Ám độ trần thương nghĩa là gì

Ám độ trần thương nghĩa là gì

(Xem thêm ván cờ thập tử nhất sinh đầy kịch tính)
ÁM ĐỘ TRẦN THƯƠNG là một kế trong Tam Thập Lục Kế, kế này có nghĩa là chọn một con đường hay một cách thức tấn công mà không quân địch ngờ tới. Đây là mưu kế phát xuất từ một câu chuyện lịch sử thời Hán Sở Tranh Hùng: Lưu Bang sau khi chạy thoát khỏi sự thống trị của Hạng Vũ, đem quân tiến vào Tứ Xuyên. Trương Lương sai người đốt phá hết con đường duy nhất xuyên qua triền núi, mà thời đó gọi là “sạn đạo”. Việc đốt sạn đạo này nhằm đề phòng Hạng Vũ đuổi theo, ngầm cho Hạng Vũ biết rằng Lưu Bang không muốn trở về chiếm lãnh miền Đông của Hạng Vũ nữa. Nhưng sau khi chiêu binh mãi mã binh hùng tướng mạnh, Lưu Bang muốn đoạt lại giang sơn, sai Hàn Tín đi đánh Tướng quân giữ ải của Hạng Vũ là Chương Hàm. Hàn Tín bèn lập ra kế sách cho hàng trăm người sửa sang sạn đạo, khiến cho Chương Hàm chê cười, không chỉnh đốn quân ngũ để đề phòng vì cho rằng con đường này mất nhiều năm mới sửa xong được. Nhưng Chương đâu ngờ rằng đó chỉ là âm mưu của Hàn Tín, vì Hàn Tín đã tìm ra một con đường tắt Trần Thương xuyên qua núi, dốc toàn quân lực tấn công bất ngờ, khiến cho Tướng địch là Chương Hàm trở tay không kịp.  

Binh Pháp có câu: “Biết mình biết người,mới có thể bách chiến bách thắng”. Đánh cờ tướng cũng vậy tùy vào những đối thủ khác nhau, mà ta định ra những sách lược khác nhau,mới có thể đứng được ở thế không bị thua.  Mỗi năm Trung Quốc có rất nhiều giải đấu lớn, mỗi giải có nhiều ván cờ hay, nhiều loại hình khai cuộc phong phú đa dạng. Kết thúc một giải đấu mỗi kỳ thủ phân tích từng ván đấu, từng nước cờ mạnh yếu để rút kinh nghiệm cho mùa giải sau. Vì thế khi giao đấu, sử dụng những nước biến hóa mới lạ hiệu quả không đi theo trình tự và nghiên cứu sách vỡ, khi đối phương chưa từng nghiên cứu qua là một lợi thế rất lớn cho ta.

 Bản chất của kế Ám độ Trần Thương là biểu lộ cái giả bên ngoài, tiềm ẩn cái thật bên trong, mê hoặc đối phương lơ là trong phòng bị rồi bất ngờ đột kích. Kế này trong Cờ Tướng ám chỉ đến là những ván cờ có nhiều biến hóa mới lạ, sử dụng các biến mới tạo ra ưu thế, quyền chủ động đánh vào chỗ đối phương không  chú  ý đề phòng mà giành thắng lợi. Ván cờ sau đây giữa Triệu  Hâm  Hâm và Hồng  Trí trong giải Bàn An Vĩ Nghiệp Bôi  sẽ  cho ta thấy rõ hơn về chiến lược này trong nghệ thuật Tượng Kỳ.

Link Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=SqOPO9DK96I

Theo AidData, nếu tính gộp nợ của Nhà nước và các khoản nợ khác, tổng nợ của Việt Nam với Trung Quốc chiếm đến 6% GDP. Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI đưa tin, Trung Quốc hiện là chủ nợ chính thức lớn nhất hành tinh, với các khoản tín dụng trực tiếp và thương mại cấp cho hơn 150 quốc gia ước tính đã lên đến 1.500 tỷ đô la. Thế nhưng, các khoản tín dụng của Trung Quốc luôn bị cáo buộc là một “cái bẫy” mà Bắc Kinh giăng ra nhằm phục vụ cho mưu đồ của chính họ. Vậy “cái bẫy” đó là gì? Mưu kế “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” trong binh pháp có phải chính là chiến thuật mà chính quyền Trung Quốc ngày nay đang sử dụng hay không? Làm thế nào để thoát khỏi cái bẫy của ĐCSTQ? Tất cả sẽ được đề cập tới trong nội dung bài viết dưới đây…

