Chụp mri có thuốc cản quang là gì năm 2024

1. Chụp cộng hưởng từ (MRI: magnetic resonance imaging) là gì? Chụp cộng hưởng từ (MRI) – Magnetic Resonance Imaging, hiện nay đang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và hiệu quả nhất, mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác tình hình bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán rất nhiều bệnh lý hiệu quả hơn các phương pháp cận lâm sàng khác.

Chụp mri có thuốc cản quang là gì năm 2024
Hệ thống MRI 1.5 Tesla với độ phân giải cao được ứng dụng trong tầm soát và điều trị nhiều bệnh lý tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng

2. Ưu điểm của máy cộng hưởng từ là gì? – Bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ. – Bệnh nhân không bị ảnh hưởng gì về mặt sinh học. – Thu được hình chụp đa mặt phẳng: Mặt phẳng trán, mặt phẳng ngang, mặt phẳng dọc hay bất kỳ mặt phẳng nghiêng nào. – Độ phân giải mô mềm cao. – Hiển thị hình ảnh tốt hơn khi so với CT. – Chụp được mạch máu não (MRA), kể cả khi không dùng chất tương phản. – Là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn. – Chất tương phản tác dụng phụ rất hiếm.

3. Nhược điểm của máy cộng hưởng từ là gì? – Giá thành còn cao. – Không dùng được nếu bệnh nhân bị chứng sợ nơi chật hẹp hay đóng kín, hội chứng sợ lồng kính (Claustrophobia). – Thời gian chụp lâu nên gặp khó khăn nếu bệnh nhân nặng hay không hợp tác. – Vỏ xương và tổn thương có calci khảo sát không tốt bằng XQ, CT. – Không thể chụp bệnh nhân với máy tạo nhịp tim, các clip phẫu thuật, mô cấy ở mắt hay tai,… – Không thể mang theo thiết bị hồi sức vào phòng chụp.

4. Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện được bệnh gì? – Ngày nay, MRI đã có thể áp dụng cho hầu hết các cơ quan trong thể nhưng có giá trị đặc biệt nhất đối với não, dây cột sống, tim mạch, cơ xương khớp và một số bệnh ung thư. Chụp cộng hưởng từ mang lại những hình ảnh 3 chiều thì bác sỹ có thể nắm được chính xác thông tin về địa điểm của tổn thương, rất có giá trị trước khi diễn ra phẫu thuật. 4.1. Phát hiện bệnh ở não – MRI giúp phát hiện một loạt bệnh lý ở não như nang, xuất huyết, phù nề, khối u, bất thường về cấu trúc,… Bên cạnh đó còn được thực hiện để xác định thông động tĩnh mạch, tổn thương não do chấn thương hoặc đột quỵ. – Một số trường hợp đặc biệt khác, chụp cộng hưởng từ còn phát hiện các bệnh mãn tính của hệ thần kinh. Hình ảnh rõ ràng về các nhu mô não thu được từ phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán ít sai sót nhất bệnh lý ở thân não và tuyến yên.

4.2. Bệnh cơ xương khớp – Các chuyên gia y tế cho rằng MRI là phương pháp tạo ảnh có khả năng đánh giá tốt nhất toàn bộ cấu trúc cơ xương khớp. Vì thế nó có thể phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu tổn thương xương, dây chằng, cơ gân, sụn,…

4.3. Bệnh ung thư – Do MRI có độ phân giải tổ chức cao, có nhiều chuỗi xung thăm khám, chụp được nhiều bình diện nên nó dễ dàng phát hiện các tổn thương ở mức tế bào và đánh giá được sự thay đổi chức năng của tổ chức. Vì thế, tính đến thời điểm này thì MRI là lựa chọn chẩn đoán hình ảnh phát hiện tốt nhất các bệnh lý ung thư. – Ngoài ra, kỹ thuật MRI còn có thể phát hiện, cảnh báo và phân biệt tổn thương lành tính hoặc ác tính; di căn thông thường hoặc nghiêm trọng của tế bào ung thư. Những kết quả này sẽ là căn cứ chính xác để bác sỹ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

