Bài thi đánh giá năng lực Đại học Thương mại

Năm 2022, khoảng 50 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) như một phương thức xét tuyển hệ đại học chính quy.

Đây là bài thi chuẩn hóa, gồm 3 phần: Tư duy định tính (50 câu, 60 phút), Tư duy định lượng (50 câu, 75 phút), Khoa học (50 câu, 60 phút). Tổng điểm cho cả bài thi là 150.

Bài thi đánh giá năng lực Đại học Thương mại

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022. (Ảnh: VNU).

Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi này.

Có thể kể đến, Trường Đại học Kinh tế quốc dân tuyển 6.100 sinh viên bằng 4 phương thức gồm xét tuyển thẳng và xét kết hợp theo đề án của trường (63%), dựa vào kết quả thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2%), xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (35%). Trong phương thức xét kết hợp, trường có tuyển thí sinh có điểm thi HSA đạt từ 85/150 trở lên. Điểm xét tuyển được quy về thang điểm 30 theo công thức:

Điểm xét tuyển = Điểm đánh giá năng lực * 30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng tuyển thí sinh vừa có điểm thi HSA đạt từ 85 trở lên, vừa có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với mức tối thiểu là IELTS 5.5, TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150). Chỉ tiêu xét tuyển kết hợp của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả bài thi đánh giá năng lực (ở cả hai Đại học Quốc gia) là 15% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế + (Điểm đánh giá năng lực * 30/150) * 2/3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách thức xét tuyển: xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 15/7.

Bài thi đánh giá năng lực Đại học Thương mại

Phương thức xét tuyển được Trường Đại học Kinh tế quốc dân sử dụng. (Ảnh chụp màn hình).

Ban đầu, Trường Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến chỉ xét thí sinh có điểm thi HSA đạt từ 100/150. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu phổ điểm, nhà trường quyết định điều chỉnh, bởi mức điểm 100 không nhiều thí sinh đạt được.

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương hiện đang lấy mức điểm sàn xét tuyển từ kết quả thi HSA cao nhất. Để được nộp hồ sơ vào trường theo phương thức này, thí sinh cần đạt 100/150 điểm.

Theo phổ điểm thi HSA 10 đợt với hơn 60.600 lượt thí sinh dự thi được Đại học Quốc gia Hà Nội công bố ngày 30/6, chỉ 8% đạt điểm từ 100 trở lên. Tuy nhiên, Trường Đại học Ngoại thương cũng không dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực (của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức), chỉ lấy 280 trong tổng số 2.880 chỉ tiêu ở cả ba cơ sở.

Điểm xét tuyển sẽ được Trường Đại học Ngoại thương quy đổi về thang 30 theo công thức:

Điểm xét tuyển = 27 + (Điểm HSA của thí sinh - 100) * 3/50.

Ngoài điều kiện trên, thí sinh cần có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên và có hạnh kiểm của từng năm học từ Khá trở lên. Thời gian đăng ký nguyện vọng đợt 1 dự kiến đến ngày 12/7.

Bài thi đánh giá năng lực Đại học Thương mại

Phổ điểm thi đánh giá năng lực qua 10 đợt thi đã được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022. (Ảnh: VNU). .

Học viện Ngân hàng cũng sử dụng kết quả kỳ thi HSA để xét tuyển, bên cạnh các phương thức xét tuyển thẳng, dựa vào học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đề án tuyển sinh năm 2022, Học viện Ngân hàng sẽ xét tuyển 320 chỉ tiêu bằng phương thức này trên tổng 3.200 chỉ tiêu.

Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bằng kết quả thi HSA cần đáp ứng đủ hai tiêu chí, gồm điểm thi HSA đạt 85 trở lên và có học lực giỏi năm lớp 12.

Điểm xét tuyển = Điểm đánh giá năng lực/150 x 30 + Điểm ưu tiên.

Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ vào điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Các thí sinh có nguyện vọng vào Học viện Ngân hàng bằng phương thức này nộp hồ sơ đăng ký đến hết ngày 12/7.

Một trường khác trong nhóm đào tạo khối ngành Kinh tế là Trường Đại học Thương mại cũng xét tuyển thí sinh có điểm thi HSA từ 80 trở lên.

Điểm xét tuyển = (Điểm Tư duy định lượng x 2 + Tư duy định tính + Khoa học).

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải cũng dành 141 chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Theo đó, đối tượng xét tuyển là thí sinh có tổng điểm thi đánh giá năng lực từ 70 điểm trở lên.

Cách tính điểm xét tuyển theo thang điểm 30 được tính như sau: Điểm xét tuyển = Điểm (Tư duy định lượng + Tư duy định tính + Khoa học)*30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Thời gian đăng ký xét tuyển đến ngày 10/7.

Một số trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng lấy mốc sàn xét tuyển là 80 như Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ. Trong khi đó, Trường Đại học Thăng Long chỉ yêu cầu thí sinh có điểm thi HSA, không yêu cầu cụ thể mức tối thiểu các em cần đạt.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cũng có phương thức xét tuyển sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, điểm thi đánh giá năng lực được quy về thang điểm 10 theo công thức:

Đối với các ngành đào tạo (trừ ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất): Điểm xét tuyển = Điểm bài thi đánh giá năng lực + điểm ưu tiên.

Đối với ngành Giáo dục Mầm non:

Điểm xét tuyển = Điểm bài thi đánh giá năng lực + điểm năng khiếu 2 + điểm năng khiếu 3 + điểm ưu tiên.

Đối với ngành Giáo dục Thể chất:

Điểm xét tuyển = Điểm bài thi đánh giá năng lực + điểm năng khiếu 5 + điểm năng khiếu 6 + điểm ưu tiên.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức thành 12 đợt thi với khoảng 65.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi. Một thí sinh có thể đăng ký thi nhiều đợt. Hiện, 10 đợt thi đã diễn ra liên tiếp từ ngày 26/2 đến ngày 26/6/2022 tại các tỉnh thành gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An.

Sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ còn tổ chức thêm hai đợt thi tại Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên với khoảng 2.200 thí sinh.

Ngân Chi

Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh Trung học phổ thông của ĐHQGHN để xét tuyển đại học năm 2022 (tiếp tục cập nhật ). Thông tin chi tiết về xét tuyển đại học xem tại Đề án tuyển sinh của từng trường đại học công bố trong thời gian tới đây:

I. Các đại học

1. Đại học Quốc gia Hà Nội (12 trường đại học thành viên, trường/khoa trực thuộc...)

2. Đại học Thái Nguyên (10 trường/khoa thuộc ĐH Thái Nguyên)

