Bãi gửi xe nhà tập luyện phú thọ

Cuối năm 1999, ông Trần Văn Nghĩa - lúc ấy là chủ nhiệm CLB bơi lội Phú Thọ - đã xin phép Sở TDTT được kêu gọi vốn đầu tư của tư nhân là ông Nguyễn Văn Tường để xây dựng CLB cầu lông. Giám đốc Sở TDTT lúc ấy là ông Phạm Văn Kiết đã chấp thuận chủ trương này. Đến ngày 10-4-2000, ông Nghĩa đại diện bên A và ông Tường đại diện bên B đã ký hợp đồng chính thức có giá trị hợp tác trong 20 năm và đã có chữ ký phê duyệt của ông Kiết.

Tuy nhiên, cách đây hai tháng, phó giám đốc Sở TDTT Trần Văn Mui đã yêu cầu CLB bơi lội Phú Thọ (chủ nhiệm hiện nay là ông Trần Mạnh Út) thu hồi mặt bằng nhà cầu lông để xây dựng bãi giữ xe cho cụm sân quần vợt.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nào đơn phương đình chỉ hợp đồng mà không có lý do chính đáng hoặc vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường phần thiệt hại cho bên kia các thiệt hại phát sinh do hậu quả của việc đình chỉ hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng này gây ra.

Và ngày 17-11 ông Trần Mạnh Út đã có văn bản yêu cầu CLB cầu lông phải đóng cửa ngưng hoạt động vào ngày 18-11. Không chỉ ông Tường mà rất nhiều người thường xuyên tập luyện tại đây đã tỏ ra bất bình với quyết định này.

Chúng tôi tìm hiểu vấn đề này và được ông Trần Văn Mui trả lời như sau: “Sự hợp tác giữa CLB bơi lội với ông Tường chỉ mới được giám đốc Sở TDTT lúc đó là ông Phạm Văn Kiết đồng ý về mặt chủ trương và yêu cầu phải làm đúng các qui định của Nhà nước. Tuy nhiên, CLB cầu lông này đã xây dựng mà không có phép”.

Nhưng đứng về góc độ người dân tập luyện thể thao tại CLB này, nhiều người cho rằng đập bỏ là một sự lãng phí khi đất ở Phú Thọ vẫn có thể dung hòa với phương án vừa xây cụm sân quần vợt vừa giữ nguyên hiện trạng CLB cầu lông?

Trả lời câu hỏi này, ông Mui nói: “Biết thế và chúng tôi đã xin phép các cơ quan chức năng nhưng không được. Hiện nay chúng tôi yêu cầu cứ trả lại mặt bằng, sau đó sẽ lập hội đồng để tính toán việc bồi thường”.

Tuy nhiên, phía ông Nguyễn Văn Tường cho rằng: "Thứ nhất, trong hợp đồng có ghi rõ trách nhiệm của bên A là CLB bơi lội Phú Thọ phải chịu trách nhiệm lo các vấn đề thủ tục pháp lý. Nếu CLB xây dựng không phép thì chính bên A phải chịu trách nhiệm chứ không phải chúng tôi.

Chưa kể tôi không hiểu nổi trong bản vẽ qui hoạch chi tiết Trung tâm TDTT Phú Thọ đã được Văn phòng kiến trúc sư trưởng TP duyệt hồi tháng 8-2001 và được giám đốc Sở TDTT Trịnh Thanh Bình chấp thuận, đã không có chuyện xây dựng bãi giữ xe cho cụm sân quần vợt trùng lắp lên CLB cầu lông; vậy mà đến năm 2002 thì ông Mui lại ký thỏa thuận kiến trúc xây dựng bãi giữ xe trùng lắp lên CLB cầu lông!? Tôi cho rằng việc thay đổi này là do ý kiến chủ quan của Sở TDTT và điều đó làm thiệt hại chủ đầu tư là chúng tôi...

Thứ hai, chúng tôi cũng sẵn sàng chấp nhận việc thanh lý trước thời hạn nhưng phải bồi thường theo đúng hợp đồng. Đằng này, dù đã có bốn cuộc họp nhưng bên A vẫn chưa trả lời có bồi thường hay không và bồi thường như thế nào, vậy mà buộc chúng tôi phải ngưng hoạt động để đập bỏ là vô lý. Với cách làm không tôn trọng tính kế thừa như thế này, tôi cho rằng sẽ chẳng có tư nhân nào dám hợp tác với ngành thể thao.

Ngay sau khi nhận được quyết định ngày 7/10 của UBND TP HCM về việc buộc tháo dỡ CLB Cầu lông Phú Thọ, chủ đầu tư hợp tác xây dựng CLB này đã gửi ngay bản khiếu nại kiến nghị xem xét lại quyết định.

Lý do đưa ra trong quyết định buộc CLB Cầu lông Phú Thọ phải tháo dỡ là: với diện tích 1.137 m2, CLB đã được xây dựng không có giấy phép trên đất lấn chiếm, vi phạm Nghị định 48/CP về việc xử lý vi phạm trong xây dựng cơ bản. Thế nhưng, trên cơ sở những hồ sơ và đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Tường - chủ đầu tư hợp tác xây dựng CLB Cầu lông Phú Thọ thì những lý do nêu trên là chưa xác đáng. Việc hình thành và hoạt động của CLB trong suốt 4 năm qua đều xuất phát từ chủ trương của Sở TDTT TP HCM.