4.4 Thuốc tương phản từ – Thuốc tương phản từ được dùng rộng rãi trong chụp MRI đó là các chế phẩm của Gadolinium. – Thuốc tương phản từ được chỉ định khi: Khi bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm nhiễm, mạch máu, khối u… – Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối khi sử dụng thuốc tương phản từ. Nhưng theo khuyến cáo của Hiệp hội hình ảnh học Niệu Dục Châu u (ESUR) về sử dụng Gado: Chống chỉ định ở bệnh nhân đã từng dị ứng với Gado, phụ nữ có thai, bệnh nhân suy thận nặng, trẻ sơ sinh. Thuốc tương phản từ Gado thường ít gây dị ứng hơn các chất tương phản gốc Iốt dùng trong chụp Xquang và CT.

5. Những điều bệnh nhân cần biết trước khi chụp MRI có tiêm thuốc tương phản – Khi tiến hành chụp MRI, bạn sẽ nằm bên trong một ống nam châm lớn, tức giữa một từ trường rất mạnh. Đó là lý do bạn chỉ thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này khi có chỉ định của bác sỹ. Khi chụp, bạn nên nằm yên, không cử động để có được hình ảnh đạt chất lượng và hiệu quả tốt nhất.

5.1 Chuẩn bị chụp MRI – Người bệnh nên mang theo các kết quả xét nghiệm, siêu âm, phim X Quang và CT (nếu có) để bác sỹ cộng hưởng từ tham khảo và quyết định kỹ thuật chụp thích hợp cho từng bệnh lý. – Nhân viên phòng tiếp nhận bệnh, khi hoàn thành thủ tục, người bệnh được hướng dẫn thay đồ bệnh viện, tháo răng giả, các vật trang sức như vòng nhẫn, dây chuyền, bông tai, đồng hồ đeo tay. Các thiết bị điện từ như thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động (thẻ ATM), chìa khóa từ có thể bị xóa mất dữ liệu khi mang vào phòng máy. – Dụng cụ chuyên dùng trong phòng MRI sẽ được kỹ thuật viên dùng để kiểm tra các dị vật và thiết bị kim lọai được đặt trong cơ thể. Đặc biệt, các dị vật kim loại nhỏ, nằm trong cơ thể các các cơ quan có mô lỏng lẻo như ở não, mắt, tim, phổi, cạnh các mạch máu lớn… thì không nên chụp cộng hưởng từ. Còn lại ở các vị trí khác thì có thể chụp cộng hưởng từ. – Người bệnh thông báo cho nhân viên y tế biết nếu có mang các dụng cụ và thiết bị trong cơ thể như: + Dị vật kim loại: Các nẹp vít kết hợp xương, mảnh đạn. + Van tim nhân tạo. + Stent mạch máu. + Các kẹp mạch máu não. + Các khớp, chỏm xương nhân tạo. + Vòng tránh thai. – Các thiết bị này thường gây nhiễu hình ảnh cộng hưởng từ nên cần có một kỹ thuật chụp đặc biệt. – Những bệnh nhân được đặt các thiết bị điện tử: + Máy tạo nhịp nhân tạo. + Máy khử rung. + Máy trợ thính. + Thiết bị bơm thuốc tự động đặt dưới da ở bệnh nhân tiểu đường. Không thể chụp cộng hưởng từ cho các trường hợp này, khi máy còn ở trên cơ thể bệnh nhân, vì từ trường mạnh của máy có thể làm hư các thiết bị trên. – Với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên y tế sẽ hỏi về tiền sử dị ứng thuốc, các triệu chứng có thể xảy ra khi dị ứng: Buồn nôn, nổi mẩn,… – Bệnh nhân không cần nhịn đói trước khi chụp MRI. Chỉ khi nào chụp MRI bụng hoặc cần gây mê để chụp MRI, bệnh nhân phải nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi chụp.