Cơn khát tín dụng của các quốc gia và sự “hào phóng” của Trung Quốc

Theo BBC, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo của nhiều nước từng đặt câu hỏi: có nên xây dựng tuyến đường sắt kết nối vùng Tây Nam Trung Quốc trực tiếp với Đông Nam Á? Tuy nhiên, các kỹ sư đều cảnh báo chi phí sẽ rất cao: đường ray sẽ phải chạy qua núi cao, vì thế hàng chục cầu và đường hầm phải được xây. Lào là một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực và không thể chịu nổi một phần nhỏ chi phí.

Rồi các ngân hàng Trung Quốc đầy tham vọng xuất hiện: với sự hỗ trợ của một nhóm các công ty quốc doanh Trung Quốc và một tổ hợp các ngân hàng cho vay, tuyến đường sắt nối liền Trung Quốc và Đông Nam Á trị giá 5,9 tỷ USD dự tính sẽ đi vào hoạt động từ tháng 12 năm nay…

Tương tự, ở Đông và Trung Âu, nhiều quốc gia là các nền kinh tế nhỏ, nhu cầu tín dụng mạnh mẽ khiến họ tăng cường tìm nhà đầu tư ngoài châu lục, và rất có thể họ cũng đã và sẽ rơi vào cái bẫy nợ của Trung Quốc.

Trung Quốc mau chóng xuất hiện và mang đến rất nhiều “hứa hẹn”‘, nguồn vốn dồi dào từ Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng (AIIB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu, luôn sẵn sàng giải ngân cho vay. Năm 2012, Bắc Kinh khởi xướng hội nghị Thượng đỉnh 16+1 với các nước vùng Đông, Trung châu Âu để tìm kiếm cơ hội đầu tư, cũng như tiếp thị nguồn vốn dồi dào của mình. Montenegro vay từ Trung Quốc 809 triệu euro để trang trải 85% chi phí xây 41 km đường cao tốc trong giai đoạn 1 của dự án do Tập đoàn xây dựng cầu đường Trung Quốc (CRBC) thực hiện.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều ví dụ cho sự “hào phóng” của Trung Quốc khi sẵn sàng cho các quốc gia vay nợ. Vậy thì điều này có liên quan gì tới mưu kế “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” (Vờ sửa sạn đạo, lén vượt Trần thương) trong Binh pháp? ĐCSTQ đã sử dụng nhuần nhuyễn mưu kế này như thế nào? Ngay sau đây, kính mời quý vị cùng ôn lại điển cố “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương”…

Hàn Tín “minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương”

Tháng 6 (năm 206 TCN) nguyên niên Hán Cao Tổ – Lưu Bang chọn ngày lành, lập đàn tràng, trai giới, tắm gội, bày đủ nghi lễ bái Hàn Tín làm đại tướng quân. Sau lễ bái tướng, Lưu Bang mau chóng hỏi Hàn Tín liệu có diệu kế khả thi nào để trở về Quan Trung hay không. Quân Hán binh nhược tướng thiểu, căn bản không phải là đối thủ của Hạng Vũ.

Hàn Tín phân tích: Hạng vương trên danh nghĩa là bá chủ, nhưng trên thực tế lại không biết trọng dụng hiền tài, hẹp hòi khi phong quan thưởng tước cho người, rời bỏ Quan Trung, làm trái giao ước với Nghĩa đế… đã mất đi lòng dân thiên hạ. Nếu như Lưu Bang có thể làm ngược lại ông ta, trọng dụng những người anh dũng thiện chiến, dùng quân đội kỷ luật nghiêm minh, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, thuận theo tâm nguyện về lại miền đông của các tướng sĩ, tất nhiên có thể chiến thắng Sở Bá vương.

Giống hệt như Hàn Tín phân tích, sau khi Hạng Vũ phân phong chư hầu, mâu thuẫn thế lực giữa các phe cánh trong thiên hạ bắt đầu hiển lộ ra. Vùng đất Trung Nguyên khói lửa chiến tranh không dứt, đã lay động đến địa vị bá chủ của Hạng Vũ. Hạng Vũ cho rằng mọi chuyện đều là từ Điền Vinh mà ra, quyết định đích thân dẫn binh chinh phạt.

