18 nguyễn văn luyến đường hà huy tập năm 2024

Với những đóng góp lớn đưa Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC vượt qua thách thức, phát triển bền vững. Tổng Giám đốc UDIC Nguyễn Văn Luyến được vinh danh “Doanh nhân trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2022” diễn ra tối ngày 8/11 tại Hà Nội.

Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho 86 doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu; trao Giải thưởng Sao Đỏ 2022 cho 10 doanh nhân trẻ xuất sắc. Trong đó, ông Nguyễn Văn Luyến - Tổng giám đốc Tổng công ty UDIC vinh dự là một trong số 86 Doanh nhân trẻ tiêu biểu được tuyên dương bởi những đóng góp tiêu biểu cho doanh nghiệp và xã hội trong thời gian qua.

18 nguyễn văn luyến đường hà huy tập năm 2024
Ông Nguyễn Văn Luyến – Tổng giám đốc Tổng công ty UDIC vinh dự là một trong số 86 Doanh nhân trẻ tiêu biểu

Với hơn 16 năm đóng góp không ngừng cho sự phát triển lớn mạnh của Tổng công ty UDIC, ông Nguyễn Văn Luyến đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau từ kỹ sư tập sự trực tiếp thi công, chuyển qua các công tác trong điều hành, chỉ đạo, lãnh đạo như: Giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 01; Phó Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng thành viên… đến nay Ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC.

Là một doanh nhân trẻ ông Nguyễn Văn Luyến luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động; chú trọng đầu tư nhiều máy móc, thiết bị công nghệ thi công hiện đại để có thể đảm bảo thực hiện nhiều công trình có quy mô lớn, đòi hỏi cao về kỹ thuật, chất lượng, mỹ thuật, tiến độ.

Việc mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho các thiết bị thi công như máy đào tường vây barret, cẩu tháp, hệ thống cốp pha nhôm... đã tạo nên năng lực thi công mạnh mẽ. UDIC có thể đảm bảo thi công nhiều công trình nhà cao tầng, công trình nhiều tầng hầm, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình giao thông có quy mô lớn... Cùng với đó là số lượng các công trình do UDIC dự thầu và trúng thầu ngày càng nhiều.

Những công trình có ý nghĩa to lớn về chính trị - kinh tế - xã hội được UDIC trực tiếp tham gia thi công trải khắp cả nước trong những năm qua có thể kể đến như: Công trình xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; công trình Bệnh viện Bạch Mai; trụ sở liên cơ tỉnh Quảng Ninh; Trường Đại học Cần Thơ; Đường vành đai 3; Đường 5 kéo dài; đường dẫn cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy; Dự án thoát nước Hà Nội; đường 217 Thái Bình...

Trong thời điểm hiện nay, khi mà nhiều nhà thầu không đủ năng lực, không thể tiếp tục thi công công trình, các chủ đầu tư lại biết đến một UDIC có năng lực, có uy tín như một đối tác biết chia sẻ để cùng đi đến thành công, cũng từ đó thương hiệu UDIC đã lan toả mạnh mẽ và tạo niềm tin trong lòng khách hàng.

18 nguyễn văn luyến đường hà huy tập năm 2024
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao giải thưởng cho các cá nhân tiêu biểu

Chính vì vậy, Thương hiệu và các sản phẩm mang thương hiệu UDIC không chỉ được biết đến bởi các đối tác, bạn hàng, mà còn được các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và đông đảo nhân dân đánh giá cao. Tổng công ty UDIC luôn nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do VietNam Report bình chọn, nhiều năm đạt Top 10 Nhà thầu và chủ đầu tư uy ín nhất Việt Nam; Top 10 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam. Đồng thời năm 2019, Tổng công ty được Bộ Xây dựng bình chọn là đơn vị được trao "Top 10 thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng Việt Nam lần thứ 3" và rất nhiều giải thưởng chất lượng do các đơn vị tổ chức khác trao tặng. Đây là lợi thế không nhỏ để các sản phẩm mang thương hiệu UDIC có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.

Do đó, ông Nguyễn Văn Luyến đã vinh dự nhận các giải thưởng cao quý của Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),…

Năm 2020, năm 2021 mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng thu nhập của người lao động tại Tổng công ty UDIC nói chung và thu nhập của người lao động trong công ty mẹ nói riêng đều được tăng lên, thu nhập bình quân của người lao động của Tổng công ty năm 2021 là 8.2 triệu đồng/người/tháng, thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty mẹ năm 2021 là 15.8 triệu đồng/người/tháng. Người lao động tại Tổng công ty UDIC luôn được quan tâm đầy đủ về mọi quyền lợi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp...

