Bài tập Hóa 9 học kì 1

Đề cương ôn tập Hóa học 9 học kì 1 năm 2022 - 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 9 chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 9 giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Hóa 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 9, đề cương thi học kì 1 môn tiếng Anh 9, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán 9.

I. Phần trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Hóa 9

Phần I. Trắc nghiệm

Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 8 và ghi vào bài làm.

Câu 1: Các trạng thái tồn tại của kim loại là:

A. rắn, khí
B. lỏng, khí
C. rắn, lỏng, khí
D. rắn, lỏng

Câu 2: Dãy các chất tác dụng được với Al là:

A. dd H2SO4, CaO
B. dd H2SO4đặc nguội, O2
C. dd HCl, NaOH
D. dd MgCl2, S

Câu 3: Tính chất hóa học giống nhau của kim loại nhôm và sắt là:

A. có từ tính
B. khi tham gia phản ứng, các hợp chất đều có hóa trị III
C. tác dụng với dd NaOH
D. thụ động với axit H2SO4đặc nguội

Câu 4: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. Cu, Fe, Zn, Al, K
B. Fe, Cu, K, Al, Zn
C. K, Cu, Al, Zn, Fe
D. Zn, K, Al, Fe, Cu

Câu 5: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?

A. Mg và H2SO4
B. Mg(NO3)2và NaOH
C. MgO và H2SO4
D. MgCl2 và NaOH

Câu 6:Dãy kim loại nào sau có phản ứng với dung dịch muối Cu(NO3)2 ?

A.Mg; Ag
B. Cu; Mg
C. Cu; Ag
D. Zn; Al.

Câu 7:Sản phẩm phản ứng khi phân hủy Fe(OH)3 là:

A. Fe2O3, H2
B. Fe2O3, H2O
C. FeO, H2O
D. Fe3O4, H2

Câu 8: Dùng chất nào sau để làm sạch khí CO có lẫn khí CO2 ?

A. Dd H2SO4 dư
B. Dd Ca(OH)2 dư
C. CuO
D. dd NaCl

Câu 9: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và hiđro?

A. Mg và H2SO4
B. Mg(NO3)2và NaOH
C. MgO và H2SO4
D. MgCl2 và NaOH

Câu 10:Dãy kim loại nào sau có phản ứng với dung dịch muối Cu(NO3)2 ?

A. Mg; Ag
B. Cu; Mg
C. Cu; Ag
D. Mg; Al.

Câu 11: Các trạng thái tồn tại của kim loại là:

A. rắn, khí
B. lỏng, khí
C. rắn, lỏng, khí
D. rắn, lỏng

Câu 12: Tính chất hóa học giống nhau của kim loại nhôm và sắt là:

A. có từ tính
B. khi tham gia phản ứng, các hợp chất đều có hóa trị III
C. tác dụng với dd NaOH
D. thụ động với axit H2SO4đặc nguội

Câu 13:Sản phẩm phản ứng khi phân hủy Al(OH)3 là:

A. Al2O3, H2
B. Al2O3, H2O
C. AlO, H2O
D. Al2O3, O2

Câu 14: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Cu, Fe, Zn, Al, K 
B. Fe, Cu, K, Al, Zn
C. K, Al, Zn, Fe,Cu
D. Zn, K, Al, Fe, Cu

Câu 15: Dùng chất nào sau để làm sạch khí CO có lẫn khí CO2 ?

A. dd H2SO4dư
B. dd Ca(OH)2 dư
C. CuO
D. dd NaCl

Câu 16: Dãy các chất tác dụng được với Mg là:

A. Dd H2SO4, CaO 
B. Dd H2SO4, O2
C. Dd HCl, NaOH
D. Dd MgCl2, S

..............

II. Câu hỏi tự luận thi học kì 1 Hóa 9

Câu 1 : Viết PTHH thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện xảy ra nếu có)

1, Al2O3 → Al → AlCl3 →Al(OH)3

2, Fe2O3 → Fe → FeCl3 → Fe(OH)3

3, Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 →Fe → Fe2(SO4)3

Câu 2: Chỉ dùng quỳ tím hãy phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:

a. H2SO4, Ba(OH)2, NaOH, NaNO3.

b. HCl, Ba(OH)2, NaNO3, Na2SO4.

Câu 3 : Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp bột Fe và FeO vào dd HCl vừa đủ thu được 4,48 lit khí ở đktc.

a, Viết PTPU xảy ra.

b, Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 4: Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Mg và Cu tác dụng hoàn toàn với 300ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc.

a, Viết PTPU xảy ra.

b, Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

c, Tính CM của dd axit cần dùng.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 8,8 g hỗn hợp bột Mg và MgO vào 500 ml dung dịch HCl(vừa đủ) thu được 4,48 lít khí ở đktc.

a.Viết PTHH xảy ra.

b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 6:

a. Vận dụng kiến thức đãhọc hãy đề xuất biện pháp khử chua cho đất trồng. Giải thích?

b. Giải thích tại sao không nên dự trữ vôi sống quá lâu trong không khí? Viết PTHH nếu có.

c. Giải thích sao khi quét vôi lên tường sau một thời gian sẽ khô và hóa rắn? Viết PTHH( nếu có)

...................

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 9