Bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian năm 2024

Bây giờ nhiều trò chơi của con trẻ ngày xưa không còn nữa. Những trò chơi luyện sức khỏe như đánh khăng, luyện khéo tay như đánh bi, đánh đáo, luyện cho đôi mắt tinh nhanh như rải ranh, chuyền chắt, tất cả không còn thấy chơi. Còn cách chơi thì chắc cũng không còn đứa trẻ nào biết. May ra chỉ còn ở một số vùng nông thôn hẻo lánh. Trong các trò chơi đó, có một trò luyện trí bây giờ cũng không còn, đó là trò chơi ô ăn quan đã rất phổ biến ở các vùng nông thôn. Cho đến bây giờ trò chơi ấy cũng chưa thấy một nhà nghiên cứu xã hội học nào bàn đến… May mà trò chơi này được họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đưa vào bức tranh lụa nổi tiếng cùng tên nên mọi người còn biết, còn nhớ.

Để chơi trò ô ăn quan, bọn trẻ phải đào trên mặt đất hai hàng lồ song song, mỗi bên 5 lồ là 5 ô ruộng. Còn hai đầu là hai lồ to là hai ô quan. Số hạt sỏi ô quan là 10, ô ruộng là 5. Để giành quyền đi trước phải oẳn tù tì xem ai thắng. Khi đến lượt, người ta bốc sỏi ở ô nhỏ rải theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. Rải hết thì bốc sỏi ở ô tiếp theo. Cho đến khi nào tạo ra được một lồ không có viên nào thì được ăn toàn bộ số quân của ô cách đó. Đứa trẻ nào khôn ngoan biết tính toán chọn ô cất quân mà chén được ô quan đầu tiên là thắng. Bao giờ ô quan cũng có số quân lớn. Lối chơi như thế tưởng như sẽ kéo dài mãi vì để tạo ra được một ô trống trước ô quan không phải chuyện dễ. Vả lại số quân trong tất cả các ô cộng lại là 70, đâu có ít. Vậy mà cũng chỉ vài chục phút, có khi mươi phút đã kết thúc ván chơi nếu biết tính toán chọn ô ruộng để cất quân.

Trong trò chơi này, khi ăn được ô quan kết thúc ván chơi lũ trẻ nào cũng đều thuộc câu: hết quan – tàn dân – thu quân – bán ruộng và bày lại cuộc chơi. Ngẫm lại thấy trò chơi khá giống câu chuyện xã hội. Một xã hội khi quan tan tác thì dân tàn lụi, đó là lúc ngừng cuộc chơi để bày ván khác. Rõ ràng trò chơi ô ăn quan không đơn thuần chỉ là giải trí hoặc rèn luyện cách tính toán mà còn là câu chuyện xã hội, là một lời cảnh báo chứa trong trò chơi mang tính quy luật của mỗi cuộc hành trình.

Thuyết minh về trò ô ăn quan - Bài số 3:

“Quan có cần nhưng quân chưa vội

Quan có vội quân lội quan sang”

Bài đồng dao thơ ấu quen thuộc dường như đã nằm gọn trong tiềm thức chúng ta khi nhớ về trò chơi “Ô ăn quan”. Không khó để bắt gặp những đám trẻ đang tụm năm tụm bảy chăm chú hồi hộp “đi quân” bằng cách thả những viên đá, sỏi vào ô quan vẽ trên đất ở các miền quê, hay tiến bộ hơn là các ô quan màu sắc in sẵn trên giấy và hạt nhựa đối với thành thị. Ô quan đã đi xuyên qua quá khứ bụi bặm của mình, để chuyển mình từ một trò chơi dân gian cho trẻ em chân đất áo bùn thôn quê, thành một thú vui vừa mang tính giải trí lẫn giáo dục cho trẻ em thời hiện đại.

Nhắc đến ô ăn quan, chắc hẳn bao bạn bè tầm tuổi tôi ngày xưa đều thông thạo. Trò chơi này có nguồn gốc từ xa xưa rồi. Tôi chỉ được nghe qua lời bà do người xưa lưu truyền rằng: Vào thời trạng nguyên 1086, Mạc Hiển Tích có một tác phẩm liên quan đến các phép tính trong trò chơi ô ăn quan. Những thông tin về nguồn gốc của nó, tôi chỉ biết đến vậy. Mặc dù vậy, nhưng về cách chơi, chúng tôi vô cùng nắm rõ.

Đầu tiên, vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.

Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan. Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi.

Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi...

Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui của tuổi thơ. Chỉ cần một khoảng sân nhỏ, đất trống trong vườn, vài ba viên sỏi hay phấn màu là có thể cùng nhau chơi ô ăn quan. Ô ăn quan là một trò chơi dân gian để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng những ai đã từng là trẻ thơ. Trò chơi này còn là hình ảnh thật đời thường trong thơ văn của những nghệ sĩ tài hoa:

“Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ...

(Xuân Quỳnh)

Một trò chơi dễ chơi, mộc mạc lại mang tính trí tuệ như thế lẽ ra phải được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại. Hơn nữa việc chơi ô ăn quan cũng góp phần bảo vệ một nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Như vậy, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc gìn giữ và phát triển trò chơi ô ăn quan này càng ngày càng quan trọng và cần được lưu tâm. Rất tiếc khi mà cả người lớn và trẻ em chỉ thích những điều kì diệu trong thế giới ảo của game online thì họ lại bỏ quên những giá trị đẹp đời thường trong đó có trò ô ăn quan.

Những trò chơi dân gian là những trò gì?

Oẳn tù xì Trò chơi dân gian Oẳn tù xì ... .

Chi chi chành chành. Chi chi chành chành – Trò chơi dân gian được trẻ yêu thích. ... .

Chùm nụm. Trò chơi chùm nụm. ... .

Bịt mắt bắt dê Trò chơi dân gian Việt Nam – Bịt mắt bắt dê ... .

Đếm sao. Hướng dẫn trẻ luật chơi trò Đếm sao. ... .

Cáo và thỏ Trẻ tham gia trò chơi Cáo và Thỏ ... .

Thả đỉa ba ba. ... .

Nhảy bao bố.

Các trò chơi dân gian có ý nghĩa như thế nào?

Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…

Việc lưu giữ trò chơi dân gian có vai trò gì?

Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc của con người Việt nam.

Các trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu?

Trò chơi dân gian xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng của con người thời xa xưa. Xuất phát từ những hành động mang tính chất thần bí, cầu ước, hay những hành vi mô phòng các hoạt động săn bắn và trồng trọt.