Năm 1928, ông Hà Huy Tập sang Trung Quốc hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó đi học tại Đại học Phương Đông, Liên Xô (cũ). Năm 1936, ông về nước hoạt động và giữ chức tổng bí thư. Năm 1938, ông bị Pháp bắt tại Sài Gòn. Hai năm sau, ông lại bị bắt và trước tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn, ông vẫn khẳng khái: “Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.

Ngày 28-8-1941, ông bị Pháp xử bắn tại Hóc Môn, Gia Định. Năm đó, Tổng bí thư Hà Huy Tập mới tròn 35 tuổi.

18 nguyễn văn luyến đường hà huy tập năm 2024
Phóng toÔng Hà Huy Tập (1906-1941) - tổng bí thư của Đảng (7-1936 - 3-1938) - Ảnh tư liệu

Ông Hà Huy Tập sinh ngày 24-4-1906 ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Giữa năm 1926 tham gia Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam, tiền thân của Tân Việt cách mạng Đảng. Cuối 1928, sang Trung Quốc hoạt động trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó đi học tại Đại học Phương Đông ở Liên Xô.

Năm 1936, được ban chỉ huy hải ngoại của Đảng cử về nước để lập lại Trung ương cấp ủy và giữ chức tổng bí thư từ ngày 26-7-1936.

Ngày 1-5-1938, ông bị quân Pháp bắt tại Sài Gòn, sau đó bị quản thúc ở quê. Ngày 30-3-1940, ông bị bắt lại và bị tuyên án 5 năm tù giam.

Ngày 25-3-1941, ông bị tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn đổi thành án tử hình. Cùng bị kết án tử hình với ông còn có Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần.

Ngày 28-8-1941, ông bị Pháp xử bắn tại Hóc Môn, Gia Định.

Lần ngược lại khoảng thời gian 16 năm hoạt động cách mạng của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, Hóc Môn, Gia Định (TP.HCM) chính là nơi ông đã in những dấu ấn sâu đậm nhất. Nơi đây, lần đầu tiên ông đặt chân đến vào năm 21 tuổi (1927) sau khi những hoạt động tuyên truyền yêu nước trong giới học sinh, công nhân ở Trung kỳ bị lộ.

Một kỳ bộ của Việt Nam cách mạng Đảng (sau đổi thành Đảng Tân Việt, sáp nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương) nhanh chóng được thành lập, số đảng viên mới tăng nhanh, nhiều cuộc bãi khóa của học sinh chống chế độ giáo dục hà khắc được tổ chức. Thành công nhất là cuộc bãi công của 300 công nhân hỏa xa đang nhọc nhằn làm đoạn đường xe lửa Gò Vấp - Biên Hòa đòi tăng lương thắng lợi. Những hạt mầm cộng sản đã được ươm.

Tài liệu điều tra của nhà chức trách Sài Gòn ghi nhận “một người có dáng thấp, nhỏ, rất nhanh nhẹn, từ miền Trung vào, chuyên làm chuyện gây rối trong thanh niên và học sinh”.

Còn trong Tiểu sử tự thuật, ông Hà Huy Tập ghi lại thời kỳ này: “Trong những ngày ở Sài Gòn, tôi là bí thư của tổ chức Đảng trong vùng. Vùng này thực tế chỉ gồm vài chi bộ nhỏ và vài chục đảng viên. Vì còn thiếu kinh nghiệm trên con đường hoạt động cách mạng, tôi chưa biết làm thế nào để đạt kết quả tốt hơn, nhưng tôi cũng đã kết nạp thêm được nhiều đảng viên mới, tổ chức được nhiều lớp học chính trị do chính tôi huấn luyện...”.

Năm 1936, ông Hà Huy Tập chọn làng Tân Thới Nhứt, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định làm nơi đặt cơ quan Trung ương Đảng. Cũng chính tại Bà Điểm, ông đã được bầu làm tổng bí thư trong hội nghị cán bộ tổ chức ban chấp hành trung ương lâm thời.

Suốt hai năm, hàng trăm cuộc họp, ba lần Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng đã được ông Hà Huy Tập tổ chức và chủ trì giữa những ụ rơm Bà Điểm. Hàng loạt bài báo, tác phẩm chính luận phân tích và khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản đã được ông viết bằng bút mực, bút chì dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu thắp bởi tay những bà má vườn trầu. Những kế hoạch khôi phục tổ chức Đảng đã được bàn bạc, chỉ đạo thực hiện và thành công trong những mái nhà lá nơi đây.