II. Các trường đại học

23. Trường Đại học Ngoại thương

24. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

25. Trường Đại học Thương mại

26. Trường Đại học Vinh

27. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

28. Trường Đại học Tài nguyên Môi trường

29. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

30. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

31. Trường Đại học Tân Trào

32. Trường Đại học Phenikaa

33. Học viện Toà án

34. Trường Đại học Hồng Đức

35. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

36. Trường Đại học Lao động - Xã hội

37. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

38. Trường Đại học Thủ đô

39. Trường Đại học Hùng Vương

40. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

41. Học Viện Ngân hàng

42. Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

43. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

44. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

45. Trường Đại học Điện lực

46. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

47. Trường Đại học Thăng Long

48. Trường Đại học Tây Bắc

49. Trường Đại học Lâm Nghiệp

50. Học viện Chính sách và Phát triển

51. Trường Đại học Mở Hà Nội

52. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

53. Học viện Y  - Dược Cổ truyền  Việt Nam

54. Trường Đại học Hà Nội

55. Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

56. Trường Đại học Y Thái Bình (cộng điểm khi xét tuyển)

57. Trường Đại học Duy Tân

58. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu

59. Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội

60. Học viện Tài chính

61. Học viện Bưu chính Viễn thông

62. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Năm 2022, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tuyển 1.650 chỉ tiêu bằng sáu phương thức, trong đó gần 340 chỉ tiêu tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo thông báo điểm chuẩn ngày 25/7, ngành Khoa học máy tính và thông tin có đầu vào theo phương thức này cao nhất với 110/150 điểm. Năm ngành khác của trường lấy điểm trúng tuyển từ 100 trở lên gồm Toán học (100), Hoá học (100), Hoá dược (100), Kỹ thuật điện tử và tin học (104), Toán tin (105), Khoa học dữ liệu (107). Các ngành còn lại lấy từ 80 trở lên.

Theo phổ điểm thi của hơn 60.600 lượt thí sinh dự thi được Đại học Quốc gia Hà Nội công bố hôm 30/6, điểm trung bình thí sinh đạt được là 79,3/150. Chỉ 8% thí sinh đạt 100 điểm trở lên. Như vậy, mọi ngành của Đại học Khoa học tự nhiên đều có điểm chuẩn trên mức trung bình.

TT

Mã xét tuyển

Tên ngành

Điểm chuẩn

1

QHT01

Toán học

100

2

QHT02

Toán tin

105

3

QHT98

Khoa học máy tính và thông tin

110

4

QHT93

Khoa học dữ liệu

107

5

QHT03

Vật lý học

90

6

QHT04

Khoa học vật liệu

86

7

QHT05

Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

81

8

QHT94

Kỹ thuật điện tử và tin học

104

9

QHT06

Hoá học

100

10

QHT41

Hoá học

90

11

QHT42

Công nghệ kỹ thuật hoá học

90

12

QHT43

Hoá dược

100

13

QHT08

Sinh học

90

14

QHT44

Quảng cáo

Công nghệ sinh học

94

15

QHT10

Địa lý tự nhiên

83

16

QHT91

Khoa học thông tin địa không gian

82

17

QHT12

Quản lý đất đai

82

18

QHT95

Quản lý phát triển đô thị và bất động sản

90

19

QHT13

Khoa học môi trường

80

20

QHT46

Công nghệ kỹ thuật môi trường

87

21

QHT96

Khoa học và công nghệ thực phẩm

95

22

QHT16

Khí tượng và khí hậu học

81

23

QHT17

Hải dương học

80

24

QHT92

Tài nguyên và môi trường nước

82

25

QHT18

Địa chất học

86

26

QHT20

Quản lý tài nguyên và môi trường

80

27

QHT97

Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường

80

Ngoài đáp ứng yêu cầu về điểm thi đánh giá năng lực, thí sinh đăng ký các chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hoá dược, Công nghệ kỹ thuật môi trường hoặc chương trình tiên tiến ngành Hoá học phải thêm điều kiện về trình độ tiếng Anh.

Theo đó, thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phải có kết quả môn Tiếng Anh đạt tối thiểu 6/10, những em tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước cần có kết quả học tập từng kỳ ở bậc THPT môn Tiếng Anh đạt tối thiểu 7. Thí sinh có thể dùng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để quy đổi.

Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) dùng kết quả HSA để xét tuyển đầu vào sáu ngành với mức từ 90 đến 100 điểm. Trường cũng thông báo có 702 thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này. Như vậy, với 1.800 chỉ tiêu, số thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác còn khoảng 1.100.

Điểm và lượng thí sinh trúng tuyển từng ngành theo điểm thi HSA cụ thể như sau:

STT

Ngành

Quảng cáo

Điều kiện trúng tuyển

Số thí sinh trúng tuyển

Điều kiện
chung

Điều kiện điểm
thi HSA

1

Quản trị kinh doanh

Tốt nghiệp THPT hoặc

tương đương

100

104

2

Tài chính Ngân hàng

90

207

3

Kế toán

90

104

4

Kinh tế quốc tế

110

46

5

Kinh tế

90

158

6

Kinh tế phát triển

90

83

Tổng

702

Đại học Mở Hà Nội chỉ tuyển 24 chỉ tiêu ngành Thương mại điện tử bằng kết quả kỳ thi HSA. Mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển là 96/150.

