49 chưa qua 53 đã tới nghĩa là gì năm 2024

Chắn hẳn tất cả chúng ta đều từng nghe tới câu nói: "49 chưa qua 53 đã tới". Ai cũng ngầm hiểu rằng đó là lời chiêm nghiệm của người xưa, có ý ám chỉ tuổi 49 và tuổi 53 trong cuộc đời mỗi con người là 'tuổi hạn' rất nặng. Vào tuổi đó người ta sẽ phải trải qua nhiều chuyện không may, thậm chí là liên quan tới mạng sống của mình hoặc người thân.

Tuy nhiên, mọi người đều có chung 1 thắc mắc là LÝ DO tại sao? Liệu có căn cứ gì không hay đó chỉ là sự trùng hợp khiến người xưa 'đúc rút' lại rồi truyền cho con cháu mình?

1. Xét tuổi hạn 49, 53 qua cái nhìn phong thủy số mệnh

- Thứ nhất:

+ Khi cộng dồn tuổi 49 sẽ cho ra đáp án là:

4 + 9 = 13:

1 + 3 = 4:

Tương ứng với nam gặp sao Thái Bạch, nữ gặp sao Thái Âm.

+ Khi cộng dồn số 53 sẽ cho ra đáp án là:

5 + 3 = 8

Tương ứng với nữ gặp sao Thái Bạch, nam gặp sao Thái Âm.

Sao Thái Bạch rất hung bởi Thái Bạch thuộc hành Kim, với những người mệnh Mộc, Hỏa đều là đại kỵ. Sao này có thể gây ra ốm đau, bệnh tật, làm ăn thất bát, công danh lụi tàn.

Sao Thái Âm sẽ khiến người gặp vận hạn phải chịu tai nạn về xe cộ, đường sông nước, ốm đau, dao kéo.

- Thứ hai:

Sao Thái Tuế cứ 12 năm lại lặp lại 1 lần. Vào các năm có số tuổi chia 12 dư 1 như là: 13, 25, 37, 49, 61, 73, 85 sẽ mang sao Thái Tuế. Sao Thái Tuế gây ra hạn về các chuyện như tang tóc, hao tốn tiền của, ốm đau... Nếu rơi vào các năm tuổi này, nhất định phải cẩn thận.

- Thứ 3:

Theo quy luật của tự nhiên thì từ khi thai nghén, con người đã theo quy luật 7 x 7. Mà 7 x 7 = 49 sẽ đánh dấu hết 1 chu kỳ. Một chu kỳ này bao gồm: 7 năm thứ nhất phát triển chiều cao, 7 năm thứ 2 phát triển chiều ngang, 7 năm thứ 3 phát triển tâm sinh lý, 7 năm thứ 4 phát triển cơ bắp, 7 năm thứ 5 phát triển về trí tuệ...

Hết chu kỳ này sẽ là 49, 53 dễ gặp hạn lớn, thậm chí mất mạng hoặc cũng có thể là phát triển thêm 1 chu kỳ khác.

2.Xét tuổi hạn 49, 53 qua cái nhìn của Phật pháp và khoa học

- Xét theo khía cạnh khoa học: Ở cái tuổi 49, 53 là con người ta đã đi qua dốc bên kia của cuộc đời. Bước vào độ tuổi này, sức khỏe của phần lớn mọi người đều bắt đầu bị giảm sút, thiếu canxi nên dễ mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa; các bệnh về tim mạch, gan phổ, dễ bị tai biến...

Nếu dùng quá nhiều sức lực cho công việc hoặc toan tính một điều gì đó thì sức khỏe lại càng nhanh xuống dốc. Có nhiều người không qua khỏi được giai đoạn này nên người ta mới quy chụp luôn câu "49 chưa qua, 53 đã tới".

- Xét theo khía cạnh Phật pháp: Tuổi từ 49 đến 53 ứng vào con số 5 ( là ngũ hành bao gồm: sinh, lão, bệnh, tử, sinh). Nếu ai may mắn vượt qua được sẽ có thể sống khỏe mạnh, còn một số người rất dễ lâm bệnh, gặp tai ương.

Phật pháp không bàn về phong thủy số mệnh như tuổi hạn, cũng không phủ nhận nó bởi cho rằng cuộc đời con người sướng - khổ hay không là do bị chi phối bởi 2 loại nghiệp lực: Nghiệp bản hữu (như gen, nhân... tốt, xấu được nhận ở đời), nghiệp tân huân (xuất phát từ chính những hành động bạn làm hàng ngày, từ lời nói, suy nghĩ...)

Theo Giáo sư Nguyễn Trường Tiến - người rất quan tâm và thường xuyên tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phong thủy số mệnh như vận hạn cho rằng: Tuổi hạn chỉ là quan niệm dân gian, đúc kết từ thực tế cuộc sống. Nó có thể đúng với người này nhưng lại sai với người khác.

Thế nhưng, vì dân ta quá tin vào tâm linh nên dần dần lan truyền nó thành một tư tưởng phổ biến. Từ đó mới có chuyện cứ đầu năm mới, người ta lại thi nhau đi mời thầy cúng để giải hạn, đặc biệt là khi bước vào tuổi 49, 53 bởi đây là 2 tuổi có hạn nặng nhất. Việc này gây tốn tiền tốn của mà hiệu quả thì không biết đến đâu.