Hàn Tín nhận thấy thời cơ đã đến, vào tháng 8 năm đầu Hán Cao Tổ bèn dẫn quân đông chinh, phát khởi chiến dịch bình định Tam Tần.

Quan Trung và Hán Trung ngăn cách nhau bởi dãy núi Tần Lĩnh hiểm trở, giữa hai vùng chỉ có mấy con đường núi hiểm trở thông với nhau. Trên những sườn núi hiểm trở đó người ta đào hang, bắc cầu, nối liền với nhau thành các sạn đạo (nghĩa là đường lát ván, dùng gỗ bắc sàn ở chỗ khe núi hiểm hóc).

Mỗi con đường đều dài đến hàng mấy trăm dặm, vô cùng hiểm trở, chật hẹp, không tiện hành quân, vận chuyển lại càng khó khăn hơn. Trong đó, sạn đạo núi Bao Tà và Trần Thương là hai con đường quan trọng nhất. Sau khi Lưu Bang đi vào Hán Trung đã đốt bỏ đường Bao Tà vốn là sạn đạo dài hơn 600 dặm, muốn tu sửa cũng không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi vậy chỉ còn Trần Thương là con đường có thể dùng được. Nhưng đầu đường có quân đội hùng hậu của Chương Hàm trấn giữ, muốn phá vòng vây cũng lại là chuyện chẳng dễ dàng chút nào.

Những chuyện này đều không làm khó được Hàn Tín. Ông cử Phàn Khoái, Chu Bột dẫn theo đại binh khuếch trương thanh thế, vờ tu sửa lại con đường Bao Tà đã bị thiêu hủy, làm ra vẻ như muốn xuất binh từ nơi này. Chương Hàm nhận được tin lập tức cử trọng binh phòng ngự ở cửa khẩu. Nơi này “một người trấn giữ ngoài cửa, vạn người khó vượt qua“, chỉ cần giữ chặt cửa quan thì đã có thể kê cao gối ngủ không cần phải lo lắng gì nữa.

Hàn Tín thấy Chương Hàm trúng kế, liền điều binh khiển tướng đi về phía tây, rời khỏi huyện Miễn (Thiểm Tây) rồi chuyển hướng đi về phía bắc, theo Cố đạo tiến quân vào Trần Thương. Trần Thương là nơi đóng quân tích trữ quân lương khi đó, vốn là một vùng yết hầu quan trọng. Quân Hán đi vào Trần Thương trước, chẳng khác nào lén vòng qua phía sau quân đội của ba vị vương đất Tần.

Đại bộ phận binh lực của Chương Hàm đều đã điều động đến Hàm Dương, vậy nên Trần Thương hầu như bị bỏ trống. Quân Hán không tốn chút hơi sức đã dễ dàng đoạt lấy Trần Thương. Chương Hàm được tin, gấp rút dẫn quân đến giao chiến với Hàn Tín. Quân Hán vốn cơn giận dồn nén đã lâu, lại vừa thắng ngay trận đầu, sĩ khí ngút trời như mãnh hổ xuống núi.

Chương Hàm hấp tấp ứng chiến, lòng quân chưa yên. Trong lúc hai quân giao chiến, Phàn Khoái, Chu Bột cũng dẫn quân đến hợp lực cùng Hàn Tín, ba mặt giáp công. Chương Hàm bại trận tự sát. Tư Mã Hân, Đổng Ế cũng lần lượt đầu hàng. Bình định Tam Tần chỉ mất thời gian vỏn vẹn 4 tháng. Từ đây, Quan Trung đã trở thành căn cứ địa quan trọng, làm thành bàn đạp để Lưu Bang có thể tranh đoạt thiên hạ sòng phẳng với Hạng Vũ.

Cái cách Hàn Tín dẫn quân Hán từ Hán Trung tiến vào Quan Trung được lịch sử gọi là “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” (vờ sửa sạn đạo, lén vượt Trần Thương), chính là điểm sáng đầu tiên của Hàn Tín trong nghiệp cầm quân. Chiến thuật “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” mà Hàn Tín sáng tạo đã luôn được các nhà quân sự đời sau khen ngợi không ngớt lời, ứng dụng không biết bao nhiêu và cũng được đưa vào trong “Tam thập lục kế” của binh gia.

