174 là gì

Là xã ĐBKK của huyện Phong Thổ (Lai Châu), Dào San có 7,5km đường biên giới với nước bạn Trung Quốc, dân số 100% là đồng bào DTTS. Trước đây, bà con chỉ trồng 1 vụ lúa, ngô, sắn theo lối canh tác truyền thống, cuộc sống chủ yếu tự cung tự cấp, tỷ lệ mù chữ và tỷ lệ hộ nghèo cao. Năm 2010, chỉ tính theo tiêu chí về thu nhập (chuẩn nghèo đơn chiều) thì tỷ lệ hộ nghèo của xã lên tới 75%.

Theo ông Ma A Nủ, Phó Chủ tịch UBND xã Dào San, những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của tỉnh, huyện, xã Dào San được Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 (Quân khu 2) “trợ sức” rất kịp thời. Nhờ đó, các điểm trường, điện lưới, đường giao thông, trạm y tế quân dân y,… ở Dào San đã được đầu tư xây dựng.

Trên địa bàn xã, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 đã tổ chức 3 Đội sản xuất; các Đội vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, vừa hướng dẫn bà con phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, Đoàn đã cử những trí thức trẻ tình nguyện về các Đội sản xuất; họ là những người trẻ năng nổ giúp đỡ bà con trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế, tham gia xóa mù chữ,…

Ông Ma A Nủ bảo, công việc của Đội ngũ trí thức trẻ ở các Đội sản xuất rất vất vả và bận rộn, khi là thầy dạy chữ, khi là tuyên truyền viên, khi lại là cán bộ hướng dẫn dân trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh môi trường… Việc đưa lực lượng trí thức trẻ về các địa bàn khó khăn như Dào San là thật sự cần thiết và hữu ích.

Như trường hợp Phan Thị Trướng, dân tộc Thái, quê ở huyện Sìn Hồ, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Cộng Đồng Lai Châu, năm 2016, Trướng đã tình nguyện theo Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 vào Dào San. Trướng được phân công vào Đội sản xuất số 3; sau hai năm gắn bó với Dào San, đến tháng 12 này, Trướng sẽ kết thúc nhiệm vụ tình nguyện ở vùng khó khăn này.

Trướng bảo, ban đầu, còn bỡ ngỡ mơ hồ, không biết phải làm những công việc gì. Được sự quan tâm hướng dẫn từ các chiến sĩ Đoàn 356 cùng sự yêu mến của bà con, công việc dù có vất vả, Trướng luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng để tiếp tục những công việc ý nghĩa đó.

“Mặc dù, phải làm nhiều công việc với các vai trò khác nhau không đúng những gì tôi đã được học nhưng điều đó không làm tôi nản lòng mà khiến tôi yêu và thương bà con hơn. Thật sự, ngay lúc này, tôi rất buồn khi sắp hết đợt tình nguyện của mình”, Trướng chia sẻ.

174 là gì
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 356 cùng Đội trí thức trẻ tình nguyện hướng dẫn bà con trồng lúa nước tại bản Hoang Thèn, xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu).

Tuổi trẻ là xung kích

Phan Thị Trướng là một trong hàng chục trí thức trẻ tình nguyện tham gia Dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020, nhằm mục tiêu phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc tham gia giúp dân phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ. Đồng thời tạo việc làm và môi trường để trí thức trẻ vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, qua đó khẳng định bản thân, tích lũy kinh nghiệm công tác. Mặt khác, thông qua Dự án, đề xuất chủ trương, giải pháp và hoàn thiện chính sách thu hút và sử dụng lực lượng trí thức trẻ tham gia phát triển kinh tế-xã hội nơi khó khăn, vùng biên giới.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015?

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 dành ra một chương để quy định về các tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
  • 2 2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
  • 3 3. Quy định của Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
    • 3.1 3.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự:
    • 3.2 3.2. Khách thể của tội chiếm đoạt tài sản:
    • 3.3 3.3. Mặt khách quan của tội phạm:
    • 3.4 3.4. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
    • 3.5 3.5. Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật .

Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì

“1.Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo, trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2022

Như vậy, có thể hiểu lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối do một người thực hiện nhằm mục đích dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá,… đang thuộc sở hữu, quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tội phạm xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Tội lừa đảo chiếm tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, do người có năng lực trách nhiệm hình  sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân

Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại để quyền sở hữu của nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân. Đối tượng tác động của tội này là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác. Tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác tức là thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào được pháp luật thừa nhận, có thể là của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.

– Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối, tức là người phạm tội đã đưa ra những thông tin không đúng sợ thật để người khác tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi người bị hại giao tài sản cho người phạm tội thì mới là hanh vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết tài sản mà mình chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu hợp pháp của người khác nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình một cách trái pháp luật.

3. Quy định của Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

3.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sự:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

Xem thêm: Mua hàng qua mạng bị lừa phải làm thế nào để lấy lại tiền?

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

3.2. Khách thể của tội chiếm đoạt tài sản:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu do vậy khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản đây là quan hệ xã hội chủ yếu bị hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại, do đặc điểm của tội phạm này là chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản. Quan hệ sở hữu là quan hệ trong đó người sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu sử cung và định đoạt tài sản và phải được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Cá nhân, tổ chức xâm phạm trù phép đến quan hệ này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đối tương tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tài sản bao gồm : vật , tiền giấy tờ có ga và các quyền tại sản.

3.3. Mặt khách quan của tội phạm:

–  Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật , tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội . Trên thực tế hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hợp thành bởi hai yếu tố

+  Đưa ra những thông tin gian dối, hành vi này thể hiện là hành động có chủ đích của người phạm tội, được thực hiện bằng lời nói, hành động hoặc những biểu hiện khác nhằm cung cấp thông tin sai lệch về sự việc như nơi có thành không ít thành nhiều xấu thanh tốt, giá thành thật

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm lẫn tin tưởng vào những thông tin không đúng sự thật ấy mà trao tài sản cho người phạm tội.  Khi giao tài sản chủ tài sản không biết mình bị lừa dối.

Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 174 Bộ luật hình sự 2015

– Hành vi chiếm đoạt là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành thành khi có hậu quả xảy ra, kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản. Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất, nghĩa là trong cấu thành tội phạm có phản ánh dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả của tội phạm được phản ánh trong cấu thành tội phạm thông qua thiệt hại về tài sản mà cu thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.  Theo quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 thì tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm , đã bị kết án về tội chẩn đoạt tài sản; …

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm

Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được biểu hiện như sau:

– Hành vi gian dối phải diễn ra trước hành vi chiếm đoạt. Đây là căn cứ đầu tiên để kiểm tra giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội này có mối quan hệ nhân quả hay không

– Hành vi gian dối là cơ sở chủ yếu để quyết định việc chiếm đoạt được tài sản của người phạm tội. Thiệt hại về tài sản đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế lạm phát sinh hậu quả của hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản. Trên thực tế có trường hợp mác du hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản có chứa đựng khả năng thực tế lạm phát sinh thiệt hại về tài sản nhưng khả năng này không được hiện thực hóa , m a thiệt hại về tài sản đó lại là kết quả của hành vi phạm tội khác.

3.4. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người đủ 16 tuổi trở lên và không ở trong tình trạng được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với mọi trường hợp phạm tội.

3.5. Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Lỗi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội khi thực hiện hành vi lừa đảm chiếm đoạt tài sản nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả là hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.

Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015

Động cơ của tội này thường là động cơ vụ lợi do tham lam, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Mục đích của tội này là mục đích chiếm đoạt tài sản.

Hình phạt áp dụng

– Hình phạt theo Khoản 1 Điều 174  đó chính là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thỏa mãn những quy định tại Khoản này.

– Hình phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 174 là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù khi phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; …

– Hình phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 174 là khung tăng nặng thứ hai, hình phạt từ 07 năm tù đến 15 năm tù khi có dấu hiệu theo quy định tại Khoản 3 này.

– Hình phạt áp dụng theo Khoản 4 Điều 175 là hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

– Hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.