40 tuần trước là ngày bao nhiêu

Khi đã quá ngày dự sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, điều quan trọng cần làm là bạn vẫn nên đi khám thai đầy đủ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của cả hai mẹ con bằng cách siêu âm, đánh giá nước ối, kiểm tra ngôi thai, sự chuyển động và nhịp tim của em bé.

Nếu kết quả kiểm tra bình thường, mẹ bầu vẫn có thể lựa chọn chờ đợi đến khi quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên. Ngược lại, nếu kết quả siêu âm cho thấy nhau thai của bạn không còn cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho em bé nữa thì bác sĩ thường đề xuất sinh mổ hoặc khởi phát chuyển dạ.

Đối với phương pháp khởi phát chuyển dạ, đây là quá trình mà bác sĩ sẽ kích thích các cơn gò tử cung để giúp sản phụ chuyển dạ và sinh con qua ngả âm đạo. Trong đó, bước đầu tiên là dùng thuốc để giúp cổ tử cung giãn nở. Nếu túi ối của mẹ bầu vẫn còn nguyên, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế để làm vỡ túi ối. Song song đó, thai phụ còn có thể được dùng thuốc để kích thích các cơn co thắt nếu cần, qua đó giúp thai nhi được sinh qua ngả âm đạo dễ hơn.

Thai 40 tuần nặng bao nhiêu hay thai đủ ký nhưng vẫn chưa sinh có sao không… là những vấn đề quan trọng đối với mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu chị em đang lo lắng vì đã quá ngày dự sinh thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn không nên tự kích thích chuyển dạ tại nhà bằng một món ăn hoặc bài tập nào đó để tránh nguy hiểm nhé!

Tuần thai thứ 40, mẹ sẽ trải nghiệm những giây phút mà mẹ luôn mong chờ – gặp gỡ với bé! Tuy nhiên, trước khi gặp con, mẹ sẽ phải trải qua những giây phút khó khăn của việc sinh nở. Mẹ có thể tìm hiểu về ba giai đoạn sinh con trong các lớp học tiền sản.

Giai đoạn đầu tiên là làm mỏng và căng cổ tử cung của mẹ bằng cách co thắt tử cung đều đặn. Giai đoạn thứ hai là bé di chuyển vào ống âm đạo để ra khỏi cơ thể của mẹ. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng là khi mẹ sinh ra nhau thai kết nối mẹ với bé.

Nếu mẹ không lâm bồn trong vòng một tuần kể từ ngày dự sinh, bác sĩ có thể đề nghị mẹ xét nghiệm để theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi để đảm bảo rằng bé đang nhận được đủ oxy và hệ thần kinh của bé vẫn đang phản ứng bình thường.

Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ không là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Thực tế, rất ít trường hợp sản phụ có thể chuyển dạ đúng ngày dự sinh. Do đó, nếu thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì chưa cần phải mổ, thay vào đó bạn nên đợi thêm 1 tuần. Bác sĩ chỉ chỉ định mổ khi có nhiều biến chứng thai kỳ khác.

Nếu sau 1 tuần, việc lâm bồn của mẹ vẫn không tiến triển hoặc nếu sức khỏe của mẹ và bé không đủ thì bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ bằng cách làm vỡ các màng theo phương pháp nhân tạo hoặc dùng hoormone oxytocin hoặc các thuốc khác.

Một số phụ nữ biết trước là họ sẽ mổ lấy thai và có thể lên lịch cho ngày sinh của bé. Nếu mẹ là một trong số này, mẹ sẽ có thể chuẩn bị cảm xúc và tinh thần cho sự ra đời của bé. Điều này có thể giúp giảm bớt những cảm giác thất vọng mà nhiều bà mẹ không thể tự sinh con phải trải qua.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh có thể là do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là do sự sai lệch trong việc tính ngày dự sinh. Tình trạng này rất thường gặp ở những phụ nữ có chu kỳ kinh không đều.

Ngoài ra, thai 40 tuần vẫn chưa sinh có thể là do siêu âm thai lần đầu thực hiện quá trễ dẫn đến việc tuổi thai bị tính sai.

