Bài giảng kế toán của lê thẩm dương năm 2024

TS nói về ảnh hưởng của nợ công châu Âu và ảnh hưởng của động đất sóng thần. TS nói người ta rút ra bài học là ai chết thì chết chứ chết hệ thống ngân hàng là toi (cái này thì thế giới biết lâu rồi chứ đâu phải mới rút ra?). TS nói thằng nào không có nông nghiệp thằng ý chết. TS nói Việt Nam ở xa nên ít bị sóng đánh. Cả thế giới GDP âm, chỉ có 9 nước là dương trong đó có Việt Nam.

Bài giảng kế toán của lê thẩm dương năm 2024
Theo phân tích, độc giả N.L cho rằng: Có thể thấy những kiến thức về quản trị TS nêu cũng rất lan man?

TS nói cũng may là Việt Nam có nông nghiệp nên ít bị ảnh hưởng. TS nói là Anh, Pháp và Mỹ giàu nhưng làm gì có nông nghiệp (Sai, vì Mỹ là 1 trong những nước xuất khẩu nông sản nhiều nhất thế giới, năm 2011 là 136,3 tỷ USD http://vietstock.vn/ChannelID/118/Tin-tuc/215288-xuat-khau-nong-san-my-dat-muc-cao-ky-luc-1363-ti-usd.aspx ). TS đề cao vai trò của nông nghiệp và phải ưu tiên cho nông nghiệp. Bài học thứ 3 rút ra là vào WTO là có nền kinh tế phẳng và khi gia nhập WTO thì thách thức nhiều hơn cơ hội.

Clip 4: TS nói về vai trò của tài nguyên chất xám và kinh tế tri thức (cái này không có gì mới). TS tự hào về những khái niệm mà TS cung cấp cho học viên như nhập khẩu suy thoái, nhập khẩu lạm phát, kinh tế tri thức ... Lấy những khái niệm này nói chuyện với gái thì gái sẽ chết (Thực ra những khái niệm này sinh viên kinh tế chịu đọc 1 chút là biết cả).

Clip 5: TS nói có 7 lý thuyết kinh tế (?) nhưng không chống đỡ được mà phải dùng quản trị khủng hoảng và phải chung sống với khủng hoảng. TS nói về việc phải đi học MBA học tại sao của tại sao. Rồi nói về vai trò của quản trị khi tán gái đẹp mà chảnh. Phải thổi lên rồi hãy tán. TS nói là những thằng to cao đẹp trai thì IQ thấp, đã có tài thì phải dị tướng, đó là qui luật (Qui luật mà TS nói không đúng với các nghiên cứu trên thế giới cho thấy chiều cao đàn ông tỷ lệ thuận với thu nhập và các CEO của các công ty lớn đều có chiều cao hơn mức trung bình http://dvt.vn/20100726104712512p0c42/chieu-cao-va-tong-thong-my.htm).

Clip 6: …TS nói 5,9% GDP vừa rồi thì số của cải do nữ cống hiến là hơn một nửa và chính sách về cán bộ nữ rất thành công (Phải khẳng định con số này TS đưa ra hết sức không chính xác vì chắc chắn không nước nào thống kê riêng về GDP do nam và nữ tạo ra cả). Sự thành công của đàn ông và thất bại đều ở phụ nữ. Phải biết quản trị cuộc đời. TS nói phải biết vận dụng quản trị và tí phải nói cụ thể từng doanh nghiệp nói luôn chứ không thể nói chung chung ở đây…

Độc giả N.L cũng đưa ra một số nhận xét về bài giảng của TS Lê Thẩm Dương như sau:

Về mặt kiến thức vĩ mô: Bài trình bày của TS có chủ đề là về bối cảnh kinh tế vĩ mô và những tác động tới doanh nghiệp. Phần bối cảnh vĩ mô thì chỉ là những kiến thức phổ thông và những sinh viên ngành kinh tế năm 2, siêng đọc báo hoàn toàn có thể biết được những kiến thức này. Trong phần này, TS đã có những sai sót cơ bản về số liệu và kiến thức kinh tế vĩ mô. Nếu chỉ là 1 bài giảng cho sinh viên thì cũng không cần thiết quá chính xác về số liệu.

Tuy nhiên, TS là 1 chuyên gia (như TS có khẳng định nhiều lần trong bài) hay lên báo trả lời những vấn đề liên quan tới chính sách vĩ mô nhưng những số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát ở Mỹ và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc mà TS không nắm được thì rất kỳ lạ.

Việc TS nói do Mỹ in tiền cứu nền kinh tế nên làm lạm phát Việt Nam tăng 7% năm 2008 có thể khẳng định là không chính xác cả về định tính và định lượng. Việc TS nói tăng trưởng GDP 5,9% năm 2011 có hơn một nửa do phụ nữ tạo ra là hoàn toàn không chính xác. 1 chuyên gia mà phát biểu tùy tiện, võ đoán như thế này thì không thể chấp nhận được.

Về mặt kiến thức quản trị: Trong buổi giảng, từ clip 12 TS chủ yếu nói về quản trị. TS nói rất nhiều các loại hình hay môn học quản trị nhưng chủ yếu là nêu tên mà không nói nội dung cụ thể. Có thể thấy những kiến thức về quản trị TS nêu cũng rất lan man, sơ lược và chung chung. TS cũng chỉ cách để bán được hàng tồn kho và đi đòi nợ.

Về mặt phương pháp giảng dạy: TS có nói từ đầu là TS chỉ trình bày khoảng 1 tiếng còn lại sẽ có trao đổi và thảo luận nhưng cuối cùng coi như toàn bộ thời gian là TS độc thoại, trừ một số câu hỏi không liên quan tới kiến thức chuyên môn (nếu không nói là tục tĩu) mà TS đặt ra cho học viên.

Độc giả N.L

Kinh doanh là hành vi bỏ tiền ra mua rủi ro để đổi lấy phần thưởng là lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế, phần thưởng chưa đến tay mà vô số các doanh nghiệp đã ngậm đòn phạt đau đớn như thua lỗ, phá sản, đi tù,… do thất bại trong quản trị tài chính.

Những sai lầm cần tránh của nhà lãnh đạo trong quản trị tài chính doanh nghiệp:

– Hạn chế kiến thức về tài chính, ủy quyền toàn bộ cho cấp dưới hoặc ảo tưởng vị trí số 1 của bản thân về năng lực quản lý tài chính.

– Ngộ nhận về sức mạnh của doanh thu, đánh đồng doanh thu với lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố dòng tiền.

– Sử dụng nợ vay quá nóng vội, thiết lập mục tiêu xa nguồn lực, chi tiêu vượt mức cho R&D, đầu tư tài sản cố định,… dẫn đến phát triển nóng.

– Phân bổ quỹ lương không hợp lí, bị động trong thiết lập và vận hành quỹ quản trị rủi ro.

– Tiến hành thẩm định lòng tin không chặt chẽ, sai lầm khi lựa chọn đối tác đầu tư tài chính.

Khóa học “TÀI CHÍNH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO” do Trường doanh nhân PR phối hợp cùng TS Lê Thẩm Dương tổ chức trang bị những tri thức toàn diện nhất, những năng lực cốt lõi nhất mà một lãnh đạo, quản lý trong công ty và tổ chức cần phải có.