Vào năm 1999, sau khi xin chủ trương và được sự đồng ý của ông Phạm Kiết (lúc ấy là Giám đốc Sở TDTT), ông Trần Văn Nghĩa, lúc ấy là Chủ nhiệm CLB Bơi lặn Phú Thọ (trực thuộc Sở TDTT) đã kêu gọi vốn đầu tư của tư nhân là ông Nguyễn Văn Tường để xây dựng CLB Cầu lông theo chủ trương xã hội hóa thể thao tại khu vực Câu lạc bộ TDTT Phú Thọ. Ngày 20/11/1999, ông Trần Văn Nghĩa đại diện bên A và ông Tường đại diện bên B đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng CLB Cầu lông và tennis Phú Thọ với thời hạn hoạt động là 20 năm. Bản hợp đồng này có chữ ký duyệt của ông Phạm Kiết. Tại điều 4 của bản hợp đồng có ghi rõ: "Bên A có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau: a) Bàn giao đất để xây dựng dự án theo đúng tiến độ. b) Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các thủ tục pháp lý cho dự án trong suốt 20 năm hợp tác kinh doanh, đồng thời dự án phải được Sở TDTT đồng ý và đảm bảo đúng thời gian hợp đồng. Trước khi đi vào hoạt động, Giám đốc Sở TDTT Phạm Kiết cũng đã ký duyệt quy chế hoạt động của CLB Cầu lông vào ngày 1/2/2000.

Thế nhưng, mới hoạt động được 3 năm thì vào tháng 9/2003, Phó giám đốc Sở TDTT Trần Văn Mui đã yêu cầu CLB Bơi lặn Phú Thọ (Chủ nhiệm CLB lúc này là ông Trần Mạnh Út) phải thu hồi lại mặt bằng CLB Cầu lông để làm bãi giữ xe cho cụm sân quần vợt. Ngày 17/11/2003, ông Út đã có văn bản yêu cầu CLB Cầu lông phải ngưng hoạt động dù hợp đồng giữa CLB Bơi lặn và ông Tường vẫn còn hiệu lực! Sau đó, sự việc lắng đi một thời gian và bất ngờ ngày 7/10, UBND TP HCM ký ban hành quyết định nói trên.

Trong đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND TP HCM, ông Tường cho rằng CLB Bơi lặn Phú Thọ trực thuộc Sở TDTT là đơn vị quản lý toàn bộ diện tích 1.137 m2 đất xây dựng CLB Cầu lông. Nếu nói lấn chiếm chừng ấy diện tích đất để xây dựng một CLB hoạt động trong suốt 3 năm là không có cơ sở. Một lý do khác là giấy phép xây dựng, theo hợp đồng hợp tác thì hoàn toàn thuộc trách nhiệm của CLB Bơi lặn Phú Thọ. Chưa kể vào năm 2000, Sở TDTT cũng đã có công văn số 214/TDTT gửi Văn phòng Kiến trúc sư trưởng (VPKTST) thành phố về việc xin cấp phép xây dựng bổ sung cho CLB Cầu lông và ngày 17/5/2000 VPKTST cũng đã nhận hồ sơ cấp phép xây dựng cho CLB Cầu lông. Do vậy, nếu nói vi phạm, thì việc vi phạm của CLB Bơi lặn Phú Thọ được quy định tại điều 7 của Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004, tức là chưa có giấy phép xây dựng thì chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100-200 nghìn đồng buộc xin giấy phép xây dựng theo quy định.

Nguyên giám đốc Sở TDTT Phạm Kiết cũng cho rằng việc xây dựng CLB Cầu lông Phú Thọ hoàn toàn đúng với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT. Sở TDTT lúc ấy đã có văn bản gửi Văn phòng Kiến trúc sư trưởng đề nghị cấp giấy phép xây dựng, nhưng do trục trặc nên chưa làm kịp. Đây là sai sót của Ban Chủ nhiệm CLB Bơi lặn Phú Thọ. Còn nói rằng lấn chiếm đất để xây dựng CLB là hoàn toàn không đúng. Theo quy hoạch lúc bấy giờ, khu vực này là khu vui chơi giải trí, TDTT nên không thể nói đất này là đất lấn chiếm được. Ngoài ra, cần nói thêm rằng, tại khu vực khuôn viên Phú Thọ, nếu vì mục đích giữ xe thì không thiếu đất, việc tháo dỡ CLB Cầu lông để làm bãi giữ xe là một việc làm không cần thiết và rất lãng phí.

Luật sư đại diện thực hiện các thủ tục pháp lý cho ông Tường trong vụ việc này cho biết: "Nếu vấn đề không được giải quyết thỏa đáng, chúng tôi được ủy quyền tiến hành các thủ tục tiếp theo và sẽ khởi kiện UBND TP HCM theo luật định".