Nếu mẹ đã quá ngày sinh, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên thực hiện các bước để thử và khởi động sự lâm bồn của mẹ. Mẹ có thể được cho thuốc để giúp làm mềm và nở rộng cổ tử cung.

Tuần thai thứ 40 là thời điểm sinh đẻ, vì vậy mẹ không nên đi xa nhà để đảm bảo cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi, đặc biệt nếu mẹ thuộc trường hợp dưới sau:

  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Mắc bệnh cao huyết áp
  • Nhau thai bất thường hoặc chảy máu âm đạo
  • Nguy cơ sinh non
  • Có tiền sử bệnh đông máu

2. Kiểm tra vùng xương chậu

Lúc thai 40 tuần tuổi, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ trước khi sinh, đặc biệt là thực hiện kiểm tra vùng xương chậu của mẹ. Điều này giúp bác sĩ có thể xác định các điều kiện sinh của mẹ có thuận lợi không bao gồm:

3. Tránh căng thẳng

Sắp đến ngày sinh, mẹ nào cũng hồi hộp, lo lắng, nhất là các chị em lần đầu mang thai. Tuy nhiên, mẹ không nên quá căng thẳng vì sẽ khiến nhịp tim đập nhanh gây rối loạn tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

4. Chuẩn bị đồ đi sinh khi thai 40 tuần tuổi

Ở tuần thai này, mẹ nên chuẩn bị sẵn các đồ đi sinh tại bệnh viện bao gồm:

  • Tã, bỉm, khăn sữa
  • Sữa cho trẻ sơ sinh đề phòng trường hợp sữa mẹ không về kịp
  • Dụng cụ ăn, uống cho mẹ và bé
  • Băng vệ sinh
  • Giỏ đựng đồ
  • Phích nước nóng, chậu, khăn, bàn chải đánh răng
  • Khăn chùm đầu

40 tuần trước là ngày bao nhiêu

Gợi ý cho mẹ bầu

– Hỏi về cách gây chuyển dạ

Có một số cách giúp gây chuyển dạ như kích thích núm vú, quan hệ tình dục… Đọc thêm cách kích thích chuyển dạ khi thai già tháng tại đây.

– Bỏ ngay suy nghĩ sinh con tại nhà

Những biến chứng trong khi sinh có thể xảy ra như sản giật, băng huyết… và bạn hay bà đỡ sẽ trở tay không kịp. Chính vì thế, nên đến bệnh viện sinh con.

– Suy nghĩ về thủy liệu pháp

Giống như thôi miên và xoa bóp, thủy liệu pháp giúp giảm đau nhức khi mang thai và cũng có thể hữu ích trong quá trình chuyển dạ.

Khi các cơn co thắt xuất hiện, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc vòi hoa sen, chườm ấm hay chườm lạnh lên lưng dưới hoặc xương chậu. Tuy nhiên, khi cơn đau đẻ đến và bạn cần rặn, hãy ra khỏi bồn tắm. Lý do là trẻ sinh ra dưới nước có nguy cơ mắc một số biến chứng nghiêm trọng.

>>> Đọc thêm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

– Tập luyện nhẹ nhàng

Bạn không cần vận động gắng sức. Hãy xoay người từ bên này sang bên kia, từ từ vặn ở thắt lưng, để cánh tay vung tự do. Bạn cũng có thể siết chặt mông và giữ 5 giây, sau đó thả ra. Hãy thử thực hiện 15-20 động tác xoay cánh tay và siết chặt mông sẽ tốt cho việc sinh hơn là ngồi thụ động.

– Đi dạo hoặc làm cho tâm trí bận rộn

Sẽ gíup giờ khắc sinh nở đến nhanh hơn, bạn sẽ không thấy mệt mỏi vì chờ đợi.

Sự phát triển của thai nhi tuần 40 gần như đã hoàn thiện và sẵn sàng cho quá trình chào đời của bé. Vì vậy lúc này mẹ nên chú ý bồi bổ, nghỉ ngơi và chăm đi khám thai nhiều hơn, không nên đi xa để đảm bảo cho quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ nhé.