Bài tập môn luật dân sự 3 có đáp án năm 2024

Bài tập luật dân sự

Ngày đăng: 01/04/2019

1. BLDS 2015 đưa ra chế định 2/3 nghĩa vụ có cần thiết không và có ý nghĩa gì?

2. Vì sao đk nội dung ( ý chí) là bắt buộc nhưng đk về hình thức thì k bắt buộc?

  • 2316
  • Cảm ơn
  • Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

AMI Law Firm tổng hợp đề cương ôn thi môn Luật dân sự và đáp án tham khảo để các bạn sinh viên nghiên cứu, tham khảo cho kỳ thi của mình. Đề cương bao gồm bộ hơn 100 câu hỏi và đáp án cùng khoảng 30 câu hỏi nhận định đúng sai. Tuy nhiên cần lưu ý rằng phần đáp án một số câu hỏi được biên soạn dựa trên Bộ luật dân sự 2005 đã cũ nên khi nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo.

Link xem trực tuyến và tải về:

Môn Luật dân sự 1: Đề cương tham khảo môn Luật dân sự 1

Môn Luật dân sự 2: Đề cương tham khảo môn Luật dân sự 2

Trường hợp có vướng mắc cần giải đáp liên quan các bạn có thể gửi nội dung câu hỏi về email: amilawfirmdn@gmail.com. Đội ngũ Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp.

Tổng hợp 25 bài tập tình huống về thừa kế (có đáp án) – Phần 3 – thường gặp nhất trong các đề thi Luật dân sự để các bạn tham khảo ôn tập.

Lưu ý: Trước khi tham khảo các bài tập tình huống dưới đây, các bạn nên đọc qua bài viết: Cách làm bài tập chia thừa kế và một số tình huống áp dụng để nắm rõ nguyên tắc áp dụng.

Tình huống 17:

Tháng 4 năm 2016, ông Nam đến phòng công chứng làm di chúc để định đoạt số tiền gửi tiết kiệm là 200 triệu đồng mà ông được hưởng thừa kế từ cha, mẹ ruột của ông. Theo di chúc, ông Nam để lại toàn bộ số tiền này cho Hoàng – 20 tuổi, là con của ông với vợ là bà Nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông Nam không được làm di chúc. Ngoài ra, ông Nam và bà Nguyệt còn có 1 người con là Hải (12 tuổi, vào thời điểm ông Nam chết), nhưng do nghi ngờ Hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông Nam không nhắc đến Hải. Hãy phân chia tài sản của ông Nam, giả sử tháng 2 năm 2017, ông Nam chết.

Đáp án tham khảo:

Di sản ông Nam để lại là: 200 triệu + 1/2 giá trị căn nhà của ông Nam, bà Nguyệt.

Giả sử: Di chúc ông Nam để lại là hợp pháp thì Hoàng được hưởng 200 triệu.

½ giá trị căn nhà là di sản ông Nam để lại chưa được định đoạt nên sẽ được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015). Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của ông Nam gồm: bà Nguyệt, Hoàng, Hải.

Khi chia theo pháp luật phần di sản (căn nhà) được chia nếu bà Nguyệt, Hải không được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ trích ra từ phần mà Hoàng được hưởng để đảm bảo cho Hải, bà Nguyệt được hưởng 2/3 suất thừa kế nếu di sản (toàn bộ di sản) được chia theo pháp luật.

Tình huống 18:

Ông A kết hôn với bà B, có 2 con là C và D. Khi D được 2 tuổi, ông A và bà B đã cho đi làm con nuôi gia đình ông X. Quá trình chung sống ông bà tạo dựng được tài sản chung trị giá 220 triệu. Năm 2008, bà B chết, ông A lo mai táng hết 20 triệu. Năm 2009, ông A kết hôn với bà M, sinh được 1 người con là N và cùng tạo lập khối tài sản chung trị giá 180 triệu. Năm 2016, ông A lập di chúc hợp pháp có nội dung “cho N hưởng 1/2 tài sản của ông A”. Năm 2017, ông A chết Sau đám tang ông A, chị C yêu cầu bà M cho mình hưởng thừa kế, Bà M không những không đồng ý mà còn tìm cách giết C. Rất may, sự việc được phát hiện kịp thời nên C chỉ bị thương nhẹ. Bà M bị toà án xử 3 năm tù giam

Anh/chị hãy giải quyết việc chia TK nói trên.