Giữa năm 1938, ông đột ngột bị bắt trong một chuyến công tác. Bị trục xuất khỏi Nam kỳ, ông Hà Huy Tập về quê, phải chịu sự quản thúc gắt gao và theo dõi cẩn mật nhưng vẫn cố gắng tìm mọi cách để xây dựng cơ sở hoạt động. Thực dân Pháp chưa bao giờ quên vai trò lãnh đạo quan trọng của ông Hà Huy Tập. Hai năm sau ông lại bị bắt khi Mặt trận Bình dân không còn nắm quyền ở Pháp. Khi bị đưa ra tòa và bị kết tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ”, ông Hà Huy Tập vẫn ung dung: “Tôi không có gì phải hối tiếc”.

Ông bị kết án tử hình và bị đưa ra trường bắn ở ngã tư Giếng Nước, Hóc Môn, Gia Định ngày 28-8-1941. Tổng bí thư Hà Huy Tập năm ấy mới tròn 35 tuổi. Nói đến ông Hà Huy Tập trong những ngày tháng cuối đời, những người Hóc Môn nhắc đến câu nói khẳng khái trước tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn: “Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.

Và hôm nay, câu nhắn nhủ cuối cùng của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập với gia đình, bè bạn dường như đã linh ứng “Nếu tôi có chết thì gia đình, bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn. Trái lại, nên xem tôi như người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn... mà thôi”. Ông lại trở về sau 68 năm đi xa.

Chuyện kể về người chiến sĩ cách mạng

18 nguyễn văn luyến đường hà huy tập năm 2024
Phóng toNgôi nhà của gia đình ông Hà Huy Tập - Ảnh: Vũ Toàn

Nhân sự kiện ngày 1-12 lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đưa hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập từ Hóc Môn (TP.HCM) về lại quê hương xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), PV Tuổi Trẻ trở lại vùng quê nghèo đã có công sinh thành, nuôi dưỡng người anh hùng cách mạng này.

Hai bên con đường láng nhựa vào khu lưu niệm Hà Huy Tập ở thôn Hưng Thắng, xã Cẩm Hưng đã đậm không khí đón đợi di hài người con của quê hương hi sinh cách đây 68 năm ở Hóc Môn.

“Tôi đi lần này là không về nữa”

Ông Hà Huy Đỏ, 91 tuổi (gọi cố Tổng bí thư Hà Huy Tập là anh con dì) vui mừng nói từng lời cho chúng tôi nghe về lần được gặp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2001:

“Ông Mạnh về thăm khu lưu niệm Hà Huy Tập xong thì hỏi tôi biết những gì về anh Hà Huy Tập. Tôi thưa với ông Mạnh, tôi là hội trưởng hội phụ lão xã rồi kể chuyện đêm anh Tập về làng với bộ quần áo đen. Nơi đầu tiên anh Tập đến thăm hỏi là các cố (cụ) cao tuổi nhất trong làng.

Có lần đến thăm một gia đình nghèo vừa có người qua đời, anh Tập khuyên trong thời gian để tang 50 ngày không nên liên tục để cơm trên bàn thờ mà trước mỗi bữa cơm nên xới thêm một bát. Cuối bữa, đem chia bát cơm đó cho mọi người thì ai cũng nhớ và không bị lãng phí. Mấy đêm sau đó, do mật thám đánh hơi gắt gao quá nên không thấy anh Tập ở làng nữa”.

Ông Đỏ kể tiếp: “Ngày 30-3-1940 dân làng Kim Nặc bất ngờ thấy chiếc xe chở quan huyện Cẩm Xuyên Đặng Hiểu An cùng ba lính Pháp đậu trước cổng nhà dì ruột tôi là bà Nguyễn Thị Lộc (mẹ ông Hà Huy Tập). Lúc đó anh Tập đang đọc sách thì nghe một lính Pháp nói: “Ông bị bắt lại”. Anh Tập nói ngay: “Tôi biết”. Chúng sai người thợ mộc đang sửa nhà cho dì Lộc cạy cả bộ hậu sự ra để khám xét. Khi thấy bàn tay người thợ mộc do cạy hậu sự bị chảy máu, anh Tập nhìn người thợ mộc nói: “Lỗi tại tôi”.

