An toàn hóa chất trong ngành dệt may

Nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đáp ứng các yêu cầu để hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp ngành dệt may cần tuân thủ các giải pháp quản lý hóa chất và chất thải.

Đây là mục tiêu của hội thảo "Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước và không thải hóa chất độc hại ra môi trường trong ngành dệt nhuộm" do Trung tâm Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/7. Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, ước tính có khoảng 7.000 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là doanh nghiệp gia công hàng may mặc, chiếm tỷ lệ 85%, còn lại là doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm, chế biến bông, sản xuất xơ, sợi.

Đa số các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên thường chỉ chú trọng tới việc sản xuất, bán sản phẩm và thường có phản ứng thụ động với công tác quản lý hóa chất.

Khi có sự cố hay vấn đề liên quan đến sử dụng hóa chất trong sản xuất thì doanh nghiệp mới quan tâm đến công tác này.

Ngành dệt may được đánh giá là ngành gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Ngoài việc gây ô nhiễm nguồn nước thì khí thải của ngành dệt nhuộm thải ra môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và người dân trong khu vực. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may trong nước hiện phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vì doanh nghiệp thường chỉ tập trung đầu tư công đoạn cuối cho thành phẩm.

Hiện cả nước phải nhập khẩu lên đến 18,5-19 tỷ USD nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, nhất là các nguyên liệu sản xuất như bông, vải các loại.

Trong khi đó, để được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại, đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện những yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ sản phẩm, nhất là quy định về ưu đãi khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào thực thi. Cụ thể trong Hiệp định EVFTA, vải sử dụng để tạo ra thành phẩm phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU...

Ngành may mặc, dệt may là một trong những ngành trọng điểm của nước ta có kim ngạch xuất khẩu lớn hàng năm. Ngành dệt may là ngành thu hút lượng người lao động lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp cũng như an toàn vệ sinh lao động. Công nhân may phải tiếp xúc, hít nhiều loại sợi đay, gai, bông…, nếu không được trang bị khẩu trang trong quá trình sản xuất thì nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông rất lớn. Ngoài ra, đặc thù của ngành dệt may là môi trường làm việc chịu nhiều tác động của các yếu tố như bụi, tiếng ồn, ánh sáng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Vậy nên, việc đảm bảo an toan lao dong trong nganh det may là vô cùng cần thiết và các doanh nghiệp, cá nhân người lao động phải nghiêm túc thực hiện.

An toàn hóa chất trong ngành dệt may
unnamed jpg

Các nguyên nhân gây mất an toan lao dong trong nganh det may

🔹 Người lao động thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều tác nhân độc ahij như bụi vải, rác thải, tiếng ồn, thiếu ánh sáng,…dẫn đến các bệnh nghề nghiệp về phổi, phế quản, mắt.

🔹 Nguy cơ cháy nổ luôn tìm ẩn khi mà xưởng dệt may luôn chứa nhiều nguyên liệu, hàng hoá dễ gây ra cháy nổ như vải, cao su, giấy,…

🔹 Các thiết bị máy móc khi vận hành không được kiểm tra, bảo trì thường xuyên hoặc không lắp đặt các thiết bị an toàn nên dễ gây ra các sự cố.

🔹 Công tác quản lý, giám sát an toàn lao động chưa được quan tâm.

Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị dệt may da giày

Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành dệt may

An toàn hóa chất trong ngành dệt may
FTA 3 jpeg

💥 Nguyên nhân kỹ thuật

▪️ Máy móc hoặc quy tình công nghệ chứa các yếu tố nguy hiểm.

▪️ Trang thiết bị thiết kế không phù hợp với người vận hành.

▪️ Thiếu thiết bị che chắn an toàn.

▪️ Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn.

▪️ Thiếu cơ khí hoá, tự động hoá.

▪️ Thiếu phương tiện bảo hộ lao động thích hợp.

▪️ Bố trí, lắp đặt thiết bị máy móc sai nguyên tắc.

💥 Nguyên nhân về tổ chức

▪️ Tổ chức làm việc không hợp lý

▪️ Bảo quản bán thành phẩm và thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn.

▪️ Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không đạt yêu cầu.

💥 Nguyên nhân về con người

▪️ Vi phạm nội quy an toàn của nơi làm việc.

▪️ Vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn.

💥 Nguyên nhân về môi trường làm việc

▪️ Điều kiện làm việc kém: thiếu ánh sáng, hệ thông gió không tốt, nơi làm việc nhiều bụi, hơi khí độc, độ ồn – rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

▪️ Mặt bằng khu vực làm việc lộn xộn, lối di chuyển có vạt cản.

▪️ Sắp xếp các nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm liệu thiếu gọn gang, không ngăn nắp.

▪️ Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính toán hoặc không đảm bảo những yếu tố an toàn lao động trong may mặc.

▪️ Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân không đảm bảo yêu cầu an toàn.

An toàn lao động trong ngành dệt may bao gồm an toàn điện, an toàn hoá chất, an toàn phòng cháy chữa cháy,….

An toàn hóa chất trong ngành dệt may
photo 0 1473050688540 crop 1473050726753 jpg

✔️ An toàn máy móc thiết bị

Máy móc phải đầy đủ các biện pháp an toàn, được lắp đặt và vận hành đảm bảo an toàn.

Bố trí máy móc thiết bị hợp lý, đảm bảo khoảng cách di chuyển/vận chuyển vật liệu.

Ghế ngồi làm việc phải có độ cao phù hợp khi thao tác làm việc.

Đối với thiết bị sản xuất làm việc toả ra bụi hay chất độc hại phải có xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Các bộ phận điều khiển phải dễ nhìn, dễ thao tác.

Có nội quy hướng dẫn sử dụng khi vận hành máy.

Không tự ý tháo gỡ phương tiện che chắn của các loại máy.

Thêm biển báo, ký hiệu chỉ dẫn ở tủ điện, bảng điện, có cảnh báo nguy hiểm tại cầu dao tổng.

Không vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luyện an toàn vận hành thiết bị.

Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ, kiểm tra mối nối, dây dẫn điện để đề phòng tai nạn điện xảy ra.

Không sắp xếp sản phẩm cao che lấp bảng điện, tuân thủ nguyên tắc sắp xếp sản phẩm.

✔️ Giải pháp an toàn về không gian làm việc

Nền nhà phải bằng phẳng, không trơn trượt. Mặt bằng nơi làm việc phải gọn gàng, khu vực để nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phế thải phải được phân chia theo khu vực riêng.

Có lối thoát hiểm.

✔️ Giải pháp an toàn về điện

Tiến hành huấn luyện an toàn điện cho người lao động, người vận hành thiết bị, người quản lý.

✔️ Giải pháp an toàn về vận hành xe nâng

Đối với những người trực tiếp xếp – dỡ – vận chuyển hàng bằng xe nâng phải được huấn luyện an toàn vận hành xe nâng hàng và có giấy chứng nhận.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải huấn luyện an toàn phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ người lao động.

Trang bị phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với từng nhiệm vụ trong công ty.

Trên đây là những quy định an toan lao dong trong nganh det may. Doanh nghiệp thực hiện công tác an toàn lao động trong ngành dệt may không chỉ giúp người lao động nhận thức và nắm bắt các kỹ năng bảo vệ an toàn cho bản thân, mọi người trong quá trình làm việc mà còn là biện pháp nâng căm năng suất, hiệu quả làm việc, đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả, đồng thời tăng uy tín đối với khách hàng và nhà đầu tư.