Bài tập trắc nghiệm lý 12 có đáp án năm 2024

Phân dạng 2000 câu trắc nghiệm Vật lí 12 và 11 có đáp án được tuyển chọn từ các đề thi THPT Quốc gia, Đại học, Cao đẳng qua các năm. Bài tập được phân thành các phần: Cơ học, Sóng cơ, Điện xoay chiều, Dao động điện từ, Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng, Vật lí hạt nhân. Tài liệu được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 203 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Tải Về File

Upload - Home - Sách - Sheet nhạc - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác

Để hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của chương 1 vật lý 12 cho các em học sinh, Kiến Guru đã soạn bộ trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 chương 1 kèm đáp án chi tiết. Đây là một tài liệu bổ ích giúp các em ôn luyện thật tốt lại chương 1 đã học. Với bộ câu hỏi này các em cũng sẽ rèn luyện được khả năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm của bản thân.

Bài tập trắc nghiệm lý 12 có đáp án năm 2024

Trước khi bắt đầu làm trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 chương 1, các em cần nắm vững các kiến thức trọng tâm sau đây:

Chương 1: Dao động cơ

Bài 1: Dao động điều hòa

- Khái niệm về dao động cơ, dao động tuần hoàn và dao động điều hòa.

- Phương trình dao động điều hòa,

- Các đại lượng, đặc điểm vectơ vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa.

Bài 2: Con lắc lò xo

- Công thức của lực kéo về tác dụng vào vật dao động điều hòa và các công thức tính chu kì của con lắc lò xo.

- Công thức về thế năng, động năng và cơ năng của con lắc lò xo.Tính định tính về sự biến thiên động năng và thế năng của con lắc lò xo.

- Phương trình dao động điều hòa của một con lắc lò xo.

Bài 3: Con lắc đơn

- Cấu tạo con lắc đơn.

- Điều kiện để một con lắc đơn dao động điều hòa.

- Công thức tính chu kì và tần số góc của dao động.

- Công thức tính thế năng, động năng và cơ năng con lắc đơn.

- Phương trình dao động điều hòa của một con lắc đơn.

Bài tập trắc nghiệm lý 12 có đáp án năm 2024

Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức

- Khái niệm về dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức.

- Nguyên nhân và quá trình tắt dần cũng như nắm được hiện tượng cộng hưởng.

- Phân biệt dao động duy trì và dao động cưỡng bức.

Bài 5: Tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số - Phương pháp Fresnel.

- Cách tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số.

- Sử dụng pháp Fresnel để giải bài tập.

II. Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 chương 1

Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 kèm hướng dẫn chi tiết mà Kiến Guru đã soạn:

Câu 1: Khi nói về dao động cưỡng bức và dao động duy trì, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Dao động duy trì có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.
  1. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
  1. Dao động duy trì có biên độ không đổi.
  1. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

Hướng dẫn: Biên độ của dao động cưỡng bức và biên độ của lực cưỡng bức là khác nhau → B sai.

Đáp án: B

Câu 2: Hiện tượng cộng hưởng cơ được ứng dụng trong:

  1. máy đầm nền.
  1. giảm xóc ô tô, xe máy.
  1. con lắc đồng hồ.
  1. con lắc vật lý.

Hướng dẫn: Hiện tượng cộng hưởng cơ được ứng dụng trong máy đầm nền.

Đáp án: A

Bài tập trắc nghiệm lý 12 có đáp án năm 2024

Câu 3: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của con lắc sẽ:

  1. tăng 4 lần
  1. giảm 2 lần
  1. tăng 2 lần
  1. giảm 4 lần

Hướng dẫn:

Ta có:

Bài tập trắc nghiệm lý 12 có đáp án năm 2024
tăng k lên 2 lần và giảm m xuống 8 lần thì f tăng 4 lần.

Đáp án: A

Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos2πt cm, biên độ dao động của vật là:

  1. 6mm
  1. 6cm
  1. 12cm
  1. 12π cm

Hướng dẫn: Biên độ dao động của vật A = 6cm.

Đáp án: B

Câu 5: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:

  1. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
  1. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
  1. lực cản tác dụng lên vật dao động.
  1. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

Hướng dẫn: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

Đáp án: A

Câu 6: Trong hiện tượng cộng hưởng thì

  1. biên độ ngoại lực cưỡng bức đạt cực đại.
  1. tần số dao động cưỡng bức đạt cực đại.
  1. tần số dao động riêng đạt giá trị cực đại.
  1. biên độ dao động cưỡng bức đạt cực đại.

Hướng dẫn: Trong hiện tượng cộng hưởng thì biên độ của dao động cưỡng bức đạt cực đại.

Đáp án: D

Câu 7: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

  1. Dao động tắt dần là một dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
  1. Dao động tắt dần có động năng và thế năng giảm đều theo thời gian.
  1. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
  1. Trong dao động tắt dần cơ năng giảm dần theo thời gian.

Hướng dẫn giải: Khi xảy ra dao động tắt dần tổng động năng và thế năng là cơ năng sẽ giảm, động năng và thế năng vẫn biến đổi tăng, giảm ⇒ B sai.

Đáp án: B

Câu 8: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là 64 cm. Lấy g = 10 m/s2. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 24 giây là:

  1. 15
  1. 10
  1. 1,5
  1. 25

Hướng dẫn giải:

Chu kì dao động của con lắc: T=2lg= 20,6410= 1,6s

Mỗi chu kì vật thực hiện được một dao động toàn phần: Δt = 15T = 24 s.

⇒ Vật thực hiện được 15 dao động toàn phần.

Đáp án: C

Câu 9: Vận tốc của một vật dao động điều hòa có phương trình v=20cos10t cm/s. Khối lượng của vật là m = 500 g. Hợp lực tác dụng lên vật có giá trị cực đại là:

  1. 105N
  1. 100N
  1. 10N
  1. 1N

Hướng dẫn giải:

Từ phương trình vận tốc, ta thu được:

vmax=ωA =20 cm/s

ω=10rad/s A = 2cm

Hợp lực cực đại tác dụng lên vật: Fmax=mω2A=0,5.102.0,02=1N

Đáp án: D

Câu 10: Một vật dao động điều hoà đi được quãng đường 16cm trong một chu kì dao động. Biên độ dao động của vật là

  1. 4cm
  1. 8cm
  1. 10cm
  1. 12,5cm

Hướng dẫn giải: Vật đi được 1 chu kì dao động: 4A = 16cm A=4cm

Đáp án: A

Đây là tài liệu trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 chương 1 dao động cơ mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng tài liệu này là một nguồn tham khảo bổ ích cho các em. Chúc các em học tập tốt.