Trước đó, Học viện Ngân hàng đã công bố điểm chuẩn dựa vào điểm thi đánh giá năng lực. Thí sinh có học lực lớp 12 đạt loại giỏi và có điểm thi đánh giá năng lực từ 100/150 là đủ điều kiện trúng tuyển. Trường tuyển 320 chỉ tiêu theo phương thức này.

Một số trường khác cũng đã công bố điểm chuẩn theo kết quả thi đánh giá năng lực nhưng quy về thang điểm 30 theo công thức:

Đét xét tuyển = Điểm đánh giá năng lực * 30/150 + Điểm ưu tiên.

Là một trong những trường quy đổi điểm về thang 30, Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) lấy điểm trúng tuyển từ 17,9 đến 22,7. Nếu vẫn tính theo thang 150 như những trường kể trên, mức này tương ứng từ 80,55 đến 113,5 (chưa tính điểm ưu tiên).

Mức cụ thể của từng ngành như sau:

STT

Mã ngành

Ngành học

Điểm trúng tuyển

1

7720101

Y khoa

22.70

2

7720201

Dược học

21.75

3

7720501

Răng- Hàm- Mặt (CLC)

21.30

4

7720601

Kĩ thuật xét nghiệm y học

19.50

5

7720602

Kĩ thuật hình ảnh y học

18.85

6

7720301

Điều dưỡng

17.90

Đại học Công nghiệp Hà Nội trước đó thông báo điểm trúng tuyển theo phương thức này sau khi quy về thang điểm 30 là từ 18,15 đến 21,7 (tương đương 90,75 đến 108,5 theo thang 150).

Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tuyển hơn 140 chỉ tiêu theo kết quả HSA với mức điểm chuẩn từ 14,5 đến 24,5. Tính ra theo thang điểm 150, có ngành thí sinh phải đạt 122,5 điểm thi đánh giá năng lực mới đỗ, trong khi một số chỉ cần đạt 72,5 - thấp hơn mức trung bình các thí sinh đạt được ở kỳ thi này.

TT

Ngành/Chuyên ngành

Điểm đủ điều kiện trúng tuyển

1

Thương mại điện tử

24.5

2

Công nghệ thông tin

24.5

3

Quản trị Marketing

22.5

4

Quản trị doanh nghiệp

20.5

5

Kế toán doanh nghiệp

20.5

6

Hệ thống thông tin

20.5

7

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử trên ô tô

20.5

8

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

20.5

9

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

19.5

10

Công nghệ kỹ thuật Điện tử - viễn thông

18.5

11

Công nghệ kỹ thuật Máy xây dựng

17.5

12

Công nghệ chế tạo máy

17.5

13

Công nghệ kỹ thuật XDCT DD&CN

14.5

14

Công nghệ kỹ thuật XD Cầu đường bộ

14.5

15

Hạ tầng giao thông đô thị thông minh

14.5

Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội thu hút khoảng 63.000 lượt thí sinh dự thi, chia làm 12 đợt. Bài thi gồm ba phần: Tư duy định tính (50 câu, 60 phút), Tư duy định lượng (50 câu, 75 phút), Khoa học (50 câu, 60 phút). Tổng điểm cho cả bài thi là 150. Khoảng 50 trường sử dụng kết quả kỳ thi này làm căn cứ xét tuyển đại học.

Phổ điểm thi HSA trong 10 đợt thi năm 20222. Ảnh: VNU

Dù đạt các mức điểm như thông báo của các trường, thí sinh lưu ý phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức này cùng các nguyện vọng bằng phương thức khác lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ nay đến 20/8. Việc không đăng ký lên hệ thống chung đồng nghĩa thí sinh từ bỏ quyền trúng tuyển.