Thế rồi chúng áp giải anh đi. Hôm ấy anh mặc áo sơmi trắng cộc tay, quần soóc trắng. Trước khi ra khỏi làng, anh đưa tay vẫy dân làng: Chào bà con ở lại, tôi đi lần này chắc không về nữa đâu”. Kể đến đây, ông Đỏ lặng người, ánh mắt già nua hoe đỏ.

“Phải làm được như cố Tổng bí thư Hà Huy Tập”

Chúng tôi đến nhà ông Hà Huy Tữu - nguyên là chánh văn phòng Công an Nghệ - Tĩnh, người gọi cố Tổng bí thư Hà Huy Tập bằng bác. Ở tuổi 79 ông Tữu vẫn cần mẫn ngồi viết tiếp bài đăng báo về những nét đẹp truyền thống của gia đình ông Hà Huy Tập.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Tữu cho biết do cha mất khi ông Tập còn nhỏ, mẹ ốm nặng nên khi em gái ông Tập là bà Hà Thị Thước vào Nam tìm ông Tập thì ông đã bị Pháp xử tử hình. Trước đó, trong thời gian chờ hành hình, ông Hà Huy Tập bí mật gửi một lá thư tay cho em rể Nguyễn Đình Cương qua bạn tù Võ Liệt được tha. Lá thư viết bằng bút chì, có đoạn: “Cương nói với mẹ chớ có buồn rầu. Khi tôi chết rồi không cần người lập tự. Và nói với bà con họ hàng xem tôi như người đi xa chưa về”.

Nhớ lại những chuyện kể về gia đình ông Hà Huy Tập, ông Tữu nhắc nhiều đến chuyện đời của bà Nguyễn Thị Lộc. Ông nói: “Cho đến bây giờ dân làng Kim Nặc vẫn truyền nhau về đức tính thủy chung, điềm đạm và lòng thương người của bà. Ngày ấy, gia đình bà Lộc cũng nghèo nhưng hễ có ai đến vay tạm bơ (lon) gạo, đồng bạc là bà Lộc cho hẳn chứ không hẹn trả lại”.

Ông nội của ông Hà Huy Tập là đốc học (coi việc học trong tỉnh) Hà Huy Phẩm mỗi lần về làng là đi gặp người cao tuổi nhất trong làng, thăm và cho tiền người hoạn nạn. Ông cũng luôn dặn dò con cháu “muốn nên người thì phải chăm học dù khó khăn đến mấy”.

Cố Tổng bí thư Hà Huy Tập chỉ có một người con duy nhất là bà Hà Thị Hồng, năm nay đã 71 tuổi, và một người cháu gái là bà Nguyễn Thị Kim Tiến - ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XII.

Cuối những câu chuyện kể, ông Tữu tự hào: “Hầu hết gia đình trong họ Hà ở làng Kim Nặc đều treo di ảnh bác Hà Huy Tập. Tôi cũng đã kể chuyện này cho Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Nghe xong, ông Mạnh rất vui và nói: Đã là người họ Hà thì phải phấn đấu làm được như cố Tổng bí thư Hà Huy Tập”.

..............

TTO - Tôi thật sự xúc động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Cố Tổng bí thư Hà Huy Tập. Sự hoạt động của đồng chí là hình ảnh kiên cường, đấu tranh không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược.Tuổi trẻ và thế hệ người Viêt nam phải phấn đấu không ngừng để noi gương đồng chí.

Xin cảm tạ sự chiến đấu và hy sinh của Cố Tổng bí thư

Tôi thật cảm động về những gì mà Cố Tổng Bí Thư đã làm cho đất nước và con người Việt Nam này. Là người đi sau tôi nguyện sẽ cố gắng học tập và ra sức giúp đất nước trong khả năng của mình.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý báo cho tôi được hiểu thêm về cố Hà Huy Tập, đã hiến dâng tuổi trẻ, công sức và tài năng của mình cho Đảng, cho nước nhà. Mong mọi người đều đóng góp một phần công sức của mình cho đất nước, cho quê hương, nhất là giới trẻ

Tại sao Hà Huy Tập chết?

Trước tòa ông tuyên bố: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động". Ngày 28 tháng 8 năm 1941, Hà Huy Tập bị chính quyền Pháp xử bắn cùng với một số người khác tại Sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn, Sài Gòn).

Hà Huy Tập là ở đâu?

Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh.

Phường Hà Huy Tập có bao nhiêu khối?

Toàn phường Hà Huy Tập có 20 khối, tiếp giáp với các phường Quán Bàu, Lê Lợi, Hưng Phúc, Hưng Dũng và các xã Nghi Phú, Hưng Lộc.