(Biết rằng: Cha mẹ ông A và bà B đều đã chết trước ông A và bà B.

Đáp án tham khảo:

Năm 2008, bà B chết. Di sản bà B để lại là 110 triệu (1/2 khối tài sản chung với ông A). Sau khi trừ đi chi phí mai táng (điều 658 BLDS 2015), di sản bà B dùng để chia thừa kế là 90 triệu. Do bà B chết không để lại di chúc nên di sản bà để lại sẽ được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Theo đó, ông A, C, D là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà B và mỗi người được hưởng thừa kế của bà B là 30 triệu (điều 651 BLDS 2015). Lưu ý: Thời hiệu thừa kế là 10 năm với động sản; 30 năm với bất động sản (điều 623 BLDS 2015)

Năm 2017 ông A chết để lại di chúc “cho N hưởng ½ tài sản của ông A”.

Di sản ông A để lại là: 110 triệu (trong khối tài sản chung với bà B) + 30 triệu (hưởng thừa kế của bà B) + 90 triệu (trong khối tài sản chung với bà M) = 230 triệu.

Theo di chúc, N được hưởng ½ di sản của ông A = 115 triệu. Còn 115 triệu không được ông A định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Bà M đã bị kết án về hành vi đối với C – là người không được quyền hưởng di sản (điểm c, khoản 1 Điều 621 BLDS 2015). Theo đó, 115 triệu được chia theo pháp luật cho C,D,N mỗi người một phần bằng nhau (38,3 triệu).

Hình minh họa. Tổng hợp 25 bài tập chia thừa kế [có đáp án] – P3

Tình huống 19:

Năm 1992, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C. Năm 2015, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được con là K & D. Tháng 3/2017 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Qua quá trình điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.

Đáp án tham khảo:

Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:

  • Tài sản riêng của ông A là 200 triệu.
  • Tài sản chung của ông A và B là 100 triệu.
  • Di sản của ông A là 200 + (100/2) = 250 triệu.

Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là 250 – 40 = 210 triệu.

Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm bà B, M, N và C: 210/4 = 52,5 triệu.

Tình huống 20:

Năm 1973 Ô Sáu kết hôn với bà Lâm và có hai người con là Hoa (sinh năm 1975) và Hậu (Sinh năm 1977) đồng thời ông cũng tạo lập được một ngôi nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất giá trị 180 triệu. Năm 1982, vì muốn có con trai nối dõi và có sự đồng ý của bà Lâm, ông Sáu sống như vợ chồng với bà Son và có hai con trai là Tấn (sinh năm 1983) và Thanh (sinh năm 1985) và cùng sống tại nhà bà Son.

Năm 1991 bà Lâm bị bệnh nặng, vì Hoa là người chăm sóc chính nên bà đã lập di chúc cho Hoa 2/3 di sản và hai năm sau thì bà Lâm chết. Năm 1997, Hoa kết hôn với Khôi và có một người con là Bôn. Cùng năm đó ông Sáu và bà Son tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND phường. Năm 1998, Hoa bị tai nạn xe máy chết đột ngột nên không để lại di chúc.

Ông Sáu lập di chúc cho Bôn là 2/3 di sản của ông. Năm 2000, ông Sáu chết, chi phí mai tang hết 5 triệu. Tháng 1 năm 2001 các con của ông Sáu khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế của ông.

Qua điều tra, tòa án xác định được:

– Tài sản chung hợp nhất của ông Sáu và bà Son là 80 triệu.

– Tài sản của ông Sáu có trước khi kết hôn không nhập nào tài sản chung với bà Son.

Yêu cầu hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.

Đáp án tham khảo:

Kết hôn của ông Sáu và bà son là hợp pháp

+ Năm 1993 bà lâm chết

Di sản của bà Lâm : 180/2 = 90 triệu.

