Bà thiên hậu là ai

Bà thiên hậu là ai

Nguồn ảnh: vnexpress

Chùa Bà Thiên Hậu là địa điểm tâm linh quen thuộc đối với du khách lẫn người dân địa phương. Cùng Klook Vietnam tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và nhiều điều thú vị về Chùa Bà Thiên Hậu, thành phố Hồ Chí Minh nhé!

Đã từ lâu, Sài Gòn gắn liền với hình ảnh hối hả, đông đúc, nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm; nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Sài Gòn vẫn có những nơi thật sự bình yên để người dân tìm đến sau những bon chen của cuộc sống mưu sinh, và Chùa Bà Thiên Hậu là một chốn đi về như thế.

Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ là nơi cổ tự, điểm đến tâm linh thân thuộc của người Sài Gòn, mà còn là địa điểm du lịch hấp dẫn bởi vẻ đẹp kiến trúc và lịch sử thú vị của nó. Đặc biệt, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, Chùa Bà Thiên Hậu là nghi ngút nhang đèn, tấp nập người đến cầu xin, khấn nguyện. Hãy cùng Klook tìm hiểu Chùa Bà Thiên Hậu, một trong những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất đất Sài thành nhé.

Ưu Đãi Du Lịch Sài Gòn 50%++

Nhập Mã BETTERONAPP Giảm Đến 230K

Chùa Bà Thiên Hậu, hay còn gọi là Chùa Bà Chợ Lớn, có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, hay Pò Mỉu trong tiếng Quảng Đông. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Chùa được xây dựng vào năm 1760, thế kỷ XVII, được biết đến là một trong những nơi thờ tự lâu đời nhất ở Sài Gòn. Ngôi chùa được thành lập bởi những người Hoa di cư và sinh sống tại khu Chợ Lớn, mang theo văn hóa và kiến trúc Trung Hoa và thể hiện trên công trình Chùa Bà Thiên Hậu.

Trải qua 262 năm thăng trầm với thời gian, Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay không chỉ là ngôi nhà tâm linh, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của người Việt gốc Hoa ở Sài Gòn, mà còn là điểm du lịch độc đáo, thu hút rất nhiều khách tham quan, viếng chùa.

Chính nhờ lối kiến trúc đặc trưng và mang những màu sắc rất riêng, mà Chùa Bà Thiên Hậu vô tình trở thành “thiên đường sống ảo” của các bạn trẻ, mang lại cho bạn hàng nghìn góc ảnh long lanh, đậm nét hoài cổ.

  • Chùa bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. 

Đây là khu vực thuộc trung tâm Chợ Lớn, một khu phố Hoa nổi tiếng ở Sài thành. Vì thế, đến tham quan Chùa Bà Thiên Hậu là bạn có dịp đi dạo qua trung tâm thứ hai của Sài Gòn, nơi dân cư đông đúc, giao thương tấp nập, bên cạnh những giá trị lịch sử và văn hóa gắn liền với cộng đồng người gốc Hoa đã ở đây qua bao thế hệ.

Bạn có thể di chuyển đến Chùa Bà Thiên Hậu bằng ô tô, xe máy, taxi, hoặc xe buýt.

Nếu đi bằng ô tô, xe máy, bạn theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đi thẳng đến Hùng Vương – Hồng Bàng, gặp Lưỡng Như Học thì rẽ trái. Đến ngã tư Nguyễn Trãi, đi thêm một chút nữa là đến địa chỉ Chùa Bà Thiên Hậu.

Còn nếu thích xe buýt, tham khảo những tuyến xe buýt dừng gần Chùa Bà Thiên Hậu là: 05, 08, 150, 54, 56, 62 bạn nha.

  • Chùa Bà Thiên Hậu mở cửa từ 6h đến 11h30 và 13h đến 16h30 mỗi ngày.

  • Bạn nhớ lưu ý khung thời gian trên để chủ động sắp xếp chuyến đi của mình nhé.

Chùa Bà Thiên Hậu là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, dưới đời vua Tống Nhân Tông. 

Ngay từ bé, bà đã gây chú ý bởi chào đời muộn đến 3 tháng, và dần có những tài năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực. Bà biết đọc từ năm 8 tuổi, đến năm  11 tuổi thì tu theo Đạo giáo. 13 tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ từ thần Võ Y. Bà còn tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi theo đó mà tu tập.

