Bài tập thực hành ghép mắt nhỏ có gỗ năm 2024

Nội dung Text: Giáo án nghề làm vườn lớp 11 - Tiết 31,32,33. Thực hành ghép mắt chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ

  1. Giáo án nghề làm vườn lớp 11 - Tiết 31,32,33. Thực hành ghép mắt chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Thực hiện được các thao tác ghép mắt chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật 2. Kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng thực hành. Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, linh hoạt, sáng tạo trong công việc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ - Dao ghép chuyên dụng, kéo cắt cành - Dây niloong để buộc, rộng 1 – 1,5cm hoặc dây nilông tự huỷ. - Các gốc cây ghép trên luống hoặc trong bầu
  2. - Các giống cây ăn quả có trong vườn trường hoặc của các hộ dân ở gần trường để chọn cành lấy mắt ghép (cây cùng loài với cây gốc ghép) III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểu tra sự chuẩn bị giống cây của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh viên I. Ghép mắt chữ T. * Bước 1. Chọn cành, xử lý Khi lấy mắt ghép cần cành để lấy mắt ghép. chú ý điều gì? - Chọn cành nhỏ 6 – 8 tháng tuổi còn đầy lá.
  3. - Dùng kéo cắt hết phiến lá, để lại cuống lá, bọc vải ẩm để dem đi ghép. * Bước 2. Cách mở gốc ghép Trên gốc ghép cách mặt bầu 15 – 20cm dùng mũi Khi mở gốc ghép chúng dao rạch 1 đường thẳng ta phải tiến hành như thế xuống phía dưới dài 2cm nào cho đúng? tạo chữ T, lấy dao mở hai môi hình chữ T ra. * Bước 3. Lấy mắt ghép Trên cành đã chọn dùng dao cắt lấy một miếng mắt ghép mỏng dài 1,5 – 2cm còn cuống lá và phía trong có 1 lớp gỗ mỏng. Những điều gì cần chú ý
  4. * Bước 4. Luồn mắt ghép khi lấy mắt ghép? vào gốc ghép Luồn mắt ghép vào vết mở hình chữ T trên gốc ghép, luồn từ trên xuống cho ngập mắt chữ T, vuốt hai môi hình chữ T sao cho Chú ý khi đặt mắt ghép mắt ghép áp chặt với gốc là gì? ghép. * Bước 5. Buộc dây Dùng dây nilông buộc chặt vết ghép cho tượng tầng mắt ghép và gốc áp sát vào nhau, buộc chặt quấn dây từ dưới gốc lên trên, trừ phần mắt lá. II. Ghép mắt nhỏ có gỗ
  5. Khi buộc dây cần tiến * Bước 1. Chọn cành để lấy mắt ghép hành như thế nào? - Chọn giống như cách ghép trên - Dùng kéo cắt lá, cắt bớt phần non và phần già ở gốc cành. Bọc vải ẩm sạch mang đi ghép * Bước 2. Mở gốc ghép Trên gốc ghép cách mặt đất 15 - 20cm, dùng dao ấn sâu Các em hãy tiến hành vào thân gỗ một góc 300, làm thực hành cho đúng dao đặt trên xuống lấy một quy trình nói trên? lát vỏ có dính gỗ hình lưỡi gà dài 2 – 3cm * Bước 3. Cắt mắt ghép Trên mắt lá cách 1cm đặt
  6. dao nghiêng 300 . Đặt dao ấn vào thân lấy mắt ghép ra có dính 1 ít gỗ, dài 2cm. * Bước 4. Đưa mắt ghép vào gốc ghép Đưa mắt ghép vào vết mở trên gốc ghép, chỉnh hai mặt cắt khít nhau * Bước 5. Buộc dây Buộc chặt vết ghép, buộc từ dưới lên trên ** Học sinh tiến hành làm thực hành. 4. CỦNG CỐ - Học sinh tự đánh giá kết quả của nhau theo tiêu chí sách giáo khoa và viết bản tường trình.
  7. - Giáo viên đánh giá giờ học - Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho bài “Ghép áp cành” ……………………………………………………… …..

Ghép cây ăn quả băng kiểu ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép chữ T đúng quy trình và đạt yêu cầu cần :

Xem lời giải

Với giải bài tập Công nghệ 9 Bài 6: Thực hành: Ghép hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng soạn, trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 6.

Quảng cáo

I - DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU

Dao con sắc.

Kéo cắt cành.

Cây làm gốc ghép: chanh, bưởi hoặc táo gieo từ hạt được 6 – 8 tháng tuổi.

Đường kính thân khoảng 0,6 – 1,0cm.

Cành để lấy mắt ghép: là những giống tốt của các loại cây cam, táo…

Dây buộc bằng nilong rộng 1 – 2cm, dài 20 – 30 cm...

Túi PE trong để bọc ngoài

II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH

1. Ghép đoạn cành

Bước 1. Chọn và cắt cành ghép

Chọn cành bánh tẻ, có lá, mầm ngủ to, không sâu bệnh.

Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép.

Cắt vát đầu gốc của cành ghép (có 2 - 3 mầm ngủ) một vết dài từ 1,5 - 2cm.

Bước 2. Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép

Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm.

Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép.

Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép bằng dao sắc.

Bước 3. Ghép đoạn cành

Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau.

Buộc dây ni lông cố định vết ghép.

Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.

Bước 4. Kiểm tra sau khi ghép

Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

2. Ghép mắt nhỏ có gỗ

Bước 1. Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép

Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm.

Cắt một lát lưỡi gà từ trên xuống, dài 1,5 – 2cm, có độ dày gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép; sau đó cắt một lát ngang bên dưới tạo miếng ghép.

Bước 2. Cắt mắt ghép

Cắt một miếng vỏ cùng một lớp gỗ mỏng trên cành ghép, có mầm ngủ, tương đương với miệng mở ở gốc ghép.

Bước 3: Ghép mắt

Đặt mắt ghép vào miệng mở ở gốc ghép.

Quấn nilon cố định vết ghép.

Chú ý khi quấn dây nilon không đè lên mắt ghép và cuống lá

Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép

Sau khi ghép từ 15 đến 20 ngày, kiểm tra thấy mắt ghép xanh tươi là được.

Sau 18 – 30 ngày, tháo dây buộc và cắt phần ngọn của gốc ghép phía trên mát ghép khoảng 1,5 đến 2cm.

3. Ghép chữ T

Bước 1. Chọn vị tri ghép và tạo miệng ghép

Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 - 20cm.

Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm, rồi rạch tiếp một đường (vuông góc với đường rạch trên) dài 2cm ở giữa, tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa vừa đủ để đưa mắt ghép vào.

Bước 2. Cắt mắt ghép

Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 - 2cm, có một ít gỗ và mầm ngủ.

Bước 3. Ghép mắt

Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.