Người thừa kế theo pháp luật của bà Lâm : ông Sáu, Hoa, Hậu

Theo di chúc hoa được hưởng = (90*2)/3 = 60 triệu.

Di sản con lại là 30tr không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật

Ông Sáu = Hoa = Hậu = 30/3 = 10 triệu.

Giả sử toàn bộ di sản của bà lâm được chia theo pháp luật:

1STK = 90/3 = 30 triệu.

1STK bắt buộc = 30*2/3 = 20tr >10tr (ông Sáu, Hậu (16 tuổi) được hưởng theo Điều 644 BLDS 2015) mỗi suất thiếu 10 triệu sẽ được trừ vào phần của hoa

Vậy ông Sáu = Hậu = 20 triệu, Hoa = 50 triệu.

+ Năm 1998 Hoa chết

Di sản của Hoa 50 triệu.

Người thừa kế theo pháp luật của hoa là :ông Sáu,khôi,bôn

Do hoa chết không để lại di chúc nên sẽ được chia theo pháp luật

Ông Sáu = Khôi = Bôn = 50/3 = 16.67 triệu.

+ Năm 2000 ông Sáu chết

Di sản của ông Sáu: 90+80/2+20+16.67-5= 161.67 triệu.

Người thừa kế theo pháp luật của ông Sáu là: bà Son,Hoa(bôn thế vị),hậu,tấn,thanh

Theo di chúc: Bôn = 161,67*2/3=107,78 triệu.

Di sản còn lại 53,89 tr di chúc không định đoạt sẽ được chia theo pháp luật: 53,89/5= 10,78 triệu.

Giả sử toàn bộ di sản của ông Sáu sẽ được chia theo pháp luật

1STK = 161,67/5 = 32,33 triệu.

1STK bắt buộc= 32,33*2/3=21,56 triệu (bà Son = Tấn(17tuổi) = Thanh(15tuổi) theo Điều 669) >10,78 triệu. (mỗi người thiếu 10,78 triệu sẽ được trích từ phần của Bôn)

Vậy

  • Bà Son = Tấn = Thành = 21,56 triệu.
  • Hoa (Bôn thế vị) = Hậu = 10,78 triệu.
  • Bôn = 75,43 triệu.

Tình huống 21:

Ông A và bà B có 3 người con là C,D,E. tài sản chung của ông A và bà B là ngôi biệt thự trị gía 3.6 tỷ VĐN. Năm 2003 ông A lập di chúc với nội dung: “Để lại 1/3 di sản cho vợ và các con. 1/3 di sản cho E quản lý để lo cho việc thờ cúng. 1/3 di sản còn lại di tặng cho bà H”. Hãy giải quyết tranh chấp thừa kế giữa các bên trong các tình huống sau:

+ Năm 2006 di sản của ông A được phân chia cho các thừa kế. Trước khi chi di sản thừa kế của ông A, ông M đã xuất trình một biên nhận vay tiền có chữa ký của ông A, để ngày 01/01/2005, với nội dung ông A vay của ông M số tiền là 300tr đồng.

+ Năm 2006, di sản của ông A đưaợc phân chia cho các thừa kế. Sau khi phân chia di sản thừa kế của ông A xong (01/2007), thì ông M đã xuất trình một biên nhận vay tiền có chữ ký của ông A, để ngày 01/01/2005 với nội dung ông A vay của ông M số tiền là 300tr đồng.

Đáp án tham khảo:

Tổng tài sản của ông A là 3.6 tỷ:2 = 1.8 tỷ

Trường hợp 1: chưa chia di sản mà M đưa biện nhận vay tiền của ông A thì theo thỏa thuận của các thừa kế nếu sẽ trừ vào tài sản để lại của ông A thì còn lại 1.8 tỷ – 300tr = 1.5 tỷ.