“Minh” là ban ngày, là sáng rõ, là nhìn thấy được. “Ám” là kín đáo, là không rõ ràng, là hư ảo. Thế nên yếu lĩnh chính là hư hư thực thực, minh minh ám ám, vốn chỉ để quân địch bị đánh lạc hướng, phải chia cắt quân đội mà phòng thủ, tự nhiên lực lượng đối phương bị mỏng hẳn đi trên cả hai tuyến.

ĐCSTQ giăng bẫy nợ, “minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương”

“Một vành đai, một con đường”, hay “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI, là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia, nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.

Theo BBC, trong 18 năm qua, Trung Quốc đã viện trợ hoặc cho vay tiền tại 13.427 dự án cơ sở hạ tầng trị giá 843 tỷ USD tại 165 quốc gia, theo nhóm nghiên cứu AidData tại Đại học William & Mary ở tiểu bang Virginia, Mỹ. Phần lớn số vốn này gắn liền với chiến lược Vành đai Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bắt đầu từ năm 2013, chiến lược này tận dụng thế mạnh của Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng, đổ nhiều tiền vào và xây dựng các tuyến đường thương mại toàn cầu mới.

Con đường “sạn đạo” đã và đang được Bắc Kinh xây rồi, thế còn “Trần Thương” mà họ nhắm tới là gì?

Một công trình nghiên cứu quy mô của bốn định chế Mỹ và Đức công bố năm 2021,mang tựa đề “Trung Quốc cho vay như thế nào – How China Lends” đã vạch trần cách thức cho vay của Trung Quốc.

Nhật báo Pháp Le Monde đã nêu bật một số điều kiện “không mấy chính đáng” đã được Trung Quốc áp dụng:

Trước hết là các điều kiện bảo mật khắt khe hơn rất nhiều so với yêu cầu thường thấy với các quốc gia chủ nợ khác, hoặc các ngân hàng phát triển. Bắc Kinh không chỉ buộc con nợ phải giữ bí mật các điều kiện vay, mà còn cấm tiết lộ cả số tiền vay.

Điều kiện này đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về tính minh bạch, vì các chính phủ đi vay phải giấu với cả người dân của họ về số tiền mà đất nước phải hoàn trả sớm hay muộn. Tính chất thiếu minh bạch đó cũng làm cho các thủ tục tái cơ cấu nợ tập thể phức tạp thêm, vì làm sao mà chủ nợ của một quốc gia sắp bị vỡ nợ có thể đánh giá mức độ đáng tin hoặc khả năng trả nợ của nước đó, nếu thiếu một số thông tin?

Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn đưa ra nhiều điều kiện bất thường khác, mà nổi bật là điều khoản cấm con nợ tham gia việc tái cơ cấu nợ do Câu Lạc Bộ Paris thực hiện. Theo công trình nghiên cứu Mỹ-Đức, có đến ba phần tư hợp đồng Trung Quốc bao gồm điều kiện đó.

Đối với Le Monde, Câu Lạc Bộ Paris, một cơ chế tập hợp các quốc gia chủ nợ lớn, đã phát triển một bộ quy tắc để phối hợp các kế hoạch tái cơ cấu hoặc xóa nợ theo hướng công bằng, không tạo thuận lợi cho bất kỳ một chủ nợ nào. Khi cấm con nợ của mình tham gia cơ chế của Câu Lạc Bộ Paris, Trung Quốc đã phá vỡ nguyên tắc công bằng này, để buộc các con nợ ưu tiên trả nợ cho họ khi có vấn đề.

Cuối cùng, một nửa trong số các thỏa thuận do Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc ký kết đều quy định rằng: bất kỳ hành động nào gây bất lợi cho một “thực thể của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” tại quốc gia con nợ đều có thể kích hoạt việc trả nợ trước thời hạn.

Ngoài ra còn có một điều khoản quy định rằng: việc cắt đứt quan hệ ngoại giao tương đương với một sự vỡ nợ. Và đến 90% các thỏa thuận mà các nhà nghiên cứu Mỹ-Đức nghiên cứu được đều có điều khoản cho phép chủ nợ Trung Quốc yêu cầu hoàn trả tiền trong trường hợp có thay đổi chính trị hoặc luật pháp đáng kể ở quốc gia con nợ.

Đối với Le Monde, rõ ràng là Bắc Kinh đã biến tiền cho vay thành một công cụ bành trướng quyền lực của Trung Quốc.

Cách thức thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này của TQ được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: “Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rõ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…”

Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc, như trường hợp Srilanka phải cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc.