5.2 Trong khi chụp MRI – Thời gian chụp cộng hưởng từ thay đổi khoảng từ 15 phút đến 45 phút tùy thuộc vào cơ quan cần khảo sát, sự hợp tác của người bệnh (nằm yên) và có được tiêm thuốc tương phản hay không. – Trong phòng chụp, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh nằm trên bàn chụp, với tư thế phù hợp nhất để bệnh nhân có thể nằm yên trong suốt quá trình chụp. – Chụp cộng hưởng từ người bệnh sẽ nghe có tiếng ồn từ máy phát ra do hiện tượng cộng hưởng, đây là điều bình thường. Bệnh nhân sẽ đeo tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn. – Tùy theo bộ phận cơ thể mà kỹ thuật viên có thể yêu cầu như: Không nuốt nước bọt trong khi chụp cột sống cổ. Yêu cầu nín hơi thở khoảng thời gian ngắn trong chụp bụng và ngực, để có được hình ảnh đẹp hơn. – Người bệnh sẽ ở trong phòng chụp MRI một mình, tuy nhiên chúng tôi luôn luôn quan sát thấy và có thể đối thoại cùng người bệnh. – Với trường hợp cần tiêm tương phản, thuốc được tiêm vào tĩnh mạch tại vùng cẳng tay hay cổ tay, thời gian tiêm có thể từ 1 đến 2 phút. Sau tiêm thuốc, cơ quan cần khảo sát sẽ được chụp lại một lần nữa, nên người bệnh cũng sẽ nằm yên. – Khi tiêm thuốc, người bệnh có thể cảm giác toàn thân ấm lên hay có vị đắng ở lưỡi, điều đó là bình thường, và các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng 2 đến 5 phút.

5.3 Sau khi chụp MRI – Phim và bảng kết quả sẽ có sớm nhất trong vòng 30 đến 45 phút (hoặc vài giờ nếu cần hội chẩn). – Đối với các trường hợp có tiêm thuốc tương phản, bạn sẽ được theo dõi tại khoa chẩn đoán hình ảnh trong 15 phút nhằm phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc nếu có. Sau đó, bạn sẽ được rút kim và trở sinh hoạt như bình thường. – Đối với phụ nữ đang cho con bú khi tiêm thuốc tương phản từ khuyến cáo không nên cho con bú và vắt bỏ sữa trong vòng 24h sau tiêm thuốc.

chụp CT có thuốc cản quang có ảnh hưởng gì không?

Vậy tác dụng phụ từ việc chụp CT có cản quang là gì và có hại nhiều không? Các tác dụng phụ đem lại do thuốc cản quang về cơ bản chỉ gây ra một số khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân chứ không có gì nguy hiểm cho sức khỏe. Thường thì chỉ dừng lại ở mức độ bị đỏ da, buồn nôn, sốt nhẹ hoặc mẩn ngứa, nổi mề đay,...

chụp MRI chi phí bao nhiêu?

Chi phí chụp MRI toàn thân tương đối cao khoảng từ 10.000.000 VNĐ cho một lần chụp.

Chụp cộng hưởng từ có phải kiêng gì không?

Khi cần phải sử dụng đối quang từ, khách hàng được khuyên nên nhịn ăn hoặc ăn nhẹ trong vòng 4 giờ trước khi tiêm. Các trường hợp phải sử dụng đối quang từ như trong các bệnh lý khối u. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhịn ăn trong các trường hợp sau: Khi cần gây mê thì phải nhịn ăn trước khi chụp từ 4 - 6 giờ

Thuốc cản quang có tác dụng trong bao lâu?

2. Thời gian đào thải thuốc cản quang diễn ra bao lâu? Ở người chức năng thận bình thường, thuốc cản quang được bài tiết qua đường tiết niệu khác 12% sau 10 phút, 50% sau 1 giờ, 83% sau 3 giờ và gần như 100% sau 24h. Thời gian đào thải thuốc cản quang sẽ kéo dài hơn ở người chức năng thận giảm.