Còn lại chia theo di chúc

  • Thứ nhất 1/3 chia cho vợ và các con: B=C=D=E=(1.5 tỷ :3) : 4 = 125tr
  • Thứ hai 1/3 giao cho E để thờ cúng = 1.5 tỷ : 3 = 500tr
  • Thứ ba 1/3 tặng cho H = 500tr

Trường hợp 2: chia di sản rồi ông M mới đưa biên nhận vay tiền của ông A thì ông A có vay ông M 300tr thì sẽ trừ vào phần thừa kế thứ nhất.Phần thứ nhất còn lại (1.8 tỷ : 3)-300=300tr chia lại cho B=C=D=E=300:4 = 75tr

Tổng:

  • B = 1.8 tỷ + 75 triệu = 1.875 tỷ
  • C = D = 75 triệu
  • E = 600+75 = 675 triệu
  • H = 600 triệu

Tình huống 22:

Hậu và Minh kết hôn năm 1983, có 2 con gái là Xuân sinh năm 1984, Yên sinh năm 1993. Năm 2000, Hậu đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc và chung sống như vợ chồng với Thủy, 2 người có 1 con chung là Sơn sinh năm 2003.

Ngày 11-2007,Hậu về nước và li hôn với Minh. Tòa án đã thụ lý đơn.

Ngày 8-1-2008, Hậu chết đột ngột và không để lại di chúc.

Thủy đến đòi chia tài sản thừa kế của Hậu, nhưng gia đình Hậu không đồng ý, Vì vậy Thủy làm đơn kiện.

Biết: Hậu và Thủy có khối tài sản chung là 3 tỷ, Hậu và Minh có tài sản chugn là 980 triệu, trong thời gian Hậu đi xuất khẩu lao động không gửi tiền về, Mai táng cho hậu hết 20 triệu.

Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên

Giả sử anh Hậu để lại di chúc miệng và được nhiều người chứng kiến là để tài sản cho Thủy, Sơn, Xuân mỗi người một phần đều nhau. Chia thừa kế trong trường hợp trên.

Đáp án tham khảo:

Trường hợp 1: Hậu không để lại di chúc

Theo pháp luật hôn nhân, giữa Hậu và Thủy vi phạm nghĩa vụ một vợ một chồng và tài sản của Hậu và Thủy là tài sản chung hợp nhất theo phần và chia theo tỷ lệ vốn góp, tuy nhiên do không đủ cơ sở để phân chia nên số tài sản sẽ được chia Điều cho 2 người = 3 tỷ/2= 1.5 tỷ

Do Hậu và Minh chưa ly hôn theo quy định của pháp luật nên phần 1.5 tỷ này vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng.

Tổng tài sản hiện còn của Hậu là: (1500+980)/2 – 20 = 1220 triệu.

Tài sản được chia theo pháp luật:

Minh = Xuân = Yến = Sơn = 1220/4 = 305 triệu.

Trường hợp 2: Hậu có để lại di chúc

+ Chia theo di chúc: Thủy= Sơn = Xuân = 1220/3 = 406.6 triệu.

+ Giả sử toàn bộ tài sản được chia theo pháp luật

1 suất thừa kế theo pháp luật = 305 triệu.

1 suất thừa kế bắt buộc = 2*305/3 = 203.3 triệu.

Minh = Yến= 203.3 triệu.

Thủy = Sơn= Xuân = (1220-203.3*2)/3 = 271.1 triệu.

Tình huống 23:

Ông A và bà B là vợ chồng, 2 người có tài sản chung là 600tr. Bà B có tài sản riêng là 180tr. Họ có 3 người con, C (20t) đã trưởng thành, có khả năng lao động; D, E (14t) chưa có khả năng lao động. Bà B chết, di chúc hợp pháp cho M 100 triệu; hội người ngèo 200 triệu. Tính thừa kế của những người trong gia đình bà B?

Đáp án tham khảo:

Bà B chết, di sản của bà trị giá: 180 + 600/2 = 480 triệu.

Bà B di chúc hợp pháp cho M & hội người nghèo, không di chúc cho ông A cùng các con, nhưng ông A & D, E thuộc đối tượng phải được nhận di sản bắt buộc = 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Ta có:

Suất thừa kế theo pháp luật: 4 người (ông A, C, D, E)

Giá trị mỗi suất thừa kế theo pháp luật trên tổng di sản: 480tr/4 = 120tr/suất

Giá trị mỗi phần di sản bắt buộc: 120tr x (2/3) = 80 triệu.