Tựu chung lại: Để cho tâm hồn được yên tâm, thoải mái nhất thì hàng năm bạn nên thường xuyên làm việc thiện, đi chùa cầu may khiến cho tâm hồn thanh thản.

Thế nhưng, cũng không nên tin mù quáng lại hóa thành mê tín dị đoan, nghe theo lời của các thầy cúng để rồi tiền mất mà tật mang. Cách tốt nhất để vượt qua cái hạn 49, 53 là giữ gìn sức khỏe, làm việc, ngủ nghỉ có điều độ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không cho các mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

, 53 là “tuổi hạn” nặng nhất trong đời người. Điều đó có đúng không? Lý giải như thế nào? Vì sao có người ở vào “tuổi hạn” thì gặp “hạn” nặng, có người lại không vấn đề gì? Có cách nào để

Đầu tháng 12 này, Đại học Fulbright Việt Nam có tổ chức một hội thảo về nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mê tín đến hành vi đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam”.

Tác giả Phạm Văn Đại, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ trình bày nghiên cứu kiểm tra tác động của mê tín lên việc ra quyết định của doanh nghiệp ở Việt Nam. Tác giả nghiên cứu quan niệm dân gian cho rằng độ tuổi 49-53 được coi là đại hạn. Tác giả sử dụng thiết kế hồi quy gián đoạn (RDD) và phương pháp sai biệt hai bước (two-stage difference) để chỉ ra rằng các công ty Việt Nam có xu hướng giảm đầu tư trong giai đoạn chủ doanh nghiệp ở tuổi hạn.

Theo tác giả Phạm Văn Đại thì tác động tín ngưỡng dân gian được tìm thấy mạnh hơn ở các công ty quy mô nhỏ, và trình độ học vấn cao không làm giảm niềm tin vào tín ngưỡng dân gian này.

Như vậy liệu “mê tín” trong “tín ngưỡng dân gian” có nằm trong điều chỉnh của cách hiểu ở điều luật 320 của Bộ luật hình sự hiện hành:

“Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  1. Làm chết người;
  1. Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Với đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Phạm Văn Đại, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, cho thấy có lẽ cần tu chỉnh cách hiểu về cáo buộc tội danh “mê tín, dị đoan”.

Sinh thời, giáo sư Nguyễn Trường Tiến (1950 – 2014) Chủ tịch Hội Cơ học Đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam, đưa ra giải thích rằng, câu “49 chưa qua, 53 đã tới” mang ý nghĩa phiếm chỉ một loạt tuổi từ 49 – 53 chứ không hoàn toàn gói gọn trong hai tuổi ấy.

“Xét về mặt khoa học, ở vào khoảng tuổi này đồng nghĩa với việc người ta đã bước sang nửa kia của đời người. Sức khoẻ bắt đầu giảm sút, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ ngã bệnh cao hơn, xương cốt yếu hơn… Do đó mà nhiều người bị bệnh, thậm chí là thiệt mạng. Về mặt tâm linh, từ tuổi 49 – 53 ứng vào con số 5 là số ngũ hành, gồm sinh – lão – bệnh – tử – sinh. Nếu ai đó vượt qua được nghĩa là họ đã thay đổi nhịp sinh học để bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đời”, ông Tiến phân tích.

(Có thể là trùng hợp, nhà báo Phạm Chí Dũng vướng lao lý khi ông ở tuổi 53, theo dương lịch).

Hôm 11-11-2023, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã báo cáo tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường về dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Cũng tại buổi thảo luận đã có đại biểu đề nghị làm rõ biển số đẹp và không phát hành đấu giá biển số xe có những số cuối xấu theo quan niệm dân gian như 49, 53…

Theo quan niệm của người phương Đông, số 49 thường gắn liền với người đã khuất. Khi người mất được được 49 ngày, người thân sẽ tổ chức lễ cúng. Đây là lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người mới qua đời. Do đó, số 49 sẽ gắn liền với những điều xui rủi, vận đen.

Ngoài ra, số 49 còn có ý nghĩa biểu tượng của sao Thái Tuế, ngôi sao gắn liền với những việc không suôn sẻ, sức khỏe không tốt. Vì vậy, dân gian luôn coi sao Thái Tuế là sao hung.

Số 53 cũng là một con số không may mắn. Nhiều người tin rằng, con số này gắn liền với sự xui xẻo, mất mát. Trong việc làm ăn kinh doanh lại càng kiêng kỵ con số này bởi chúng sẽ mang lại điềm gở, ảnh hưởng xấu đến công việc.

Từ xa xưa, các nước phương Đông coi vấn đề phong thủy số mệnh là một môn khoa học dự báo, là sự tổng kết kinh nghiệm từ trong thực tiễn lâu dài và đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của con người.

Trong cách hiểu trên thì buổi sinh hoạt học thuật vào đầu tháng 12 tới đây ở Đại học Fulbright Việt Nam về nghiên cứu: “ảnh hưởng của mê tín đến hành vi đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam”, là nội dung thú vị cần quan tâm đến pháp luật Việt Nam có những tu chỉnh phù hợp.