1 năm tính khấu hao tscđ có bao nhiêu ngày

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính, quy định sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC):

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

...2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

...2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

...Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện)...”

Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

+ Tại Khoản 9 Điều 9 quy định về nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

“9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.”

+ Tại Điều 13 quy định về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

“2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:...

...3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”

Căn cứ quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn Độc giả theo nguyên tắc sau:

Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao và phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

- Trường hợp Công ty của Độc giả chưa thông báo với cơ quan thuế phương pháp trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của công ty, khi mua TSCĐ vào ngày 31/5/2016 và bắt đầu đưa vào sử dụng vào tháng 6/2016, đến tháng 7/2016 công ty mới thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế thì:

+ Việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà công ty hạch toán tăng TSCĐ.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN sau khi công ty thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

- Trường hợp Công ty của Độc giả đã thông báo với cơ quan thuế phương pháp trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của công ty, khi mua TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vẫn trích khấu hao theo phương pháp đã đăng ký thì không phải đăng ký lại với cơ quan thuế nữa.

Nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.

Đến tháng 9/2022 nhà cung cấp mới khắc phục các lỗi để ký tiến hành nghiệm thu. Ông Tuấn hỏi, doanh nghiệp ông sẽ tính khấu hao tài sản bắt đầu từ thời gian nào?

Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) như sau:

Điểm a Khoản 1 Điều 4 về xác định nguyên giá của TSCĐ:

"a) TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): Là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác".

Khoản 1 Điều 5 về nguyên tắc quản lý TSCĐ: "1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ".

Khoản 9 Điều 9 về phương pháp trích khấu hao TSCĐ: " 9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp".

Khoản 3 Điều 13 phương pháp trích khấu hao TSCĐ: "3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện".

Theo đó, việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự quyết định thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.