\=> ông A & D, E mỗi người nhận được 80 triệu. Phần di sản còn lại của bà B trị giá: 480 – (80 x 3) = 240 triệu.

Theo di chúc, tổng di sản bà B di tặng là: 100 + 200 = 300 triệu (> 240 triệu)

Ta thấy:

M/hội người nghèo = 100/200 = 1/2 (tức là theo di chúc, di sản di tặng cho M & hội người nghèo luôn theo tỉ lệ 1 : 2)

Suy ra, M nhận được: (240/3) x 1 = 80 triệu; hội người nghèo nhận được: (240/3) x 2 = 160 triệu.

Tổng kết:

  • Ông A : 300 + 80 = 380 triệu.
  • C : 0 triệu.
  • D = E = M = 80 triệu.
  • Hội người nghèo : 160 triệu.

Tình huống 24:

Ông A bị bênh qua đời mà không để lại di chúc.Tài sản của ong gồm 1 ngôi nhà 200tr, 1 xe máy 50tr+ 200tr tiền mặt.Người thân của ông gồm : bố đẻ, vợ, 2 con đẻ và 1 cháu ruột. Hãy áp dụng BLDS 2015 để chia tài sản thừa kế trong TH trên.

Đáp án tham khảo:

Xét các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tài sản là của riêng ông A

Ông A chết, di sản của ông A trị giá là 200 + 50 + 200 = 450 triệu.

Vì ông A không để lại di chúc nên di sản chia theo pháp luật (Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015).

Những người thừa kế theo pháp luật gồm bố đẻ, vợ và 2 con đẻ. (Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015)

Giá trị mỗi suất thừa kế trên tổng di sản: 450 : 4 = 112,5 triệu/suất

Đáp số: Bố đẻ, vợ và 2 con đẻ của ông A mỗi ng` có 112,5 triệu.

Trường hợp 2: Tài sản là của chung vợ chồng ông A

Ông A chết, di sản của ông A trị giá là (200 + 50 + 200) : 2 = 225 triệu.

Chia thừa kế tương tự trường hợp 1, ta có: bố đẻ, vợ và 2 con đẻ của ông A mỗi người nhận được 56,25 triệu.

Vợ ông A có: 56,25 + 225 = 281,25 triệu; bố đẻ và 2 con đẻ của ông A mỗi người có 56,25 triệu.

Tình huống 25:

Sơn và Hà là vợ chồng có tài sản chung là 1,8 tỷ đồng. Họ có hai con là Hạnh(15 tuổi) và Phúc (20 tuổi). Vừa qua, Sơn và Hạnh đi xe bị tai nạn. Lúc hấp hối, Sơn có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản cho Phúc và Hạnh. Sau khi để lại di chúc ông Sơn qua đời. Vài giờ sau Hạnh cũng không qua khỏi. Hãy cho biết Hà sẽ được hưởng bao nhiêu từ di sản của hai bố con Sơn và Hạnh? Biết rằng Hạnh còn có tài sản trị giá 50 triệu do được bà ngoại tặng trước khi chết. (Lý giải vì sao?)

Đáp án tham khảo:

Nếu di chúc ông Sơn để lại là hợp pháp (Điều 629, 630 BLDS 2015) và Hạnh được xác định là chết sau ông Sơn (Điều 619 BLDS 2015) thì Hạnh được hưởng thừa kế theo di chúc ông Sơn để lại.

Bà Hà là người được hưởng thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015) nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

Theo đó, bà Hà được hưởng 200 triệu từ di sản ông Sơn để lại (Điều 644 BLDS 2015) phần còn lại được thực hiện theo di chúc (Hạnh = Phúc = 350 triệu)

Nếu Hạnh chết không để lại di chúc thì di sản Hạnh để lại (350 triệu hưởng thừa kế từ ông Sơn + 50 triệu bà ngoại tặng cho) được chia theo pháp luật. Theo đó, bà Hà là người được hưởng thừa kế theo pháp luật của Hạnh (Điều 644651 BLDS 2015)

Hà được hưởng: 200 triệu (thừa kế theo Điều 644 BLDS 2015) + 400 triệu của Hạnh (Điều 644, 651 BLDS).

Chủ đề