Một ví dụ khác là tháng 3/2021, đại diện chính phủ Lào đã đồng ý để một công ty điện TQ điều hành mạng điện toàn quốc trong 25 năm. Trang AseanToday bình luận: “Thỏa thuận mới này cho TQ kiểm soát toàn bộ mạng lưới điện của Lào, khi mà nước này đang đối mặt với cảnh nợ nần từ việc xây các công trình đập thủy điện và những dự án phát triển khác. Nhưng thỏa thuận có nguy cơ biến ‘cục pin Đông Nam Á’ thành ‘cục pin của Trung Quốc’ (the battery of China)…“

Nếu như Hàn Tín chỉ sử dụng mưu kế “minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” là để phò tá chủ nhân bình định thiên hạ, và bản thân Hàn Tín là bậc anh hùng trung nghĩa, ý chí cao xa, tấm lòng thoáng đãng; thì ĐCSTQ lại là một thể chế độc tài, tâm địa hẹp hòi, họ áp dụng mưu kế này với cả thế giới và người dân trong nước, chỉ nhằm bành trướng sự thống trị của nó.

Làm sao thoát khỏi cái bẫy của ĐCSTQ?

Vào tháng 7, Đài Loan đã mở một văn phòng có tên là “Văn phòng đại diện Đài Loan tại Litva” (Lithuania). Đây cũng là văn phòng đại diện đầu tiên mang tên “Đài Loan” do Đài Loan thành lập tại một quốc gia Châu Âu. Litva cũng là quốc gia đầu tiên rút khỏi cơ chế đối thoại “17 + 1” giữa các nước Trung và Đông Âu với Trung Quốc. Sau khi Litva rút lui, cơ chế này chỉ còn “16 + 1”.

Trung Quốc đã phản ứng dữ dội chống lại điều này, và tuyên bố vào ngày 10/8, triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại Litva đồng thời yêu cầu Litva triệu hồi Đại sứ của nước này tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng có các hành động trừng phạt Litva về giao thông vận tải và thương mại.

Ông Gerrit van der Wees, một cựu quan chức ngoại giao Hà Lan, trong một cuộc phỏng vấn với VOA, nói rằng Trung Quốc có thể lo lắng rằng trường hợp của Litva sẽ gây ra những rung động hoặc hiệu ứng domino, “lo lắng rằng sẽ có thêm nhiều quốc gia nhìn thấu những cam kết giả tạo của Trung Quốc, sẽ giống như Litva rút khỏi cơ chế hợp tác ‘17 + 1’ vậy, cũng lo lắng rằng các nước nhỏ như Latvia, Estonia, Cộng hòa Séc và Slovakia sẽ làm những điều tương tự như Litva”.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, bà Theresa Fallon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga-Âu-Á (CREAS), có trụ sở tại Brussels, cho biết:

“Tôi cho rằng Litva đã có một lựa chọn rõ ràng, đó là vì nền dân chủ. Tôi thực sự nghĩ rằng những người đứng đầu của họ rất kiên quyết về điều này. Họ xứng đáng được khen ngợi và tán dương. Tôi cho rằng họ đã dành cho các quốc gia châu Âu khác một lời nhắc nhở mạnh mẽ, rằng những quốc gia đó vẫn nằm trong một vùng xám nhất định khi nói đến các giá trị, đặc biệt là trong giao thiệp với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mặc dù Litva trên thực tế chỉ là một quốc gia nhỏ, nhưng họ đã tỏa sáng vì họ thực sự là một tấm gương sáng cho các nước EU khác”.

Hành động dũng cảm của Litva gợi mở cho chúng ta con đường thoát khỏi cạm bẫy của chính quyền ĐCSTQ. Để kết thúc bài viết này, tác giả xin trích dẫn một đoạn trong cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta”, chương 18, nói về dã tâm bá chủ toàn cầu của ĐCSTQ:

“Sự hưng khởi của ĐCSTQ chủ yếu bắt nguồn từ sự trượt dốc của đạo đức nhân loại, bắt nguồn từ sự truy cầu lợi ích mù quáng của con người mà che lấp con mắt trí tuệ. Để thoát khỏi kiếp nạn này, chúng ta cần tìm lại được dũng khí đạo đức, khôi phục giá trị truyền thống…”

Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết. Kính chúc quý vị mạnh khoẻ, bình an. Xin chào và hẹn gặp lại.

Theo Thuỳ Linh/ FVN News