Câu chuyện bắt đầu từ một lần gia đình bà đi Giang Tây để buôn muối. Khi thuyền đang đi giữa đường thì gặp bão lớn. Lúc ấy, bà đang ngồi dệt vải bên cạnh mẹ, nhưng đã lao đến cứu cha, ông Lâm Tích Khánh, và hai anh trai của mình. Bà dùng răng để cắn chéo áo của cha, 2 tay thì giữ lấy 2 anh. Tuy nhiên, giữa lúc đó mẹ bà lại gọi, buộc bà phải mở miệng trả lời nên sóng gió đã cuốn người cha đi mất.

Từ đó, mỗi khi thuyền bè ra khơi gặp nạn, người ta khấn vái xin bà giúp đỡ. Vào năm 1110, vua Tống đã sắc phong bà Lâm Mặc Nương là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Về sau, Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa ở Việt Nam thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn, bởi họ đã di cư từ Quảng Đông đến Sài Gòn bình an vô sự. Đồng thời, họ cũng tin rằng, nhờ sự hiển linh của bà mới có thể vượt qua được mọi trở ngại để an cư lạc nghiệp.

Từ cuối thế kỷ XVII, sau khi rời Trung Quốc để sang Việt Nam lập nghiệp ở Đề Ngạn, nay là Chợ Lớn, người Hoa đã thành lập một khu dân cư và cộng đồng riêng của mình tại đây. Họ đem theo cả phong tục, tập quán, lẫn bản sắc văn hóa của quê cũ đến vùng đất mới.

Năm 1760, một nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành đã quyên góp tiền bạc, công sức, cùng nhau xây dựng Chùa Bà Thiên Hậu để làm nơi thờ cúng và bày tỏ lòng biết ơn với bà Thánh Mẫu đã che chở cho họ. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét độc đáo màu sắc vốn có như lúc ban đầu, và lưu giữ rất nhiều cổ vật quý.

Vào ngày 7/1/1993, Chùa Bà Thiên Hậu được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Bà Thiên Hậu được xây theo kiến trúc chùa chiền đặc trưng của Trung Hoa, bao gồm bốn ngôi nhà liên kết với nhau, tạo thành mặt bằng chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Tam quan được xây cách điệu với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang ở hai bên. 

Điểm nổi bật của Chùa Bà Thiên Hậu là các tượng tròn, phù điêu bằng gốm nung theo điển tích của Trung Quốc, được xếp dày đặc trên nóc, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường. Toàn bộ quần thể tiếu tượng này được chế tác bởi hai lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa vào năm 1908.

Bạn dễ dàng nhận ra dáng vẻ trầm mặc, u tịch của ngôi chùa khi lần lượt đi qua ba tòa nhà: tiền điện, trung điện, và hậu điện. Các tòa nhà được nối với nhau bởi thiên tỉnh, tức là giếng trời, giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng tự nhiên.

Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu là nơi đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh Thần bên phải và Môn Quan Vương Tả bên trái. Các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng những bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước cũng được đặt tại đây.

Trung điện có bộ lư pháp lam (ngũ sự) lớn được đúc tinh xảo vào năm Quang Tự thứ 12 (1886), và được đánh giá là một trong những bộ lư cổ đẹp nhất Việt Nam. Hai bên là những vật dụng để rước Bà vào ngày Lễ hội Vía Bà như: thuyền rồng cổ chạm hình nhân, kiệu cổ sơn son thếp vàng, v.v.

Hậu điện, hay Chính điện, chính là Thiên Hậu Cung, bao gồm ba gian: gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, gian phải thờ Kim Hoa Nương Nương, và gian trái thờ Long Mẫu Nương Nương.

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được tạc từ gỗ nguyên khối cao 1m, vốn đã có trước khi xây chùa và thờ ở Biên Hòa đến năm 1836 mới chuyển về đây. Bà Thiên Hậu được xem như vị thần bảo trợ ngư dân và người đi biển, được tôn kính đặc biệt trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á.

Hai gian phụ của cchính điện còn đặt tượng các thần: Quan Thánh, Địa Tạng, và Thần Tài. Các pho tượng được khoác áo thêu rất lộng lẫy.

Chùa Bà Thiên Hậu hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, những bức tranh đắp nổi liên hoàn, các tượng đá, bia đá, lư hương đá, lư hương đồng, các bức hoành phi, câu đối, v.v. được chế tác công phu, tỉ mỉ.

Đặc biệt, hai đại hồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830) nằm trong số các cổ vật quý được đặt ở Chính điện. Trong tủ kính lớn còn có tượng Bát Tiên và tướng lĩnh của D'Ariès vào năm 1860 để cấm các binh sĩ Phú Lang Sa và Y Pha Nho phá phách.

