Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa

Luyện tập về từ đồng nghĩa – LTVC lớp 5 bài 6 tuần 3

Bài 6 Luyện tập về từ đồng nghĩa

Thời gian còn lại: 0

Tóm tắt câu hỏi

0/2 câu hỏi đã hoàn thành

Các câu hỏi::

  1. 1
  2. 2

Information

Bấm vào “Bắt đầu” để làm bài tập

 

You have already completed the quiz before. Hence you can not start it again.

Quiz is loading...

You must sign in or sign up to start the quiz.

You have to finish following quiz, to start this quiz:

Các kết quả

0 trong số 2 câu hỏi được trả lời chính xác

Thời gian của bạn:

Time has elapsed

Bạn đã đạt 0 trong số 0 điểm, (0)

Thể loại

  1. Not categorized 0%

  • Cảm ơn các em. HÃY BẤM VÀO ĐÂY để học bài tiếp theo

     

     

  1. 1
  2. 2

  1. Đã trả lời
  2. Đánh dấu xem lại

  1. Câu hỏi số 1/2 câu

    1. Câu hỏi
    1 điểm

    Chọn từ thích hợp cho hành động trong hình dưới đây:

    Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa

     

     

    • a) Các chú đang vác lúa
    • b) Các chú đang mang lúa
    • c) Các chú đang xách lúa

    Chính xác

    Sai

  2. Câu hỏi số 2/2 câu

    2. Câu hỏi
    1 điểm

    Nghĩa của câu tục ngữ: “Có chí thì nên” là:

     

    • a) Có ý chí, nghị lực, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công.
    • b) Nếu cố gắng sẽ gặp điều may mắn
    • c) Biết nhường nhịn sẽ mang lại hạnh phúc.

    Chính xác

    Sai

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Bài Luyện tập về từ đồng nghĩa – LTVC lớp 5 bài 4 tuần 2
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Luyện tập về từ đồng nghĩa – LTVC lớp 5 bài 2 tuần 1
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 11
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Bài giảng Vẽ hai đường thẳng vuông góc – Môn Toán lớp 4 tuần 9
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Kể chuyện tuần 2: Câu chuyện bác Nhớ các cháu
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    SGK Toán 1 Chân trời sáng tạo

Bài viết cùng chủ đề

  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Mở rộng vốn từ Nhân dân – LTVC lớp 5 bài 5 tuần 3.
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Quan hệ từ – Luyện từ và Câu Bài 6
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Đại từ – Luyện từ và Câu Bài 5
  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa
    Từ nhiều nghĩa – Luyện từ và Câu Bài 4

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa trang 7, 8 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Câu 1 (trang 7 sgk Tiếng Việt 5 Tập 1): So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:

a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.

HỒ CHÍ MINH

b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

TÔ HOÀI

Trả lời:

a) Xây dựng – kiến thiết:

- Khác nhau:

+ Xây dựng: làm nên, gây dựng nên.

+ Kiến thiết: xây dựng với quy mô lớn.

- Giống nhau: cùng chỉ một hành động.

b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm:

- Khác nhau:

+ Vàng xuộm: có màu vàng đậm đều khắp.

+ Vàng hoe: có màu vàng pha lẫn màu đỏ.

+ Vàng lịm: màu vàng gợi lên cảm giác ngọt ngào, mọng nước.

- Giống nhau: cùng nói về màu vàng.

Câu 2 - Nhận xét (trang 8 sgk Tiếng Việt 5 Tập 1): Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từu nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

Trả lời:

+ Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.

+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

Câu 1 (trang 8 sgk Tiếng Việt 5 Tập 1): Xếp các từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

HỒ CHÍ MINH

Trả lời:

+ nước nhà – non sông.

+ toàn cầu – năm châu.

Câu 2 - Luyện tập (trang 8 sgk Tiếng Việt 5 Tập 1): Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.

M: đẹp – xinh.

Trả lời:

- Đẹp: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, đẹp đẽ, mĩ lệ, tươi đẹp, đèm đẹp…

- To lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to…

- Học tập: học hành, học hỏi, học…

Câu 3 (trang 8 sgk Tiếng Việt 5 Tập 1): Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.

M: - Quê hương em rất đẹp.

- Bé Hà rất xinh.

Trả lời:

- Chúng em rất chăm chỉ học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè.

- Trọng bắt được một con tôm càng to kềnh. Còn Dương bắt được một con ếch to sụ.

- Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Cuộc sông mỗi ngày một tươi đẹp.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1 khác:


Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

    Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Lời giải: 

    Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Đoạn văn trên có chứa các từ thuộc nhóm từ đồng nghĩa với từ mẹ đó là cách gọi mẹ ở các địa phương khác.

Những từ đồng nghĩa tìm được là: Mẹ - má – u – bu – bầm – mạ

Câu 2: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm từ đồng nghĩa

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

A. Nước nhà – hoàn cầu, non sông – năm châu

B. Nước nhà – năm châu, non sông – hoàn cầu

C. Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu

D. Cả A và C đều đúng

Lời giải: 

Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu là những từ đồng nghĩa với nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

A. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa khác nhau.

B. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

C. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.

D. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa đối lập nhau.

Lời giải: 

- Xây dựng:

+Làm nên công trình kiến trúc theo một  kế hoạch nhất định.

+Hình thành một tổ chức hay chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương thức nhất định.

+Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng.

+Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn.

- Kiến thiết: Là từ ghép Hán – Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong bài có nghĩa là xây dựng với quy mô lớn

Kết luận: Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều cùng chỉ chung một hoạt động

Câu 4:  Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:

Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

A. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.

B. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.

C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

D. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa trái nhau. 

Lời giải: 

Vàng xuộm: Chỉ màu vàng đậm

Vàng hoe: Chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên

Vàng lịm: Chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt

Kết luận: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là ba từ có nghĩa gần giống nhau vì chúng cùng chỉ một màu sắc nhưng mức độ lại khác nhau

Câu 5: Đọc hai đoạn văn ở mục a và b và thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ sau cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

b. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

☐ Kiến thiết và xây dựng có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

☐ Kiến thiết và xây dựng không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.

☐ Vàng xuộm, vàng hoe, và vàng lịm không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau, cùng chỉ chung một màu sắc (màu vàng)  nhưng khác nhau về mức độ.

☐ Vàng xuộm, vàng hoe, và vàng lịm có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

Lời giải: 

Các nhận định đúng là:

- Kiến thiết và xây dựng có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau cùng chỉ một hoạt động

- Vàng xuộm, vàng hoe và vàng lịm không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau, cùng chỉ chung một màu sắc (màu vàng) nhưng lại khác nhau về mức độ

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2009 ĐẠT 9-10 LỚP 5

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 5 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa

Bài tập Luyện từ và câu lớp 5 từ đồng nghĩa

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.