chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn, Xuân Lộc đã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các HTX tham gia xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hướng cánh đồng lớn.

Tham gia chuỗi liên kết, nông dân có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tiếp cận nhanh những ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới, thực hiện quy trình sản xuất theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp, đồng thời được Nhà nước hỗ trợ tổ chức và tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh.

Chia sẻ về vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ nông dân hình thành chuỗi liên kết, bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc HTX thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (xã Xuân Định), chủ đầu tư dự án chuỗi liên kết sầu riêng cho biết, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước đã giúp cho nông dân bảo đảm được đầu ra cho sản phẩm, nâng cao ý thức bà con trong việc sản xuất nông nghiệp sạch. “Bản thân tôi rất phấn khởi khi Nhà nước có chính sách này đã giúp tôi hiểu và có trách nhiệm hơn trong sản xuất, mang về lợi nhuận kinh tế cao, kéo theo đời sống người dân được nâng cao rõ nét” - bà Nga nói.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc Nguyễn Văn Linh, đến nay trên địa bàn huyện đã có 11 dự án chuỗi liên kết hình thành, trong đó có 6 dự án chuỗi liên kết đã được UBND tỉnh phê duyệt do HTX làm chủ đầu tư. Để nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm và gặp gỡ các đối tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, huyện đã phối hợp với các cơ quan: Liên minh HTX tỉnh, Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Công thương), Sở Khoa học - công nghệ tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm của mình.

Ngoài những chính sách hỗ trợ từ huyện, nhiều nông dân còn tự bỏ chi phí để đi học tập kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả, tham gia các chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại... để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác. Các dự án chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả, quy trình sản xuất và đầu ra cho sản phẩm của nông dân được bảo đảm, một số sản phẩm được bán rộng rãi thị trường trong nước và đứng được trên thị trường ngoài nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ…

Một số dự án chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả của huyện như: dự án chuỗi liên kết bắp, lúa của HTX thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Tiến; dự án chuỗi liên kết sầu riêng của HTX thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định; dự án chuỗi liên kết xoài của HTX nông nghiệp dịch vụ thương mại và du lịch Suối Lớn... Hầu hết các chuỗi liên kết đều có sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, thu hút sự đầu tư hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức là doanh nghiệp điển hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trứng gà tiêu thụ trong nước và xuất khẩu./.