Một trong những phong tục tốt đẹp khi đến Chùa Bà Thiên Hậu là xin xăm, xin quẻ, hoặc ghi lại mong ước của mình lên giấy và treo lên cao cùng với vòng nhang.

Ngoài ra, vào những ngày rằm, mùng một, đặc biệt là những ngày đầu xuân, rất đông các nam thanh nữ tú đến Chùa Bà Thiên Hậu xin lộc cầu duyên. Họ tin rằng, với sự đức độ, phẩm hạnh cao quý và lòng bác ái bao la của Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà sẽ chấp nhận mọi thỉnh cầu của người trần. Ngày nay, Chùa Bà Thiên Hậu quận 5 là một trong những nơi giải “lời nguyền F.A.” nổi tiếng ở Sài Gòn.

Bạn có thể viếng Chùa Bà Thiên Hậu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu có thể đến đây vào thời gian từ 22 đến 24 tháng 3 âm lịch thì sẽ rất vui vì có Lễ hội Vía Bà. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm khó quên khi đi du lịch Sài Gòn. Trong ngày này, người dân sẽ tổ chức rước kiệu Bà Thiên Hậu xung quanh chùa. Cùng với đó là các hoạt động: múa lân, múa sư tử, múa rồng và biểu diễn nghệ thuật dân tộc.

Ngoài Chùa Bà Thiên Hậu ở địa chỉ 710 Nguyễn Trãi, khu vực quận 5 còn có một số nơi khác thờ Bà Thiên Hậu là: Quỳnh Phủ hội quán (276 Trần Hưng Đạo), Tam Sơn hội quán (116 Triệu Quang Phục), Hà Chương hội quán (802 Nguyễn Trãi).

Có dịp dạo chơi quận 5, hãy đến ngay với khu phố có nhiều người Hoa sinh sống để trải nghiệm nền văn hóa và tinh túy ẩm thực tại đây bạn nhé! Đặc biệt, con hẻm hơn trăm tuổi Hào Sĩ Phường ở đường Trần Hưng Đạo – một nét Hong Kong giữa lòng Sài Gòn, sẽ là điểm check-in độc, lạ cho bạn đấy.

Vào ban đêm, phố đèn lồng Lương Nhữ Học trở nên lung linh rực rỡ nhờ hàng ngàn chiếc đèn lồng với nhiều màu sắc khác nhau. Trong những dịp lễ Tết hay Trung Thu, hãy đến đây để tận hưởng không khí náo nhiệt và tưng bừng nhé.

Nếu thích mua sắm thì bạn có thể ghé The Garden Mall hoặc Parkson Hùng Vương hoặc Chợ An Đông, một ngôi chợ nổi tiếng lâu năm tại Sài Gòn, và cũng là cụm chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam hiện nay. 

Trong khu vực quận 5 có rất nhiều khách sạn, homestay từ bình dân đến cao cấp cho bạn lựa chọn. Nếu bạn là “fan” của ẩm thực Trung Hoa và yêu thích không khí hoài cổ thì đừng ngần ngại, hãy chọn một nơi lưu trú ngay giữa lòng Chợ Lớn nha. Nhớ đặt phòng qua kênh của Klooknhập mã ưu đãi để được giảm giá nhiều nhất có thể nha.

Tiết Kiệm 50%++ Khi Đặt Phòng Trên Klook

Nhập Mã BETTERONAPP Giảm Đến 230K

  • Địa chỉ: 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 1.761.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 28 Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 994.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 62 Ngô Quyền, phường 5, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 994.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 248 Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 842.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 242 Trần Bình Trọng, phường 4, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 1.268.000đ/đêm

Du lịch Sài Gòn không chỉ có những cao ốc chọc trời, hay những nơi vui chơi giải trí hiện đại, sầm uất, mà còn có những nơi rất thanh tịnh, yên ả như ở Chùa Bà Thiên Hậu. Ngôi chùa như một minh chứng cho sự phong phú của văn hóa, lịch sử nước Nam, kể từ khi những người Hoa đầu tiên vượt biển đến đây lập nghiệp và mang theo nét đặc trưng của văn hóa xứ sở. Trong đó, các tín ngưỡng dân gian tuy nhuốm màu huyền sử nhưng lại đặc sắc, thu hút sự quan tâm của dân địa phương lẫn du khách.

Bạn đã check-in tại Chùa Bà Thiên Hậu hay chưa?